Sách bài tập Toán 6 Bài 4 (Cánh diều): Tia

2.3 K

Với giải sách bài tập Toán 6 Bài 4: Tia sách Cánh diều hay, chi tiết giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong SBT Toán 6. Mời các bạn đón xem:

Giải SBT Toán lớp 6 Bài 4: Tia

Bài 33 trang 96 sách bài tập Toán lớp 6 Tập 2: Trong các phát biểu sau, phát biểu nào sai?

a) Hai tia chung gốc Kp, Kq tạo thành đường thẳng pq gọi là hai tia đối nhau.

b) Hai tia trùng nhau thì phải có chung điểm gốc.

c) Hai tia có chung điểm gốc thì đối nhau.

Lời giải:

+ Xét phát biểu a)

Đây là phát biểu đúng, hai tia chung gốc Kp, Kq tạo thành đường thẳng pq gọi là hai tia đối nhau (hình vẽ).

Trong các phát biểu sau, phát biểu nào sai (ảnh 2)

+ Xét phát biểu b)

Đây là phát biểu đúng, hai tia OA và OB trùng nhau thì phải có chung điểm gốc O (hình vẽ).

Trong các phát biểu sau, phát biểu nào sai (ảnh 3)

+ Xét phát biểu c)

Đây là phát biểu sai, chẳng hạn: hai tia Ox và Oy có chung gốc O nhưng không đối nhau (do không tạo thành một đường thẳng).

Trong các phát biểu sau, phát biểu nào sai (ảnh 4)

Vậy phát biểu c) là sai.

Bài 34 trang 96 sách bài tập Toán lớp 6 Tập 2: a) Vẽ hình theo cách diễn đạt sau: đường thẳng xy với điểm A nằm trên xy, điểm M thuộc tia Ax, điểm N thuộc tia Ay.

b) Viết tên một cặp tia đối gốc M.

c) Viết tên một cặp tia trùng nhau gốc A.

Lời giải:

a) Đường thẳng xy với điểm A nằm trên xy, điểm M thuộc tia Ax, điểm N thuộc tia Ay được vẽ như hình dưới đây:

Vẽ hình theo cách diễn đạt sau: đường thẳng xy với điểm A nằm trên xy (ảnh 1)

b) Một cặp tia đối gốc M là tia Mx và tia MA.

c) Một cặp tia trùng nhau gốc A là Ay, AN.

Bài 35 trang 96 sách bài tập Toán lớp 6 Tập 2: Cho điểm M nằm trên tia AB.

a) Hai điểm B, M nằm cùng phía hay khác phía đối với điểm A?

b) Có thể khẳng định: “ Điểm M luôn nằm giữa hai điểm A, B” không? Vì sao?

Lời giải:

a) Trường hợp 1: Điểm M nằm trên tia AB và nằm giữa hai điểm A và B.

Cho điểm M nằm trên tia AB. Hai điểm B, M nằm cùng phía (ảnh 2)

Trường hợp 2: Điểm M nằm trên tia AB và điểm B nằm giữa hai điểm A và M.

Cho điểm M nằm trên tia AB. Hai điểm B, M nằm cùng phía (ảnh 3)

Trong cả hai trường hợp, hai điểm B và M đều nằm cùng phía đối với điểm A.

b) Không thể khẳng định: “ Điểm M luôn nằm giữa hai điểm A, B” vì điểm B có thể nằm giữa A và M như trường hợp 2 được nói ở câu a:

Cho điểm M nằm trên tia AB. Hai điểm B, M nằm cùng phía (ảnh 4)

Bài 36 trang 97 sách bài tập Toán lớp 6 Tập 2

a) Hãy kể tên hai tia chung gốc Q trong Hình 31.

b) Hai tia Pd và PN có trùng nhau không?

c) Hai tia MP và Mb có là hai tia đối nhau không?

d) Điểm P nằm giữa hai điểm N, Q hay nằm giữa hai điểm M,Q?

Hãy kể tên hai tia chung gốc Q trong Hình 31 (ảnh 1)

Lời giải:

Quan sát hình Hình 31 ta thấy:

a) Hai tia chung gốc Q là QM và QN.

b) Hai tia Pd và PN có trùng nhau vì điểm N thuộc tia Pd.

c) Hai tia MP và Mb là hai tia đối nhau vì hai tia này chung gốc và tạo thành một đường thẳng.

d) Điểm P nằm giữa hai điểm N và Q.

Bài 37 trang 97 sách bài tập Toán lớp 6 Tập 2: Cho hai tia Ox và Oy đối nhau. Lấy điểm A thuộc tia Ox, OA = 6 cm. Lấy điểm B và C thuộc tia Oy sao cho OB = 6 cm và OC = 11 cm. Chứng tỏ rằng:

a) O là trung điểm của đoạn thẳng AB.

b) Độ dài đoạn thẳng AC bằng 17 cm.

Lời giải:

Cho hai tia Ox và Oy đối nhau. Lấy điểm A thuộc tia Ox, OA = 6 cm (ảnh 1)

a) Ta có A thuộc tia Ox, B thuộc tia Oy, hai tia Ox và Oy đối nhau nên O nằm giữa hai điểm A và B.

Mà OA = OB (= 6 cm).

Suy ra O là trung điểm của đoạn thẳng AB.

Vậy O là trung điểm của đoạn thẳng AB.

b) Vì A ∈ Ox, C ∈ Oy mà hai tia Ox và Oy là hai tia đối nhau nên điểm O nằm giữa hai điểm A và C.

Do đó AC = AO + OC = 6 + 11 = 17 (cm).

