VBT Ngữ Văn 7 Mẹ - Cánh diều

1.6 K

Tailieumoi sưu tầm và biên soạn giải vở bài tập Ngữ Văn lớp 7 Bài 2: Thơ bốn chữ, năm chữ sách Cánh diều hay, chi tiết giúp học sinh dễ dàng làm bài tập trong VBT Ngữ Văn 7. Mời các bạn đón xem:

Giải vở bài tập Ngữ Văn lớp 7 Bài 2: Thơ bốn chữ, năm chữ

Bài tập 1 trang 30, 31 VBT Ngữ Văn 7 Tập 1: Thực hiện các yêu cầu chuẩn bị bài và trong khi đọc văn bản.

Câu 1 trang 30 VBT Ngữ Văn 7 Tập 1: a) Bài thơ Mẹ do ... sáng tác.

b) Khi đọc bài thơ bốn chữ (hoặc năm chữ), các em cần chú ý:

- Bài thơ được chia làm mấy ...? ... trong bài thơ được gieo như thế nào? Các dòng thơ được ... ra sao?

- Bài thơ viết ...? Ai là người ...?

- Bài thơ có những ... và ... đặc sắc? ... của chúng ta là gì?

c) Kể tên một số bài thơ bốn chữ mà em đã học hoặc đã đọc.

d) Ghi lại những thông tin cơ bản em đã tìm được về tác giả Đỗ Trung Lai.

e) Mỗi khi nghĩ về mẹ, em thường có cảm xúc gì? Hãy chia sẻ cảm xúc đó.

Trả lời:

a) Bài thơ Mẹ do nhà thơ Đỗ Trung Lai sáng tác.

b) Khi đọc bài thơ bốn chữ (hoặc năm chữ), các em cần chú ý:

- Bài thơ được chia làm mấy khổ? Vần trong bài thơ được gieo như thế nào? Các dòng thơ được ngắt nhịp ra sao?

- Bài thơ viết về ai và viết về điều gì? Ai là người đang bày tỏ cảm xúc, tình cảm, suy nghĩ trong bài thơ?

- Bài thơ có những từ ngữ và biện pháp nghệ thuật nào đặc sắc? Tác dụng của chúng ta là gì?

c) Một số bài thơ bốn chữ: Mẹ yêu, Quê tôi,..

d) Những thông tin cơ bản về tác giả Đỗ Trung Lai: (7/4/1950) tại Hà Tây, nay là Hà Nội. Ông là Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam, Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam từ năm 1991. Ngoài làm thơ, làm báo, Đỗ Trung Lai còn vẽ tranh, có phòng thơ, làm báo, Đỗ Trung Lai còn vẽ tranh, có phòng tranh riêng đã được Hội nghệ sĩ tạo hình Việt Nam trưng bày. Tác phẩm đã xuất bản:  Đêm sông Cầu (thơ, 1990), Anh em và những người khác (thơ, 1990), Đắng chát và ngọt ngào (thơ, in chung, 1991), Thơ và tranh (1998), Người chơi đàn nguyệt ở Hàng Châu (truyện và ký, 2000).

e) Mỗi khi nghĩ về mẹ em cảm thấy an toàn và ấm áp, mẹ luôn là chỗ dựa tinh thần vững chắc cho em. Khi vui cũng như buồn, em đều chia sẻ cùng mẹ và mẹ luôn cho em những lời khuyên hữu ích.

Câu 2 trang 31 VBT Ngữ Văn 7 Tập 1: Chỉ ra vần và nhịp của bài thơ Mẹ.

- Vần:................................................................................................................... 

- Nhịp:................................................................................................................... 

Trả lời:

- Vần: vần hỗn hợp.

- Nhịp: nhịp 1/3 và 2/2

Câu 3 trang 31 VBT Ngữ Văn 7 Tập 1: Các từ ngữ nói về “mẹ” và “cau” ở các khổ 1 và 2 có mối quan hệ với nhau như thế nào về nghĩa?

Trả lời:

Các từ ngữ nói về “mẹ” và “cau” ở các khổ 1 và 2 có mối quan hệ ý nghĩa đối lập nhau: cau thẳng - mẹ còng, cau xanh - đầu mẹ bạc, cau cao - mẹ thấp, cau gần trời - mẹ gần đất. 

Câu 4 trang 31 VBT Ngữ Văn 7 Tập 1: Chỉ ra sắc thái biểu cảm của từ “nâng” (dòng 15) và từ “cầm” (dòng 16).

Trả lời:

Từ “nâng” (dòng 15) và từ “cầm” (dòng 16) biểu thị tình cảm của người con thương mẹ, nâng niu trân trọng mẹ, và tình cảm đó dâng trào xúc động khiến người con không ngăn được giọt nước mắt.

Bài tập 2 trang 31, 32 VBT Ngữ Văn 7 Tập 1: Thực hiện các yêu cầu sau khi đọc văn bản.

Câu 1 trang 31 VBT Ngữ Văn 7 Tập 1: Qua bài thơ Mẹ, chỉ ra đặc điểm của thể thơ bốn chữ thể hiện ở các yếu tố: số tiếng và nhịp ở các dòng thơ, vần của bài thơ.

