VBT Ngữ Văn 7 Kể lại một truyện ngụ ngôn - Cánh diều

1.9 K

Tailieumoi sưu tầm và biên soạn giải vở bài tập Ngữ Văn lớp 7 Bài 6: Truyện ngụ ngôn và tục ngữ sách Cánh diều hay, chi tiết giúp học sinh dễ dàng làm bài tập trong VBT Ngữ Văn 7. Mời các bạn đón xem:

Giải vở bài tập Ngữ Văn lớp 7 Bài 6: Truyện ngụ ngôn và tục ngữ

Bài tập 1 trang 23 VBT Ngữ Văn 7 Tập 2: Đọc mục Định hướng (SGK Ngữ văn 7, tập hai, trang 15) và điền nội dung còn thiếu vào chỗ trống trong các câu sau:

a) Kể lại một truyện ngụ ngôn là............................................. 

b) Để kể lại một truyện ngụ ngôn, các em cần chú ý:

- Lựa chọn............................................. 

- Bám sát cốt truyện nhưng............................................. 

- Lập dàn ý............................................. 

- Khi kể, phải dùng............................................. 

- Bảo đảm............................................. 

Trả lời:

a) Kể lại một truyện ngụ ngôn là hình thức dùng lời của em để kể cho người khác nghe về một câu chuyện đã học hay đã đọc. Truyện ngụ ngôn được kể lại có thể là truyện Việt Nam hoặc nước ngoài.

b) Để kể lại một truyện ngụ ngôn, các em cần chú ý:

- Lựa chọn truyện ngụ ngôn mà em yêu thích.

- Bám sát cốt truyện nhưng kể lại bằng lời của người kể, kết hợp với các yếu tố phi ngôn ngữ để thể hiện suy nghĩ, cảm xúc và thái độ của mình sinh động hơn.

- Lập dàn ý cho bài kể.

- Khi kể, phải dùng từ ngữ chính xác, trình bày nội dung rõ ràng, mạch lạc; biết sử dụng điệu bộ, cử chỉ để hỗ trợ, nhằm giúp cho người nghe tiếp nhận đạt hiệu quả cao nhất; sử dụng những cách nói thú vị, dí dỏm, hài hước.

- Bảo đảm thời gian theo quy định.

Bài tập 2 trang 23 VBT Ngữ Văn 7 Tập 2: Thực hành: Kể lại truyện ngụ ngôn “Ếch ngồi đáy giếng”.

a) Tìm ý cho bài nói bằng cách trả lời các câu hỏi sau:

Truyện ngụ ngôn kể về sự kiện gì?

 

Truyện có nhân vật chính nào?

   

Diễn biến câu chuyện (mở đầu, phát triển, kết thúc) ra sao?

 

Bài học rút ra từ câu chuyện là gì?

 

b) Lập dàn ý cho bài nói bằng cách lựa chọn, sắp xếp các ý theo bố cục ba phần:

Mở đầu

(Giới thiệu truyện)

 

Nội dung chính

(Kể diễn biến truyện)

- Ếch ở trong giếng:

- Ếch ra ngoài giếng:

Kết thúc

(Nhận xét chung về truyện hoặc nêu bài học)

 

Trả lời:

a) 

Truyện ngụ ngôn kể về sự kiện gì?

Ếch ở dưới giếng lâu ngày nên chỉ thấy bầu trời thông qua miệng giếng và thấy bầu trời bé bằng chiếc vung.

Truyện có nhân vật chính nào?

Chú ếch

Diễn biến câu chuyện (mở đầu, phát triển, kết thúc) ra sao?

- Mở đầu: giới thiệu chú ếch và hoàn cảnh sống

- Phát triển: chú ếch kêu to, ra oai với mọi người và nghĩ mình là nhất. Một hôm ra khỏi giếng vẫn giữ thói hung hang ngang tàng

- Kết thúc: bị trâu giẫm bẹp.

Bài học rút ra từ câu chuyện là gì?

Môi trường sống nhỏ hẹp, tù túng, không giao lưu làm hạn chế hiểu biết về thế giới xung quanh. Sống lâu trong môi trường nhỏ hẹp sẽ dần hạn chế sự hiểu biết. Từ những hiểu biết hạn hẹp, dễ trở nên nông cạn, chủ quan, kiêu ngạo sẽ phải trả giá rất đắt.

b)

Mở đầu

(Giới thiệu truyện)

Truyện ngụ ngôn Ếch ngồi đáy giếng là một trong những truyện dân gian hay. Tác giả dân gian mượn chuyện loài vật để nêu lên bài học sâu sắc đối với con người.

Nội dung chính

(Kể diễn biến truyện)

- Ếch ở trong giếng:

+ Hoàn cảnh sống: sống trong giếng lâu ngày nên chỉ thấy bầu trời thông qua miếng giếng và thấy trời bé bằng vung.

+ Thái độ của ếch: hênh hoang, khoác lác, tự cao.

- Ếch ra ngoài giếng:

+ Môi trường sống thay đổi: trời mưa to làm nước trong giếng dềnh lên, tràn bờ, đưa ếch ta ra ngoài.

+ Hành động: nghênh ngang đi lại khắp nơi và cất tiếng kêu ồm ộp.

+ Thái độ: hống hách.

+ Hậu quả: bị một con trâu đi qua giẫm bẹp.

Kết thúc

(Nhận xét chung về truyện hoặc nêu bài học)

- Bài học: Môi trường sống nhỏ hẹp, tù túng, không giao lưu làm hạn chế hiểu biết về thế giới xung quanh. Sống lâu trong môi trường nhỏ hẹp sẽ dần hạn chế sự hiểu biết. 

Đánh giá

0

0 đánh giá