VBT Ngữ Văn 7 Tự đánh giá trang 25, 26, 27 Tập 2 - Cánh diều

1.4 K

Tailieumoi sưu tầm và biên soạn giải vở bài tập Ngữ Văn lớp 7 Bài 6: Truyện ngụ ngôn và tục ngữ sách Cánh diều hay, chi tiết giúp học sinh dễ dàng làm bài tập trong VBT Ngữ Văn 7. Mời các bạn đón xem:

Giải vở bài tập Ngữ Văn lớp 7 Bài 6: Truyện ngụ ngôn và tục ngữ

Bài tập trang 25 VBT Ngữ văn 7 tập 2: Đọc hai văn bản Thầy bói xem voi và Tục ngữ trong phần Tự đánh giá (SGK Ngữ văn 7, tập hai, trang 17-18), khoanh tròn vào chữ cái đứng trước phương án trả lời đúng và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

Văn bản 1: Thầy bói xem voi

Câu 1 trang 25 VBT Ngữ Văn 7 Tập 2: Để tìm hiểu con voi, mỗi ông thầy bói đã làm gì?

A. Sờ toàn bộ con voi

B. Tìm hiểu hoạt động của con voi

C. Sờ vào một bộ phận của con voi

D. Góp tiền biếu và hỏi người quản voi

Trả lời:

Đáp án C

Câu 2 trang 25 VBT Ngữ Văn 7 Tập 2: Vì sao năm ông thầy bói nói sai về con voi?

A. Chỉ vì con voi quá to, không thể sờ hết

B. Chỉ sờ bằng tay, không cần suy luận

C. Chỉ tập trung tranh cãi, không nhường nhịn nhau

D. Chỉ lấy cái bộ phận, đơn lẻ để suy ra cái tổng thể

Trả lời:

Đáp án D

Câu 3 trang 25 VBT Ngữ Văn 7 Tập 2: Theo em, qua việc “xem voi” của các thầy bói, tác giả dân gian muốn nhắn nhủ điều gì?

A. Không nên nhìn nhận sự vật, sự việc một cách phiến diện, chủ quan

B. Để tìm hiểu đúng sự vật, sự việc, không nên tranh cãi nhau

C. Để tìm hiểu đúng sự vật, sự việc, không nên nghe người khác

D. Cần tự tin, chỉ dựa vào ý kiến của mình để tìm hiểu sự vật, sự việc

Trả lời:

Đáp án A

Câu 4 trang 25 VBT Ngữ Văn 7 Tập 2: Viết một đoạn văn (khoảng 6-8 dòng) kể lại một chi tiết mà em thích nhất trong truyện ngụ ngôn Thầy bói xem voi.

Trả lời:

Truyện ngụ ngôn Thầy bói xem voilà một trong những truyện dân gian hay. Tác giả dân gian mượn chuyện loài vật để nêu lên bài học sâu sắc đối với con người. Trong truyện em thích nhất chi tiết cuối truyện là thầy nào cũng cho là mình đúng, không ai chịu ai thành ra đánh nhau toác đầu chảy máu. Em thích nhất chi tiết đó là bởi chính sự thiếu hiểu biết và bảo thủ của các thầy dẫn đến hậu quả đáng tiếc. Chi tiết đó mang lại tiếng cười chua chát, phê phán những con người có cái nhìn phiến diện và bảo thủ.

Văn bản 2: Tục ngữ

Câu 1 trang 26 VBT Ngữ Văn 7 Tập 2: Câu tục ngữ Tháng Bảy kiến bò, chỉ lo lại lụt có nghĩa là gì?

A. Tháng Bảy có kiến bò ra nhiều là lúc gieo trồng phù hợp

B. Tháng Bảy có kiến bò ra nhiều là sắp có mưa to gây lụt lội

C. Tháng Bảy có kiến bò ra nhiều là dự báo trời sắp có nắng to

D. Tháng Bảy có kiến bò ra nhiều báo hiệu sắp hết mưa gió, lũ lụt

Trả lời:

Đáp án B

Câu 2 trang 27 VBT Ngữ Văn 7 Tập 2: Ý nghĩa câu tục ngữ Nhất canh trì, nhị canh viên, tam canh điền là gì?

A. Khẳng định làm ao là có hiệu quả nhất, sau đó là làm vườn và làm ruộng

B. Khẳng định tầm quan trọng của các cách sản xuất ở nông thôn xưa

C. Khẳng định việc sản xuất ở nông thôn xưa có ba cách chính

D. Khẳng định làm ruộng là có hiệu quả nhất, sau mới đến làm ao và làm vườn

Trả lời:

Đáp án A

Câu 3 trang 27 VBT Ngữ Văn 7 Tập 2: Biện pháp tu từ nói quá được sử dụng trong câu tục ngữ nào?

A. Đêm tháng Năm chưa nằm đã sáng

Ngày tháng Mười chưa cười đã tối.

B. Ăn quả nhớ kẻ trồng cây

C. Nhất canh trì, nhị canh viên, tam canh điền

D. Tháng Bảy kiến bò, chỉ lo lại lụt

Trả lời:

Đáp án A

Câu 4 trang 27 VBT Ngữ Văn 7 Tập 2: Biện pháp tu từ nào được sử dụng trong câu tục ngữ Chớ thấy sóng cả mà ngã tay chèo? 

A. Nhân hóa

B. Ẩn dụ

C. So sánh

D. Điệp ngữ

Trả lời:

Đáp án B

Đánh giá

0

0 đánh giá