- Số tiếng:............................................................................................. 

- Nhịp:................................................................................................. 

- Vần:.................................................................................................. 

Trả lời:

- Số tiếng: mỗi dòng thơ có 4 tiếng

- Nhịp: 1/3 và 2/2

- Vần: hỗn hợp

Câu 2 trang 31 VBT Ngữ Văn 7 Tập 1: Bài thơ Mẹ là lời của ai, bộc lộ cảm xúc gì? Nêu cảm nhận chung của em sau khi đọc bài thơ

Trả lời:

- Bài thơ Mẹ là lời của người con (tác giả) khi nhìn thấy sự già đi của mẹ, qua đó thể hiện sự xót xa, thương và trân trọng mẹ.

- Sau khi đọc bài thơ Mẹ trong lòng em có sự đan xen nhiều cảm xúc, vừa xót xa khi nghĩ về tuổi tác sức khỏe của mẹ ngày một phai dần, vừa thương mẹ, vừa trân trọng những hành động, tình cảm của người mẹ giành cho con.  

Câu 3 trang 32 VBT Ngữ Văn 7 Tập 1: Chỉ ra những từ ngữ được tác giả dùng để nói về “mẹ” và “cau” trong bài thơ. Để thể hiện hình tượng “mẹ và “cau”, tác giả sử dụng những biện pháp tu từ nào? Hãy chỉ ra tác dụng của các biện pháp tu từ đó.

Trả lời:

- Những từ ngữ được tác giả dùng để nói về “mẹ” và “cau” trong bài thơ: cau thẳng - mẹ còng, cau xanh - đầu mẹ bạc, cau cao - mẹ thấp, cau gần trời - mẹ gần đất, cau khô - khô gầy như mẹ.

- Tác giả sử dụng những biện pháp tu từ đối lập, so sánh và câu hỏi tu từ.

- Tác dụng: hình tượng “mẹ” hiện lên cụ thể sinh động và rõ ràng hơn, người đọc dễ dàng nhận thấy được tình cảm, nỗi lòng của người con và các biện pháp tu từ tạo nên các giá trị đặc biệt trong cách biểu đạt, biểu cảm, lời thơ trau chuốt mượt mà hơn.

Câu 4 trang 32 VBT Ngữ Văn 7 Tập 1: Chỉ ra và phân tích các từ ngữ, hình ảnh thể hiện tình cảm của người con dành cho mẹ ở hai khổ thơ cuối bài

Trả lời:

- Các câu thơ thể hiện tình cảm của người con dành cho mẹ: 

Con nâng trên tay

Không cầm được lệ

Sao mẹ ta già.

- Nội dung hai câu thơ cuối: “Không một lời đáp/ Mây bay về xa”. Thương mẹ, yêu mẹ mà hỏi trời xanh “sao mẹ ta già” nhưng lại không có lời đáp mà nhận lại được là sự hững hờ của tự nhiên “mây bay về xa”. Khi trời có gió thì mây trôi đi là lẽ tất yếu, cũng giống như mẹ già đi là lẽ thường tình, con người thì phải trải qua các giai đoạn sinh- lão - bệnh - tử.

Câu 5 trang 32 VBT Ngữ Văn 7 Tập 1: Trong số những hình ảnh được tác giả dùng để khắc họa người mẹ, em có ấn tượng sâu sắc nhất với hình ảnh nào? Tại sao?

Trả lời:

- Trong số những hình ảnh được tác giả dùng để khắc hoạ hình tượng người mẹ, em thích nhất hình ảnh “cau khô/ khô gầy như mẹ” bởi vì với hình ảnh so sánh cau khô giống mẹ gầy gợi lại rất nhiều cảm xúc và suy nghĩ trong em. Hình ảnh người mẹ già có tuổi gầy guộc, nhăn nheo cùng với miếng cau khô nhẹ nhàng mà sao chua xót, đau đớn đến thế. Hình ảnh đó cũng thôi thúc em yêu thương, trân trọng mẹ hơn.

Câu 6 trang 32 VBT Ngữ Văn 7 Tập 1: Quan sát người thân trong gia đình của mình qua năm tháng, em thấy người thân có những thay đổi như thế nào? Em có cảm xúc gì khi nhận ra những thay đổi ấy?

Trả lời:

- Trong gia đình, bố mẹ em là những người thay đổi rõ rệt nhất qua từng năm tháng. Bố em phải làm công việc đồng áng vất vả mà làn da đã ngả mà nâu sậm, đôi bàn tay chai sạn gân guốc đầy những vết thẹo dài. Còn mẹ em làm công ty, làn da tươi tắn hồng hào ngày nào nay đã điểm những vết tàn nhang, khóe mắt bắt đầu xuất hiện nếp nhăn.  Khi nhìn và nhận thấy sự thay đổi của những người thân yêu của mình em nhận thấy sự hi sinh thầm lặng của mọi người để mưu sinh, lo toan cho cuộc sống, qua đó em thấy thương bà, thương bố mẹ nhiều hơn. 

Đánh giá

0

0 đánh giá