Giáo án KHTN 6 Bài 45 (Chân trời sáng tạo 2024): Hệ mặt trời và ngân hà | Khoa học tự nhiên 6

Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý Thầy/Cô Giáo án KHTN 6 Bài 45: Hệ mặt trời và ngân hà sách Chân trời sáng tạo theo mẫu Giáo án chuẩn của Bộ GD&ĐT. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp Giáo viên dễ dàng biên soạn giáo án KHTN 6. Chúng tôi rất mong sẽ được thầy/cô đón nhận và đóng góp những ý kiến quý báu của mình.

Chỉ từ 300k mua trọn bộ Giáo án Khoa học tự nhiên 6 Chân trời sáng tạo bản word trình bày đẹp mắt, thiết kế hiện đại (chỉ từ 20k cho 1 bài Giáo án lẻ bất kì):

B1: Gửi phí vào tài khoản 0711000255837 - NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank

B2: Nhắn tin tới zalo Vietjack Official

Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu

Ngày soạn:.../..../.....

Ngày dạy: :.../..../.....

BÀI 45: HỆ MẶT TRỜI VÀ NGÂN HÀ

Môn KHTN 6

Thời gian thực hiện: 2 tiết

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức

- Mô tả được sơ lược cấu trúc của Hệ mặt trời (HMT), nêu được các hành tinh cách Mặt Trời các khoảng cách khác nhau và có chu kỳ quay khác nhau. Thiết kế được mô hình mô phỏng hệ Mặt Trời. 

- Nêu được Mặt Trời và sao là các thiên thể phát sáng; Mặt Trăng, các hành tinh và sao chổi phản xạ ánh sáng Mặt Trời. 

- Sử dụng tranh ảnh (hình vẽ hoặc học liệu điện tử) chỉ ra được HMT là một phần nhỏ của Ngân Hà.

2. Năng lực 

2.1 Năng lực chung

- NL tự học và tự chủ: Tìm kiếm thông tin, đọc sách giáo khoa, quan sát tranh ảnh, thực tế để tìm hiểu về hệ MT và ngân hà.

- NL giao tiếp và hợp tác: Thảo luận nhóm, thảo luận để tìm hiểu về khoảng cách, chu kỳ các hành tinh. Trình bày kết quả.

- NL GQVĐ và sáng tạo: thiết kế mô hình hệ MT

- Năng lực sử dụng ngôn ngữ: sử dụng ngôn ngữ khoa học diễn tả về hệ mặt trời và ngân hà.

- Năng lực tính toán: Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học để lập luận có căn cứ và giải được các bài tập đơn giản. 

2.2 Năng lực KHTN

 Tìm hiểu tự nhiên: Hệ Mặt Trời và Thiên hà

3. Phẩm chất

- Chăm học, chịu khó tìm tòi tài liệu và thực hiện các nhiệm vụ cá nhân.

- Có trách nhiệm trong hoạt động nhóm..

- Trung thực, cẩn thận trong tính toán, ghi chép.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 

1. Đối với giáo viên:  

+ Cho mỗi nhóm HS:  01 giấy A2 đã vẽ sẵn các quỹ đạo của các hành tinh trong HMT, 1 bộ hình các hành tinh trong HMT

+ Video về dải HMT, Ngân Hà. 

https://www.youtube.com/watch?v=Cbei3VZjZ48&t=51s

https://www.youtube.com/watch?v=948Of8BUcTk

https://youtu.be/LXgdx7V7KHQ

https://youtu.be/YMN-5XmgLyU

+ Máy tính, máy chiếu, phần mềm quan sát HMT. 

+ Phiếu học tập 

+  Mỗi học sinh: thẻ trắc nghiệm A,B,C,D

2. Đối với học sinh: Nghiên cứu ở nhà về Trái Đất và HMT (qua sách, internet), ghi kết quả tìm hiểu được ra giấy. 

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Giúp học sinh xác định được vấn đề cần học tập là hiểu biết của bản thân bề Trái Đất và bầu trời

b. Nội dung: 

- GV tổ chức cuộc thi “Hiểu biết”, thời gian 3 phút, kỹ thuật động não.

- GV chia nhóm học sinh thực hiện nhiệm.

c. Sản phẩm: Phần trả lời của nhóm học sinh trên phiếu nhóm 

d. Tổ chức thực hiện:

- Nghe 1 bài hát về các hành tinh của hệ mặt trời. 

https://www.youtube.com/watch?v=Cbei3VZjZ48&t=51s

- Chia nhóm 7-8 HS/nhóm, trong nhóm cử 01 bạn làm nhóm trưởng.

- Mỗi nhóm thảo luận, đưa ra những sự hiểu biết của cá nhân về HMT và ngân hà. (yêu cầu viết các câu ngắn lên giấy A2, không quá 10 từ, không trùng lặp, thời gian 3’. Các từ viết ra phải có nghĩa. tất cả các thành viên có thể đồng thời viết..)

- Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ 

- GV cùng với lớp tổng kết phần kết quả các nhóm; Nếu có nhiều kiến thức mới thì để cuối giờ tổng kết lại

- Giới thiệu vào bài mới. Tìm hiểu về hệ MT và ngân hà.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI

Hoạt động 1: Tìm hiểu cấu trúc HMT .

a. Mục tiêu: Mô tả được sơ lược cấu trúc của HMT. 

b. Nội dung: 

- Đọc sách giáo khoa và tư liệu tham khảo

- Cắt dán mô hình

- Làm phiếu học tập.

