Giáo án KHTN 7 Bài 1 (Chân trời sáng tạo): Phương pháp và kĩ năng học tập môn Khoa học tự nhiên (năm 2024)| Khoa học tự nhiên 7

Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý Thầy/Cô Giáo án KHTN 7 Bài 1: Phương pháp và kĩ năng học tập môn Khoa học tự nhiên sách Chân trời sáng tạo theo mẫu Giáo án chuẩn của Bộ GD&ĐT. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp Giáo viên dễ dàng biên soạn giáo án Khoa học tự nhiên 7. Chúng tôi rất mong sẽ được thầy/cô đón nhận và đóng góp những ý kiến quý báu của mình.

Chỉ 400k mua trọn bộ Giáo án KHTN 7 Chân trời sáng tạo bản word có lời giải chi tiết (chỉ 250k cho 1 môn Giáo án bất kì):

B1: Gửi phí vào tài khoản 0711000255837 - NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank

B2: Nhắn tin tới zalo Vietjack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án.

Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu

Trường: ………………………………..

 

Họ và tên giáo viên:

Tổ: ……………………………………

 

……………………….

 

BÀI 1:

PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ NĂNG HỌC TẬP MÔN KHOA HỌC TỰ NHIÊN

Thời gian thực hiện: 5 tiết

 

I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức

Trình bày và vận dụng được một số phương pháp và kĩ năng trong học tập môn Khoa học tự nhiên:

- Phương pháp tìm hiểu tự nhiên.

- Thực hiện các kĩ năng: quan sát, phân loại, liên kết, đo, dự báo.

- Làm được báo cáo, thuyết trình.

- Sử dụng được một số dụng cụ đo (trong môn KHTN7).

2. Năng lực

2.1. Năng lực chung

- Năng lực tự chủ và tự học: Chủ động, tích cực tìm hiểu các phương pháp và kĩ năng học tập môn Khoa học tự nhiên.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Làm việc nhóm hiệu quả và đảm bảo các thành viên trong nhóm đều tích cực tham gia thảo luận các câu hỏi, nhiệm vụ học tập.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Thảo luận với các thành viên trong nhóm nhằm giải quyết các vấn đề trong bài học để hoàn thành nhiệm vụ học tập.

2.2. Năng lực khoa học tự nhiên

- Năng lực nhận biết Khoa học tự nhiên: Trình bày được một số phương pháp và kĩ năng trong học tập môn Khoa học tự nhiên.

- Năng lực tìm hiểu tự nhiên: Sử dụng phương pháp tìm hiểu tự nhiên và các kĩ năng tiến trình (quan sát, phân loại, liên kết, đo, dự báo) để tìm hiểu các hiện tượng tự nhiên trong học tập môn Khoa học tự nhiên …

- Vận dụng kiến thức, kỹ năng đã học: Làm được báo cáo, thuyết trình; Sử dụng được một số dụng cụ đo (dao động kí, đồng hồ đo thời gian hiện số dùng cổng quang điện).

3. Phẩm chất

- Tham gia tích cực hoạt động nhóm phù hợp với khả năng của bản thân.

- Cẩn thận, trung thực và thực hiện các yêu cầu trong bài học.

- Có niềm say mê, hứng thú với việc khám phá và học tập khoa học tự nhiên.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Giáo viên

- Chuẩn bị các video, hình ảnh liên quan đến bài học.

- Thiết kể các phiếu học tập.

- Mô hình máy dao động kí, đồng hồ đo thời gian hiện số, cổng quang điện.

2. Học sinh

- Đọc nghiên cứu và tìm hiểu trước bài ở nhà.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1. Hoạt động 1: Mở đầu

a) Mục tiêu

- Tạo hứng thú học tập, kích thích trí tò mò, ham tìm hiểu của học sinh.

- Giúp học sinh xác định được mục tiêu học tập.

b) Nội dung

- HS xác định được mục tiêu bài học thông qua câu hỏi mở đầu:

Các sự vật và hiện tượng trong thế giới tự nhiên tất đa dạng và phong phú. Chẳng hạn, chúng ta có thể thấy lá cây xấu hổ khép lại khi có vật chạm vào, dòng sông đục ngầu phù sa khi mùa lũ đi qua, các đàn chim di cư bay theo đội hình chữ V, ... Từ đó, xuất hiện câu hỏi vì sao, nguyên nhân nào gây ra hiện tượng này. Học tập môn Khoa học tự nhiên giúp chúng ta nhận thức, tìm hiểu thế giới tự nhiên và vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học vào trong cuộc sống. Để tìm hiểu thế giới tự nhiên ta cần vận dụng phương pháp nào, cần thực hiện các kĩ năng gì và cần sử dụng những dụng cụ đo nào?

c) Sản phẩm

- HS xác định được mục tiêu bài học: Tìm hiểu về một số phương pháp và kĩ năng trong học tập môn Khoa học tự nhiên.

d) Tổ chức thực hiện

*Chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chiếu nội dung câu hỏi mở đầu (hoặc có thể gọi 1 HS đọc to trước lớp).

