Đọc phần Kiến thức ngữ văn (SGK Ngữ văn 7, tập một, trang 102-103) và điền nội dung còn thiếu vào chỗ trống trong các câu sau

471

Với giải Bài tập trang 5 VBT Ngữ Văn lớp 7 Cánh diều chi tiết trong Bài 5: Văn bản thông tin giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong VBT Ngữ Văn 7. Mời các bạn đón xem:

Giải vở bài tập Ngữ Văn lớp 7 Bài 5: Văn bản thông tin

Bài tập trang 5 VBT Ngữ văn 7 tập 1: Đọc phần Kiến thức ngữ văn (SGK Ngữ văn 7, tập một, trang 102-103) và điền nội dung còn thiếu vào chỗ trống trong các câu sau:

(1) Văn bản thông tin: giới thiệu quy tắc, luật lệ của một hoạt động hay trò chơi

- Văn bản giới thiệu quy tắc, luật lệ của một hoạt động hay trò chơi là......................... 

- Các quy tắc này hướng dẫn người tham gia............................................... 

- Thông tin trong văn bản giới thiệu quy tắc, luật lệ của một hoạt động hay trò chơi có thể được sắp xếp theo....................................... 

(2) Mở rộng trạng ngữ

Việc mở rộng trạng ngữ thường được thực hiện bằng một trong hai cách sau:

- Dùng từ hoặc cụm từ................................................................ 

- Dùng cụm chủ vị.................................................................... 

Trả lời

(1) Văn bản thông tin: giới thiệu quy tắc, luật lệ của một hoạt động hay trò chơi

- Văn bản giới thiệu quy tắc, luật lệ của một hoạt động hay trò chơi là loại văn bản thông tin nêu lên các quy định về cách thức tiến hành một hoạt động hay trò chơi mà người tham gia cần tuân thủ và người xem cần biết.

- Các quy tắc này hướng dẫn người tham gia thực hiện đúng, đồng thời giúp người xem thưởng thức, đánh giá được cái hay của hoạt động hay trò chơi và tài nghệ của những người biểu diễn, thi đấu.

- Thông tin trong văn bản giới thiệu quy tắc, luật lệ của một hoạt động hay trò chơi có thể được sắp xếp theo trật tự thời gian, mức độ quan trọng của thông tin hoặc các khía cạnh khác nhau.

(2) Mở rộng trạng ngữ

Việc mở rộng trạng ngữ thường được thực hiện bằng một trong hai cách sau:

- Dùng từ hoặc cụm từ chính phụ bổ sung cho từ làm trạng ngữ.

- Dùng cụm chủ vị bổ sung cho từ làm trạng ngữ hoặc trực tiếp cấu tạo trạng ngữ.

Đánh giá

0

0 đánh giá