Đọc phần (2) của văn bản và ghi lại những quy định của keo vật thờ

176

Với giải Câu 3 trang 109 VBT Ngữ Văn lớp 7 Cánh diều chi tiết trong Bài 5: Văn bản thông tin giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong VBT Ngữ Văn 7. Mời các bạn đón xem:

Giải vở bài tập Ngữ Văn lớp 7 Bài 5: Văn bản thông tin

Câu 3 trang 109 VBT Ngữ Văn 7 Tập 1: Đọc phần (2) của văn bản và ghi lại những quy định của keo vật thờ.

Trả lời:

- Lựa chọn hai đô thực hiện keo vật thờ: đô vật phải là đô có tiếng trong vùng, được đông đảo công chúng ghi nhận về tài năng đấu vật. Ngoài ra, đô vật đó phải có đức độ, có bề dày thời gian cống hiến công lao cho phong trào vật trong vùng.

- Nghi lễ bái tổ: Mở đầu hội vật, hai đô thực hiện keo vật thờ được giới thiệu rất trang trọng về tên tuổi, địa chỉ, thành tích đã đạt được, những sở trường trong thi đấu… Khi tiếng trống chầu vang lên, hai đô vật “mình trần đóng khố,” chân quỳ vai sánh, hai tay chắp sườn. Hiệu lệnh của trống chầu tiếp tục điểm, hai đô đứng vươn thẳng, hai tay vẫn chắp sườn nghênh diện. Tiếng trống chầu điểm lần thứ ba, họ chắp tay đồng thời khom lưng “bái tổ” theo thế 3 bước tiến lên, 3 bước lùi xuống.

- Nghi thức xe đài: “đại bàng tung cánh, sư tử vờn cầu”, hay hiền hòa và uốn lượn như “dòng sông Cầu nước chảy lơ thơ”, “dòng sông Thương nước chảy đôi dòng”.

- Diễn biến keo vật thờ: Những miếng đánh được thể hiện rất chậm, người xem cảm nhận được như từng nhịp thở: Đâu là miếng bốc, đâu là miếng gồng; hay bất chợt đây là miếng mói, đó là miếng sườn … Tất cả được hai đô biểu diễn nhịp nhàng và đẹp mắt. Cái hay của keo vật thờ chính là ở chỗ có thể giới thiệu cho người xem hiểu được phương pháp tấn công và thủ pháp chống đỡ để rồi phản công. Lệ của keo vật thờ thật là khéo léo, khi kết thúc keo vật cả hai đô cùng phải thua “lấm lưng trắng bụng”.

Đánh giá

0

0 đánh giá