Với giải bài tập Khoa học tự nhiên lớp 6 Bài 45: Hệ mặt trời và ngân hà chi tiết bám sát nội dung sgk Khoa học tự nhiên 6 Chân trời sáng tạo giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập môn Khoa học tự nhiên 6. Mời các bạn đón xem:
Giải bài tập Khoa học tự nhiên 6 Bài 45: Hệ mặt trời và ngân hàMở đầu
Lời giải:
Các ngôi sao thực chất là một khối khí có bề mặt nhiệt độ rất cao. Ngôi sao có nhiệt độ bề mặt thấp nhất cũng tới 3000K. Vì thế, các ngôi sao tự phát ra ánh sáng.
Hình thành kiến thức
Lời giải:
- Các hành tinh xuất hiện trong hình là: Mặt trời, Thủy tinh, Kim tinh, Trái Đất, Hỏa tinh, Mộc tinh, Thổ tinh, Thiên Vương tinh, Hải Vương tinh.
- Các vệ tinh xuất hiện trong hình là: Mặt Trăng - là vệ tinh của Trái Đất.
Lời giải:
Tính từ Mặt Trời ra thì Trái Đất là hành tinh thứ 3 trong hệ Mặt Trời.
Lời giải:
- Các hành tinh có chuyển động quanh Mặt Trời.
- Chiều chuyển động quanh Mặt Trời của các hành tinh cùng một chiều.
Lời giải:
- Khoảng cách từ Thủy tinh, Kim tinh đến Mặt Trời gần hơn so với khoảng cách từ Trái Đất đến Mặt Trời.
- Khoảng cách từ Hỏa tinh, Mộc tinh, Thổ tinh, Thiên Vương tinh, Hải Vương tinh xa hơn so với khoảng cách từ Trái Đất đến Mặt Trời.
- Hành tinh gần Mặt Trời nhất là Thủy tinh.
- Hành tinh xa Mặt Trời nhất là Hải Vương tinh.
Lời giải:
- Các hành tinh chuyển động quanh Mặt Trời với chu kì là khác nhau.
- Khoảng cách từ các hành tinh khác nhau tới Mặt Trời là khác nhau.
Lời giải:
- Các hành tinh không thể tự phát ra ánh sáng.
- Vì nếu như nó tự phát ra ánh sáng thì toàn bộ bề mặt của nó phải sáng, chứ không phải bị khuyết 1 phần như hình.
+ Chúng ta nhìn được các hành tinh là do nó nhận được ánh sáng từ Mặt Trời và phản xạ lại mắt ta.
Lời giải:
Khi quan sát bầu trời đêm, vào những đêm không trăng, chúng ta thường nhìn thấy những ngôi sao lấp lánh trên bầu trời, và dải sáng bạc vắt ngang bầu trời là dải ngân hà.
Luyện tập
Lời giải:
- Hành tinh gần Trái Đất nhất là Kim tinh.
- Kim tinh cách Trái Đất: 1,00 – 0,72 = 0,28 AU = 41 887 440 Km.
Lời giải:
Vào ban đêm, chúng ta có thể nhìn thấy ánh sáng từ các hành tinh như Kim tinh, Hỏa tinh,... Ánh sáng đó có được là do hấp thụ ánh sáng từ Mặt Trời và phản xạ lại mắt ta.
Vận dụng
Lời giải:
Hỏa tinh
Một năm Hỏa Tinh là 1,88 năm bằng (1,88 . 365, 25) = 686,67 ngày trên Trái Đất.
Lời giải:
Số 4 là Trái Đất, số 6 là Mộc tinh, số 8 là Thiên Vương tinh.
Bài tập
Bài 1 trang 199 SGK KHTN lớp 6: Ngân Hà là
A. Thiên Hà trong đó có chứa hệ Mặt Trời.
B. một tập hợp nhiều Thiên Hà trong vũ trụ.
C. tên gọi khác của hệ Mặt Trời.
D. Dải sáng trong vũ trụ.
Lời giải:
Ngân Hà là Thiên Hà trong đó có chứa hệ Mặt Trời.
=> Chọn đáp án A
Lời giải:
- Hành tinh xa Trái Đất nhất trong Hệ Mặt Trời là Hải Vương tinh.
- Hải Vương tinh cách Trái Đất: 30,06 - 1,00 = 29,06 AU
Lời giải:
- Mặt trăng không phải là một hành tinh nhỏ trong hệ Mật Trời. Vì Mặt Trăng là vệ tinh tự nhiên của Trái Đất.
Lời giải:
- Hành tinh có nhiệt độ trung bình bề mặt cao nhất là Kim tinh, trên 4600C.
- Hành tinh có nhiệt độ trung bình bề mặt thấp nhất là Thiên Vương tinh, - 2240 C.
Lời giải:
Thiên thể |
Tự phát sáng |
Không tự phát sáng |
Thuộc hệ Mặt Trời |
Không thuộc hệ Mặt Trời |
Sao Mộc |
|
✓ |
✓ |
|
Sao Bắc Cực |
✓ |
|
|
✓ |
Sao Hỏa |
|
✓ |
✓ |
|
Sao chổi |
|
✓ |
✓ |
|
Bài giảng Khoa học tự nhiên 6 Bài 45: Hệ mặt trời và ngân hà - Chân trời sáng tạo
Lý thuyết Bài 45: Hệ Mặt Trời và Ngân Hà
1. Cấu trúc của hệ Mặt Trời
- Hệ Mặt Trời (hay Thái Dương hệ) là một hệ hành tinh có Mặt Trời ở trung tâm và các thiên thể nằm trong phạm vi lực hấp dẫn của Mặt Trời.
- Trong hệ Mặt Trời, ngoài Mặt Trời còn có hai nhóm:
+ Nhóm gồm 8 hành tinh và các vệ tinh của chúng.
+ Nhóm hai gồm các tiểu hành tinh, sao chổi và các khối bụi thiên thạch.
- Khoảng cách từ các hành tinh khác nhau tới Mặt Trời là khác nhau.
Ví dụ:
Khoảng cách từ Thủy tinh đến Mặt Trời là 0,39 AU.
Khoảng cách từ Kim tinh đến Mặt Trời là 0,72 AU.
Khoảng cách từ Trái Đất đến Mặt Trời là 1,00 AU.
- Các hành tinh chuyển động quanh Mặt Trời với chu kì khác nhau.
Ví dụ:
Chu kì chuyển động quay quanh Mặt Trời của Thủy tinh là 87,96 ngày.
Chu kì chuyển động quay quanh Mặt Trời của Kim tinh là 224,68 ngày.
Chu kì chuyển động quay quanh Mặt Trời của Thủy tinh là 365,25 ngày.
2. Ánh sáng của các thiên thể
- Mặt Trời và các ngôi sao là thiên thể có thể tự phát ra ánh sáng.
- Các hành tinh và sao chổi chỉ phản xạ ánh sáng mặt trời.
|
|
3. Hệ Mặt Trời trong Ngân Hà
Hệ Mặt Trời chỉ là phần nhỏ của Ngân Hà, nằm ở rìa Ngân Hà và cách tâm một khoảng cỡ bán kính của nó.