PHIẾU 1: TÌM HIỂU CẤU TRÚC HỆ MẶT TRỜI

1.1. ĐẶC ĐIỂM HỆ MẶT TRỜI

Hướng dẫn

1. Đọc thông tin mục 1 trang 195 và hoàn thành phiếu 1.1

2. Sử dụng một bộ cắt dán mô hình hệ mặt trời. (trên giấy A2 đã vẽ sẵn các quỹ đạo của các hành tinh trong HMT + bộ hình các hành tinh trong HMT)  hãy dán các hành tinh vào quỹ đạo của chúng. 

Trả lời: 

Hệ mặt trời gồm: 

Các hành tinh trong hệ MT gồm:

Các hành tinh có chuyển động không?

Nếu có, hãy nhận xét hình dạng quỹ đạo chuyển động của chúng?

So sánh chiều chuyển động của chúng?

c. Sản phẩm:

- Đáp án phiếu

+ HMT gồm 

Mặt Trời là trung tâm của hệ; 

Nhóm có 8 hành tinh và các vệ tinh

Nhóm 2 gồm các tiểu hành tinh, sao chổi, các khối bụi thiên thạch 

+ Các thành viên của HMT theo thứ tự từ Mặt Trời ra ngoài lần lượt là: Sao Thủy, sao Kim, Trái Đất, sao Hỏa, sao Mộc, sao Thổ, sao Thiên vương, sao Hải Vương. 

+ Quỹ đạo của các hành tinh là quỹ đạo hình elip. 

+ Các hành tinh chuyển động trên những quỹ đạo gần như nằm trong một mặt phẳng. 

+ Các hành tinh chuyển động gần như cùng chiều xung quanh Mặt Trời. 

d. Tổ chức thực hiện: 

Hoạt động của GV và HS

Sản phẩm dự kiến

- GV giao cho mỗi nhóm bộ cắt dán mô hình hệ mặt trời. (trên giấy A2 đã vẽ sẵn các quỹ đạo của các hành tinh trong HMT + bộ hình các hành tinh trong HMT)

- Yêu cầu: trong vòng 5 phút 

+ HS đọc thông tin mục 1 trang 195 và hoàn thành phiếu 1.1

+ Kết hợp với SGK và phần đã chuẩn bị, dán các hành tinh vào quỹ đạo của chúng. 

- Nhóm HS hoàn thành nhiệm vụ được giao 

- Đại diện các nhóm treo kết quả của nhóm mình lên bảng. 

- Nhóm cử đại diện trình bày kết quả của nhóm mình. 

- GV chiếu mô hình HMT cho HS quan sát. HS xem, đối chiếu và điều chỉnh kết quả của nhóm.

1. Cấu trúc của hệ Mặt Trời

Hệ Mặt Trời là một hệ hành tinh có Mặt Trời ở trung tâm và các thiên thể nằm trong phạm vi lực hấp dẫn của Mặt Trời.

Trong hệ Mặt Trời, ngoài Mặt Trời còn có hai nhóm:

- Nhóm một gồm 8 hành tinh và các vệ tinh của chúng.

- Nhóm hai gồm các tiểu hành tinh, sao chổi và các khối bụi thiên thạch.

 

Hoạt động 2: Tìm hiểu quỹ đạo và đặc điểm các hành tinh trong HMT.

a. Mục tiêu:

- Nêu được các hành tinh cách Mặt Trời các khoảng cách khác nhau và có chu kỳ quay khác nhau. 

- Nêu được 1 đặc điểm đặc trưng với mỗi hành tinh trong hệ MT 

b. Nội dung: 

- Đọc sách giáo khoa và tư liệu tham khảo

- Quan sát clip 

- Thảo luận làm phiếu học tập.

PHIẾU 1: TÌM HIỂU CẤU TRÚC HỆ MẶT TRỜI

1.2: Quỹ đạo và đặc điểm các hành tinh trong HMT.

1.2.1.

* Đọc thông tin mục 1 trang 196 và “tư liệu tham khảo hoạt động 2”, thảo luận nhóm và hoàn thành nội dung bên dưới

- Nhận xét về khoảng cách của các hành tinh so với mặt trời

 

- Hành tinh gần mặt trời nhất

- Hành tinh xa mặt trời nhất

- Hành tinh gần trái đất nhất

nó cách trái đất ………………………………………….………………..(km)

- Nhận xét sự liên hệ giữa chu kì chuyển động quanh Mặt trời của các hành tinh và khoảng cách từ các hành tinh tới Mặt Trời?

 

- Chu kì quay quanh Mặt trời của Hỏa tinh được gọi là một năm hỏa tinh. Một năm hỏa tinh = ………………………. (ngày trên trái đất)

................................................

................................................

................................................

Tài liệu có 13 trang, trên đây trình bày tóm tắt 5 trang của Giáo án KHTN 6 Chân trời sáng tạo Bài 45: Hệ mặt trời và ngân hà.

Xem thêm các bài giáo án Khoa học tự nhiên 6 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:

Giáo án Bài 41: Năng lượng

Giáo án Bài 42: Bảo toàn năng lượng và sử dụng năng lượng

Giáo án Bài 43: Chuyển động nhìn thấy của mặt trời

Giáo án Bài 44: Chuyển động nhìn thấy của mặt trăng

Giáo án Bài 45: Hệ mặt trời và ngân hà

Để mua Giáo án KHTN 6 Chân trời sáng tạo năm 2024 mới nhất, mời Thầy/Cô liên hệ https://tailieugiaovien.com.vn/

Đánh giá

0

0 đánh giá