Tailieumoi sưu tầm và biên soạn giải vở bài tập Ngữ Văn lớp 7 Bài 2: Thơ bốn chữ, năm chữ sách Cánh diều hay, chi tiết giúp học sinh dễ dàng làm bài tập trong VBT Ngữ Văn 7. Mời các bạn đón xem:
Giải vở bài tập Ngữ Văn lớp 7 Bài 2: Thơ bốn chữ, năm chữ
Trả lời:
- Trong hai khổ đầu của bài thơ Đỗ Trung Lai các dòng thơ được bố trí thành từng cặp có sự đối lập (trái ngược) nhau về nghĩa:
+ Cặp thứ nhất: Lưng mẹ còng rồi/ Cau thì vẫn thẳng (Sự đối lập nhau trong cặp 1 là lưng mẹ còng - cau vẫn thẳng)
+ Cặp thứ hai:Cau - ngọn xanh rờn/ Mẹ - đầu bạc trắng (Sự đối lập nhau trong cặp 2 là cau ngọn xanh - đầu mẹ bạc trắng)
+ Cặp thứ ba: Cau ngày càng cao/ Mẹ ngày một thấp (Sự đối lập nhau trong cặp 3 là cao cao - mẹ thấp)
+ Cặp thứ tư: Cau gần với giời/ Mẹ gần với đất (Sự đối lập nhau trong cặp 4 là cau gần trời - mẹ gần đất)
- Sự bố trí các cặp câu với các hình ảnh đối lập nhau như vậy có tác dụng khắc họa hình ảnh người mẹ ngày một già, ngày một héo mòn theo thời gian.
Một miếng cau khô
Khô gầy như mẹ
Con nâng trên tay
Không cầm được lệ
(Đỗ Trung Lai)
Trả lời:
Trong đoạn thơ có sử dụng hình ảnh so sánh: cau khô được ví như sự khô gầy của mẹ. Hình ảnh mẹ đặt song song với hình ảnh cau khô gợi lại trong chúng ta hình ảnh người mẹ gầy guộc, xanh xao cùng với làn da nâu ngăm ngăm và nhăn nheo. Đọc những câu thơ mà lòng ta như thắt lại, rưng rưng. Người con nâng miếng cau khô trên tay như nhìn thấy hình ảnh khô gầy của mẹ mà xót xa “không cầm được lệ”. Một hình ảnh so sánh giản đơn mà có sức gợi và sức biểu cảm vô cùng lớn.
Trả lời:
Tác dụng: dùng để bộc lộ tình cảm, cảm xúc của tác giả với mẹ. Nhìn thấy hình ảnh mẹ gầy guộc, ngày một già đi mà không làm gì được bèn bất lực thốt lên câu hỏi đó để thiện sự đau đớn, xót xa có phần bất lực.
Trả lời:
- Các câu hỏi trong bài thơ Ông đồ (Vũ Đình Liên) là: Người thuê viết nay đâu?; Hồn ở đâu bây giờ?
- Câu hỏi “người thuê viết nay đâu”vang lên như một lời ai oán, xót xa. Giờ đây, người ta chẳng còn chơi chữ, mua chữ, thay vào đó là những thú chơi của phương Tây. Cuối bài thơ một câu hỏi vang lên “hồn ở đâu bây giờ” như một sự cảm thương, nuối tiếc cho những giá trị truyền thống đã mất.