Vậy AC = 17 cm.

Bài 38 trang 97 sách bài tập Toán lớp 6 Tập 2: Vẽ hình theo các cách diễn đạt sau:

a) Vẽ ba điểm A, B, C không thẳng hàng và hai tia AB, AC.

b) Vẽ tia Ay cắt đường thẳng BC tại N không nằm giữa B và C.

c) Vẽ tia Ax cắt đường thẳng BC tại M nằm giữa B và C.

Lời giải:

a)

Vẽ hình theo các cách diễn đạt sau: Vẽ ba điểm A, B, C không thẳng hàng (ảnh 2)

b)

Vẽ hình theo các cách diễn đạt sau: Vẽ ba điểm A, B, C không thẳng hàng (ảnh 3)

c)

Vẽ hình theo các cách diễn đạt sau: Vẽ ba điểm A, B, C không thẳng hàng (ảnh 4)

Bài 39 trang 97 sách bài tập Toán lớp 6 Tập 2: Cho ba điểm A, B, C. Khi nào:

a) Hai tia BA, BC đối nhau?

b) Hai tia CA, CB trùng nhau?

c) Hai tia AB, AC không trùng nhau và cũng không đối nhau?

Lời giải:

a) Hai tia BA, BC đối nhau khi điểm B nằm giữa hai điểm A và C.

Cho ba điểm A, B, C. Khi nào: Hai tia BA, BC đối nhau? (ảnh 1)

b) Hai tia CA, CB trùng nhau khi A, B, C thẳng hàng và điểm C không nằm giữa hai điểm A, C. Tức là hai điểm A và B nằm cùng phía đối với điểm C.

Cho ba điểm A, B, C. Khi nào: Hai tia BA, BC đối nhau? (ảnh 2)

Hoặc

Cho ba điểm A, B, C. Khi nào: Hai tia BA, BC đối nhau? (ảnh 3)

c) Hai tia AB, AC không trùng nhau và cũng không đối nhau khi ba điểm A, B, C không thẳng hàng.

Cho ba điểm A, B, C. Khi nào: Hai tia BA, BC đối nhau? (ảnh 4)

Bài 40 trang 97 sách bài tập Toán lớp 6 Tập 2: Cho các điểm A1, A2, …, A2000 phân biệt cùng thuộc một đường thẳng. Có bao nhiêu cặp tia đối nhau? (Các tia trùng nhau tính là một tia).

Lời giải:

Mỗi điểm A1, A2, …, A2000 là gốc chung của hai tia đối nhau (tức là 1 cặp tia đối nhau).

Từ A1 đến A2000 có 2000 điểm nên có 2000 cặp tia đối nhau.

Vậy có tất cả 2000 cặp tia đối nhau.

Bài 41 trang 97 sách bài tập Toán lớp 6 Tập 2: Tìm trong thực tế các hình ảnh gợi về:

a) Tia;

b) Các tia chung gốc;

c) Hai tia đối nhau;

d) Hai tia trùng nhau.

Lời giải:

a) Hình ảnh trong thực tế gợi về tia: tia laser, tia nắng, …

b) Hình ảnh trong thực tế gợi về tia chung gốc: các tia sáng phát ra từ đèn pin, ...

c) Hình ảnh trong thực tế gợi về hai tia đối nhau: hình ảnh kim giờ và kim phút khi đồng hồ chỉ 6 giờ, ….

d) Hình ảnh trong thực tế gợi về hai tia trùng nhau: Hình ảnh một đoạn dây được thắt nút tại một đầu, trên đoạn dây đó có hai nút thắt khác nữa, …

Lý thuyết Tia

1. Tia

- Hình gồm điểm O và một phần đường thẳng bị chia ra bởi điểm O được gọi là một tia gốc O.

Chú ý:

Tia | Lý thuyết Toán lớp 6 chi tiết Cánh diều

Tia gốc O ở hình trên được đọc và viết là tia OA; không được đọc và viết là tia AO.

Ví dụ 1:

Tia | Lý thuyết Toán lớp 6 chi tiết Cánh diều

Trên hình vẽ có hai tia là tia Ox và tia Oy.

2. Hai tia đối nhau

Hai tia chung gốc và tạo thành một đường thẳng gọi là hai tia đối nhau.

Ví dụ 2. Cho điểm A thuộc đường thẳng xy, điểm B thuộc tia Ax, điểm C thuộc tia Ay. Tìm các tia đối của tia Ax, tia đối của tia Cy.

Hướng dẫn giải

Tia | Lý thuyết Toán lớp 6 chi tiết Cánh diều

Trong hình vẽ trên:

+ Các tia đối của tia Ax là: tia Ay, tia AC.

+ Các tia đối của tia Cy là: tia Cx, tia CB, tia CA.

3. Hai tia trùng nhau

Lấy điểm A khác O thuộc tia Ox. Tia Ox và tia OA là hai tia trùng nhau.

Tia | Lý thuyết Toán lớp 6 chi tiết Cánh diều

Chú ý: Hai tia trùng nhau thì phải có chung điểm gốc.

Ví dụ 3. Cho điểm A thuộc đường thẳng xy, điểm B thuộc tia Ax, điểm C thuộc tia Ay. Tìm các tia trùng với tia Ax, các tia trùng với tia By.

Hướng dẫn giải

Tia | Lý thuyết Toán lớp 6 chi tiết Cánh diều

Trong hình vẽ trên:

+ Tia trùng với tia Ax là: tia AB;

+ Các tia trùng với tia By là: tia BA, tia BC.

Đánh giá

0

0 đánh giá