Giải hóa học 10 trang 87 Cánh diều

1.3 K

Với Giải hóa học lớp 10 trang 87 Cánh diều chi tiết giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập Hóa học 10. Mời các bạn đón xem:

Giải hóa học 10 trang 87 Cánh diều

Bài 1 trang 87 Hóa học 10: Joseph Priestly (Dô-sép Prít-li) đã điều chế oxygen vào năm 1774 bằng cách nung nóng HgO(s) thành Hg(l) và O2(g). Tính lượng nhiệt cần thiết (kJ, ở điều kiện chuẩn) để điều chế được 1 mol O2 theo phương pháp này.

Biết ∆f H298o (HgO(s)) = -90,5 kJ mol-1

Lời giải:

2HgO(s) → 2Hg(l) và O2(g)

r H298o = 2.∆f H298o (Hg(l)) + ∆f H298o (O2(g)) – 2.∆f H298o (HgO(s))

r H298o = 2.0 + 0 – 2.(-90,5) = 181 kJ

Vậy để điều chế được 1 mol O2 theo phương pháp này cần cung cấp 181 kJ nhiệt lượng.

Bài 2 trang 87 Hóa học 10: Tính ∆r H298o cho phản ứng sau dựa theo năng lượng liên kết.

CH4(g) + X2(g) → CH3X(g) + HX(g)Với X = F, Cl, Br, I.

Liên hệ giữa mức độ phản ứng (dựa theo ∆f H298o) với tính phi kim (F > Cl > Br > I). Tra các giá trị năng lượng liên kết ở Phụ lục 2, trang 119.

Lời giải:

CH4(g) + F2(g) → CH3F(g) + HF(g)

r H298o = Eb(CH4) + Eb(F2) – Eb(CH3F) – Eb(HF)

r H298o = 4EC-H + EF-F – (3EC-+ EC-F) – EH-F

r H298o = 4.414 + 159 – (3.414 + 485) – 565 = -477 kJ

CH4(g) + Cl2(g) → CH3Cl(g) + HCl(g)

r H298o = Eb(CH4) + Eb(Cl2) – Eb(CH3Cl) – Eb(HCl)

r H298o = 4EC-H + ECl-Cl – (3EC-+ EC-Cl) – EH-Cl

r H298o = 4.414 + 243 – (3.414 + 339) – 431 = -113 kJ

CH4(g) + Br2(g) → CH3Br(g) + HBr(g)

r H298o = Eb(CH4) + Eb(Br2) – Eb(CH3Br) – Eb(HBr)

r H298o = 4EC-H + EBr-Br – (3EC-+ EC-Br) – EH-Br

r H298o = 4.414 + 193 – (3.414 + 276) – 364 = -33 kJ

CH4(g) + I2(g) → CH3I(g) + HI(g)

r H298o = Eb(CH4) + Eb(I2) – Eb(CH3I) – Eb(HI)

r H298o = 4EC-H + EI-I – (3EC-+ EC-I) – EH-I

r H298o = 4.414 + 151 – (3.414 + 240) – 297 = 28 kJ

Theo chiều giảm dần tính phi kim (F > Cl > Br > I) thì ∆f H298o của mỗi phản ứng tăng dần

 Tính phi kim càng mạnh, phản ứng diễn ra càng thuận lợi.

Bài 3 trang 87 Hóa học 10: Khi đun bếp than, củi, để đun nấu nhanh hơn, người ta thường dùng quạt để thổi thêm không khí vào bếp. Cách làm này có làm thay đổi biến thiên enthalpy chuẩn của phản ứng C(s) + O2(g) → CO2(g) không? Giải thích.

Lời giải:

Khi đun bếp than, củi, để đun nấu nhanh hơn, người ta thường dùng quạt để thổi thêm không khí vào bếp (cung cấp thêm O2giúp phản ứng diễn ra nhanh hơn, C được cháy hoàn toàn

Tuy nhiên cách làm này không làm thay đổi biến thiên enthalpy chuẩn của phản ứng

r H298o = ∆f H298o(CO2(g)) - ∆f H298o (C(s)) – 3.∆f H298o(O2(g))

Enthalpy tạo thành chuẩn của đơn chất luôn bằng 0

⇒ ∆r H298o không phụ thuộc vào ∆f H298o(O2(g))

Xem thêm các bài giải Hóa học lớp 10 Cánh diều tạo hay, chi tiết khác:

Giải hóa học 10 trang 82

Giải hóa học 10 trang 83

Giải hóa học 10 trang 84

Giải hóa học 10 trang 85

Giải hóa học 10 trang 86

Giải hóa học 10 trang 87

Đánh giá

0

0 đánh giá