Giải Toán 6 trang 98 Tập 2 Chân trời sáng tạo

557

Với Giải toán lớp 6 trang 98 Tập 2 Chân trời sáng tạo tiết giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập Toán 6. Mời các bạn đón xem:

Giải Toán 6 trang 98 Tập 2 Chân trời sáng tạo

Câu 4 trang 98 Toán lớp 6 Tập 2Bổ sung vào chỗ chấm để hoàn thiện các câu sau cho đúng.

a) Khi ba điểm cùng thuộc một ...., ta nói rằng chúng thẳng hàng.

b) Trong ba điểm thẳng hàng, có một và chỉ một điểm ...... hai điểm còn lại.

c) Có một và chỉ một .….. đi qua hai điểm A và B cho trước.

d) Nếu hai đường thẳng chỉ có ...... ta nói rằng hai đường thẳng đó cắt nhau.

e) Nếu hai đường thẳng không có …… ta nói rằng hai đường thẳng đó song song.

g) ...... là hình gồm hai điểm A, B và tất cả các điểm nằm giữa A và B.

h) ...... của đoạn thẳng AB là điểm nằm giữa hai đầu mút của đoạn thẳng và cách đều hai điểm đó.

i) ...... là hình gồm hai tia chung gốc.

k) Góc lớn hơn góc vuông nhưng nhỏ hơn góc bẹt là ...... 

Lời giải:

a) Khi ba điểm cùng thuộc một đường thẳng, ta nói rằng chúng thẳng hàng.

b) Trong ba điểm thẳng hàng, có một và chỉ một điểm nằm giữa hai điểm còn lại.

c) Có một và chỉ một đường thẳng đi qua hai điểm A và B cho trước.

d) Nếu hai đường thẳng chỉ có một điểm chung ta nói rằng hai đường thẳng đó cắt nhau.

e) Nếu hai đường thẳng không có điểm chung ta nói rằng hai đường thẳng đó song song.

g) Đoạn thẳng là hình gồm hai điểm A, B và tất cả các điểm nằm giữa A và B.

h) Trung điểm của đoạn thẳng AB là điểm nằm giữa hai đầu mút của đoạn thẳng và cách đều hai điểm đó.

i) Góc là hình gồm hai tia chung gốc.

k) Góc lớn hơn góc vuông nhưng nhỏ hơn góc bẹt là góc tù

Bài 1 trang 98 Toán lớp 6 Tập 2Vẽ hình trong các trường hợp sau:

a) Ba điểm A, B, C thẳng hàng; ba điểm M, N, P không thẳng hàng

b) Đoạn thẳng AB, trung điểm M của đoạn thẳng AB.

c) Đường thẳng AB, điểm K nằm trên đường thẳng AB.

d) Góc xAy và điểm M nằm trong góc đó.

Lời giải:

a) Ba điểm A, B, C thẳng hàng hay ba điểm này cùng nằm trên một đường thẳng.

Ta có hình vẽ:

Vẽ hình trong các trường hợp sau: a) Ba điểm A, B, C thẳng

Ba điểm M, N, P không thẳng hàng hay ba điểm này không cùng nằm trên một đường thẳng.

Ta có hình vẽ:

Vẽ hình trong các trường hợp sau: a) Ba điểm A, B, C thẳng

Trên hình vẽ là đường thẳng đi qua hai điểm M, N và điểm P không nằm trên đường thẳng đó.

b) Trung điểm M của đoạn thẳng AB là điểm nằm giữa hai đầu mút A, B và chia đoạn thẳng AB làm hai phần bằng nhau.

Khi đó điểm M nằm trên đoạn thẳng AB và AM = BM.

Ta có hình vẽ:

Vẽ hình trong các trường hợp sau: a) Ba điểm A, B, C thẳng

c) Đường thẳng AB, điểm K nằm trên đường thẳng AB.

* Cách vẽ:

- Lấy hai điểm A và B bất kỳ.

- Vẽ đường thẳng đi qua hai điểm A và B.

- Lấy điểm K nằm trên đường thẳng AB.

* Ta có hình vẽ:

Vẽ hình trong các trường hợp sau: a) Ba điểm A, B, C thẳng

d) Góc xAy và điểm M nằm trong góc đó.

Ta vẽ hai tia Ax và Ay chung gốc A ta được góc xAy. Sau đó, vẽ điểm M nằm trong góc đó.

Ta có hình vẽ:

Vẽ hình trong các trường hợp sau: a) Ba điểm A, B, C thẳng

Bài 2 trang 98 Toán lớp 6 Tập 2Cho C là trung điểm của đoạn thẳng AB, O là trung điểm của đoạn thẳng AC.

a) Hãy tìm độ dài của AC, CB và AO nếu AB = 2 cm.

b) Hãy tìm độ dài của AB, AC và AO nếu CB = 3,4 cm.

Lời giải:

C là trung điểm của đoạn thẳng AB, O là trung điểm của đoạn thẳng AC.

