SBT Khoa học tự nhiên 6 Bài 44 (Kết nối tri thức): Lực ma sát

6.8 K

Với giải sách bài tập Khoa học tự nhiên 6 Bài 44: Lực ma sát sách Kết nối tri thức hay, chi tiết giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong SBT Khoa học tự nhiên 6. Mời các bạn đón xem:

Giải SBT Khoa học tự nhiên lớp 6 Bài 44: Lực ma sát

Bài 44.1 trang 71 sách bài tập KHTN 6: Lực nào trong Hình 44.1 không phải là lực ma sát?

Bài 44. Lực ma sát

Lời giải:

Bài 44. Lực ma sát

Hình 44.1 a: Lực làm cho tấm ván bị uốn cong là trọng lượng của vật tác dụng lên tấm ván.

Bài 44. Lực ma sát

Hình 44.1 b: Lực giữ cho vật không trượt xuống dốc là lực ma sát nghỉ xuất hiện ở bề mặt tiếp xúc của vật và mặt dốc.

Bài 44. Lực ma sát

Hình 44.1 c: Lực giữ cho vật đứng yên trên mặt sàn khi bị đẩy là lực ma sát nghỉ xuất hiện ở bề mặt tiếp xúc của vật và mặt sàn.

Bài 44. Lực ma sát

Hình 44.1 d: Lực giữ cho bao xi măng nằm yên trên băng truyền là lực ma sát nghỉ xuất hiện ở bề mặt tiếp xúc của vật và mặt băng truyền.

Chọn đáp án A

Bài 44.2 trang 71 sách bài tập KHTN 6: Trường hợp nào sau đây, ma sát là có hại?

A. Đi trên sàn đá hoa mới lau dễ bị ngã.

B. Xe ô tô bị lầy trong cát.

C. Giày đi mãi, đế bị mòn.

D. Bôi nhựa thông vào dây cung ở cần kéo nhị.

Lời giải:

- Trường hợp A: Đi trên sàn đá hoa mới lau dễ bị ngã => vì ở bề mặt tiếp xúc của chân và sàn đá hoa không có hoặc có rất ít lực ma sát nên cần tăng lực ma sát để đi không bị ngã. Lực ma sát trong hợp này là có lợi.

- Trường hợp B: Xe ô tô bị lầy trong cát => vì ở bề mặt tiếp xúc của lốp xe ô tô và cát không có hoặc có rất ít lực ma sát nên cần tăng lực ma sát trong hợp này để ô tô thoát khỏi bãi lầy. Lực ma sát trong hợp này là có lợi.

- Trường hợp C: Giày đi mãi, đế bị mòn => do lực ma sát giữa đế giày và đường, nên đế giày đã bị mài mòn nên cần giảm lực ma sát. Lực ma sát trong trường hợp này là có hại.

- Trường hợp D: Bôi nhựa thông vào dây cung ở cần kéo nhị => để tăng lực ma sát giữa dây cung và cần kéo để đàn nhị kêu to hơn. Lực ma sát trong hợp này là có lợi.

Chọn đáp án C

Bài 44.3 trang 71 sách bài tập KHTN 6: Các lực sau đây là lực gì?

a) Lực rất cần cho chuyển động của người đi trên mặt đất.

b) Lực làm cho vận động viên nhảy cầu rơi từ trên cao xuống nước.

c) Lực làm cho quả bóng chuyển động chậm dần khi bị ném lên cao.

d) Lực cản trở chuyển động của vật, làm vật nóng lên, mài mòn vật.

Lời giải:

a) Lực rất cần cho chuyển động của người đi trên mặt đất => lực ma sát.

b) Lực làm cho vận động viên nhảy cầu rơi từ trên cao xuống nước => lực hút của Trái Đất.

c) Lực làm cho quả bóng chuyển động chậm dần khi bị ném lên cao => lực hút của Trái Đất.

d) Lực cản trở chuyển động của vật, làm vật nóng lên, mài mòn vật => lực ma sát.

Bài 44.4 trang 71 sách bài tập KHTN 6: Trên Hình 44.2, lực kéo vật là 40 N và vật đang chuyển động thẳng đều (khi đó lực ma sát có cùng phương, nhưng ngược chiều và bằng độ lớn với lực kéo).

Bài 44. Lực ma sát

a) Vẽ mũi tên biểu diễn lực kéo với tỉ xích 1 cm ứng với 20 N.

b) Vẽ mũi tên biểu diễn lực ma sát tác dụng lên vật.

Lời giải:

Hình vẽ biểu diễn lực kéo và lực ma sát tác dụng lên vật chuyển động thẳng đều.

Bài 44. Lực ma sát

Bài 44.5 trang 72 sách bài tập KHTN 6: Hãy so sánh các khía ở đế giày dùng cho người đi bộ và dùng cho vận động viên quần vợt ở Hình 44.3. Giải thích tại sao?

Hãy so sánh các khía ở đế giày dùng cho người đi bộ và dùng cho vận động

Lời giải:

Khía ở đế giày người đi bộ

Khía ở đế giày vận động viên quần vợt

- Có những đoạn thẳng nằm ngang vì người đi bộ thường đi lên phía trước, ít cần thay đổi hướng đột ngột.

- Có những đoạn thẳng theo nhiều phương khác nhau: vì vận động viên quần vợt phải thường xuyên đổi hướng chạy để đón bóng.

- Có các khía hình tròn: để khi phải quay người đánh bóng thì không bị trượt chân.

Đánh giá

0

0 đánh giá