- HS quan sát, lắng nghe.

*Thực hiện nhiệm vụ học tập

- Giáo viên giải thích và dẫn dắt HS vào nội dung bài mới.

*Báo cáo kết quả và thảo luận

- Học sinh ghi tựa bài vào vở.

*Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

- Giáo viên nêu mục tiêu bài học.

- Học sinh xác định được mục tiêu bài học.

2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới

2.1: Tìm hiểu về phương pháp tìm hiểu tự nhiên

a) Mục tiêu

- Nắm được các bước trong tiến trình tìm hiểu tự nhiên (hay phương pháp tìm hiểu tự nhiên).

- Vận dụng phương pháp tìm hiểu tự nhiên trong thực tế.

b) Nội dung

- GV hướng dẫn học sinh phân tích sơ đồ các bước phương pháp tìm hiểu tự nhiên, phân tích ví dụ trong SGK.

- HS làm việc theo nhóm, hoàn thành phiếu học tập số 1.

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1

Câu 1: Em hãy mô tả một hiện tượng trong tự nhiên đã quan sát được. Từ đó đặt câu hỏi cần tìm hiểu về hiện tượng đó.

Câu 2: Để trả lời cho câu hỏi trên, giả thuyết của em là gì?

Câu 3: Kế hoạch kiểm tra giả thuyết của em cần thực hiện những công việc nào?

Câu 4: Thực hiện kế hoạch của em và rút ra kết quả.

Câu 5: Rút ra kết luận cho nghiên cứu của em.

c) Sản phẩm

- HS nắm được kiến thức, các bước để tiến trình tìm hiểu tự nhiên.

- Câu trả lời của HS ở phiếu học tập số 1:

TRẢ LỜI PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1

Câu 1: Từ việc quan sát sự phát triển của cây bên ngoài không gian (nơi có đầy đủ ánh sáng) và sự phát triển của cây trong nhà (nơi thiếu ánh sáng), có thể đặt câu hỏi: Liệu ánh sáng mặt trời có ảnh hưởng như thế nào đến sự phát triển của cây non?

Câu 2: Đưa ra dự đoán: Cây non ở nơi có đủ ánh sáng mặt trời phát triển tốt hơn ở nơi thiếu ánh sáng mặt trời.

Câu 3: Kiểm tra giả thuyết

- Mẫu vật: 10 hạt đỗ giống nhau.

- Dụng cụ thí nghiệm: 10 chậu chứa cùng một lượng đất như nhau.

- Cách thức bố trí và tiến hành thí nghiệm:

+ Ngâm nước 10 hạt đỗ khoảng 10 giờ.

+ Đặt vào mỗi chậu chứa đất ẩm 1 hạt đỗ.

+ Đặt 5 chậu ở nơi không có ánh nắng mặt trời (có thể dùng hộp đen để úp lên mỗi chậu), 5 chậu ở nơi có ánh nắng mặt trời.

+ Hàng ngày, tưới nước giữ ẩm đất và theo dõi sự nảy mầm, sinh trưởng của cây con trong mỗi chậu.

Câu 4: Kết quả:

+ Cả 10 hạt đỗ đều nảy mầm.

+ Các cây đặt ở nơi không có ánh nắng mặt trời có hình dạng bất thường: thân dài, không cứng cáp, không mọc thẳng; lá mỏng, có màu vàng nhạt.

+ Các cây đặt ở nơi có ánh sáng mặt trời có hình dạng bình thường: thân cứng cáp, mọc thẳng; lá dày hơn, có màu xanh lá đặc trưng.

Câu 5: Kết luận: Cây non ở nơi có đủ ánh sáng mặt trời phát triển tốt hơn ở nơi thiếu ánh sáng mặt trời.

................................................

................................................

................................................

Tài liệu có 13 trang, trên đây trình bày tóm tắt 4 trang của Giáo án KHTN 7 Chân trời sáng tạo Bài 1: Phương pháp và kĩ năng học tập môn Khoa học tự nhiên

Để mua Giáo án KHTN 7 Chân trời sáng tạo năm 2024 mới nhất, mời Thầy/Cô liên hệ

Mua tài liệu có đáp án, Ấn vào đây

Đánh giá

0

0 đánh giá