Ta có hình vẽ:

Cho C là trung điểm của đoạn thẳng AB, O là trung điểm của đoạn

a) Vì C là trung điểm của đoạn thẳng AB 

Nên AC = CB = AB : 2 = 2 : 2 = 1 (cm). 

Mặt khác, vì O là trung điểm của đoạn thẳng AC

Nên AO = OC = AC : 2 = 1 : 2 = 0,5 (cm).

Vậy nếu AB = 2 cm thì AC = 1 cm, CB = 1 cm, AO = 0,5 cm.

b) Vì C là trung điểm của đoạn thẳng AB 

Nên AC = CB = AB : 2 

Khi đó, AC = CB = 3,4 (cm) 

Và AB = 2 . CB = 2 . 3,4 = 6,8 (cm).

Mặt khác, vì O là trung điểm của đoạn thẳng AC

Nên AO = OC = AC : 2 = 3,4 : 2 = 1,7 (cm).

Vậy nếu CB = 3,4 cm thì AB = 6,8 cm, AC = 3,4 cm, AO = 1,7 cm.

Bài 3 trang 98 Toán lớp 6 Tập 2Trong hình vẽ dưới đây, hãy kể tên tất cả các góc. Dùng thước đo và sắp xếp số đo của chúng theo thứ tự giảm dần.

Trong hình vẽ dưới đây, hãy kể tên tất cả các góc. Dùng thước đo

Lời giải:

Tất cả các góc trong hình trên và số đo của các góc đó như sau:

* Đỉnh A:

- Tia AB, AC, AD.

- Góc tạo thành: BAD, CAD, BAC .

- Số đo các góc tạo thành: BAD = 720, CAD = 220, BAC = 940.

* Đỉnh B:

- Tia BA, BC (tia BC trùng với tia BD)

- Góc tạo thành: ABC.

- Số đo các góc tạo thành: ABC = 550.

* Đỉnh C:

- Tia CA, CB (tia CB trùng với tia CD)

- Góc tạo thành: ACB.

- Số đo các góc tạo thành: ACB = 550.

* Đỉnh D:

- Tia DA, DB, DC.

- Góc tạo thành: ADB, ADC, BDC.

- Số đo các góc tạo thành:  ADB = 53o, ADC = 127o, BDC = 180o.

Do đó BAD = 720, CAD = 220, BAC = 940,ACB = 550,ADB = 53o, ADC = 127o, BDC = 180o. 

Vì 180o > 127o >  94o > 72o > 55o > 53o > 31o > 22o.

Nên BDC > ADC > BAC  > BAD > ABC > ADB > ACB > CAD.

Vậy các góc tạo thành trong hình trên là: BDC, ADC, BAC, BAD, ABC, ADB, ACB, CAD.

Các góc được sắp xếp theo thứ tự giảm dần là: BDC, ADC, BAC, BAD, ABC, ADB, ACB, CAD với số đo tương ứng của các góc là 180o; 127o;  94o; 72o; 55o; 53o; 31o ; 22o.

Bài 4 trang 98 Toán lớp 6 Tập 2Đo chiều cao của em và một số bạn trong lớp. Em hãy kể tên một số bạn trong lớp cao bằng em, thấp hơn em, cao hơn em.

Lời giải:

Tùy vào chiều cao của em và chiều cao của các bạn trong lớp em để kể ra và so sánh.

Chẳng hạn: Chiều cao của em là 1m48.

Chiều cao của một số bạn trong lớp em lần lượt là:

An cao 1m44,  Minh cao 1m52, Ngọc cao 1m42, Dương cao 1m49, Nhi cao 1m48. 

Ta so sánh chiều cao của em so với các bạn trong lớp:

- Vì 1m44 < 1m48 nên An thấp hơn em.

- Vì 1m52 > 1m48 nên Minh cao hơn em.

- Vì 1m42 < 1m48 nên Ngọc thấp hơn em.

- Vì 1m49 > 1m48 nên Dương cao hơn em.

- Nhi cao bằng em (đều bằng 1m48).

Vậy các bạn trong lớp cao bằng em là Nhi, thấp hơn em là An và Ngọc, cao hơn em là Minh và Dương.

Bài 5 trang 98 Toán lớp 6 Tập 2Tìm một số hình ảnh và ứng dụng của đường thẳng, góc trong thực tiễn.

Lời giải:

Hình ảnh của đường thẳng: Đường dây điện cao áp, sợi chỉ căng thẳng, dây phơi quần áo, mép bàn,..

Hình minh họa:

Tìm một số hình ảnh và ứng dụng của đường thẳng, góc trong thực tiễn

Hình ảnh của góc: Góc bàn hình chữ nhật, chiều dài và chiều rộng của mảnh vườn hình chữ nhật,..

Hình minh họa:

Tìm một số hình ảnh và ứng dụng của đường thẳng, góc trong thực tiễn

 

Xem thêm các bài giải Toán lớp 6 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:

Giải Toán 6 trang 96 Tập 2

Giải Toán 6 trang 97 Tập 2

Giải Toán 6 trang 98 Tập 2

Đánh giá

0

0 đánh giá