Lý thuyết Lịch sử 10 Bài 17 (Cánh diều 2024): Khối đại đoàn kết dân tộc trong lịch sử Việt Nam

5.7 K

Với tóm tắt lý thuyết Lịch sử lớp 10 Bài 17: Khối đại đoàn kết dân tộc trong lịch sử Việt Nam sách Cánh diều hay, chi tiết cùng với bài tập trắc nghiệm chọn lọc có đáp án giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt môn Sử 10.

Lịch sử lớp 10 Bài 17: Khối đại đoàn kết dân tộc trong lịch sử Việt Nam

Phần 1. Lý thuyết Lịch sử 10 Bài 17: Khối đại đoàn kết dân tộc trong lịch sử Việt Nam

1. Sự hình thành khối đại đoàn kết dân tộc

- Khối đại đoàn kết dân tộc được hình thành trước hết trên cơ sở tình cảm gia đình và tình yêu quê hương đất nước. Quá trình đoàn kết trong các cuộc đấu tranh xã hội, chống ngoại xâm và chinh phục thiên nhiên đã tạo nên truyền thống yêu nước, đoàn kết trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam.

- Thời kì cổ - trung đại, các vương triều luôn coi trọng việc đoàn kết chặt chẽ giữa các tầng lớp nhân dân và sự hoà thuận trong nội bộ triều đình đồng thời đề cao mối quan hệ giữa các tộc người với cộng đồng quốc gia để tạo dựng sức mạnh đoàn kết chống ngoại xâm.

- Thời kì cận - hiện đại:

+ Từ khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời (1930), khối đại đoàn kết dân tộc được phát huy thông qua các hình thức mặt trận phù hợp với từng thời kì cách mạng.

+ Trải qua các cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, đế quốc Mỹ.

+ Trong thời kì đổi mới đất nước, khối đại đoàn kết dân tộc đã đưa cách mạng Việt Nam giành được nhiều thắng lợi to lớn.

Lý thuyết Lịch Sử 10 Cánh diều Bài 17: Khối đại đoàn kết dân tộc trong lịch sử Việt Nam

2. Vai trò, tầm quan trọng của khối đại đoàn kết dân tộc

2.1. Trong lịch sử dựng nước và giữ nước

- Trong thời kì dựng nước:

+ Sự cố kết cộng đồng của người Việt cổ trong các hoạt động trị thuỷ, xây dựng các công trình công cộng, hình thành xóm làng,... một trong những cơ sở quan trọng cho sự ra đời của các nhà nước đầu tiên trên lãnh thổ Việt Nam.

+ Quá trình dựng nước trên cơ sở đoàn kết để chinh phục thiên nhiên và nhu cầu chồng ngoại xâm đã nhanh chóng phát triển thành sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc, trở thành truyền thống trong suốt chiều dài lịch sử dụng nước và giữ nước,

- Trong quá trình xây dựng và bảo vệ đất nước:

+ Đại đoàn kết dân tộc tạo nên sức mạnh quyết định, giữ nhân dân Việt Nam đánh bại mọi cuộc chiến tranh xâm lược, bảo vệ vững chắc nền độc lập dân tộc.

+ Ở thời kì hoà bình, đoàn kết dân tộc là nhân tố ổn định xã hội, tạo nền tảng xây dựng, phát triển đất nước.

2.2. Trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay

- Đại đoàn kết dân tộc là vấn đề có ý nghĩa chiến lược, quyết định thành công của công cuộc xây dựng đất nước.

- Đại đoàn kết dân tộc là sức mạnh nền tảng, tập hợp, phát huy sức mạnh của các tầng lớp nhân dân và cả cộng đồng người Việt ở nước ngoài tham gia vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

- Đại đoàn kết dân tộc là yếu tố khẳng định vị thế quốc gia trước những thách thức của thời đại mới, như biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường, cạn kiệt tài nguyên, đại dịch…

- Trong sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc hiện nay, đại đoàn kết dân tộc là yếu tố không tách rời với việc khẳng định chủ quyền biên giới, biển đảo của Việt Nam.

Lý thuyết Lịch Sử 10 Cánh diều Bài 17: Khối đại đoàn kết dân tộc trong lịch sử Việt Nam

3. Chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước hiện nay

3.1. Quan điểm của Đảng và Nhà nước về chính sách dân tộc

- Chính sách dân tộc được Đảng và nhà nước Việt Nam coi đó là vấn đề chiến lược cơ bản, lâu dài, đồng thời cũng là vấn đề cấp bách hiện nay.

- Quan điểm của Đảng và Nhà nước Việt Nam về chính sách dân tộc là nhất quán theo nguyên tắc “các dân tộc bình đẳng, đoàn kết, tương trợ nhau cùng phát triển”. Đây cũng là nguyên tắc cơ bản, chỉ đạo việc xây dụng quan hệ giữa các dân tộc - tộc người trong quá trình phát triển đất nước.

3.2. Nội dung cơ bản trong chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước

- Nội dung cơ bản trong chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước:

+ Chính sách về phát triển kinh tế vùng dân tộc thiểu số: hướng đến phát huy tiềm năng, thế mạnh của vùng đồng bào các dân tộc; gắn với kế hoạch phát triển chung của cả nước, đưa vùng đồng bào các dân tộc thiểu số cùng cả nước tiến hành công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.

+ Chính sách xã hội tập trung vào các vấn đề: giáo dục - đào tạo, văn hoá, y tế, nhằm nâng cao năng lực, thực hiện quyền bình đẳng giữa các dân tộc, tạo tiền đề và cơ hội để các dân tộc có đầy đủ điều kiện tham gia quá trình phát triển, trên cơ sở đó không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của đồng bào…

Lý thuyết Lịch Sử 10 Cánh diều Bài 17: Khối đại đoàn kết dân tộc trong lịch sử Việt Nam

Ngày hội văn hóa các dân tộc Việt Nam

+ Chính sách liên quan đến quốc phòng - an ninh: hướng đến củng cố các địa bàn chiến lược, giải quyết tốt vấn đề đoàn kết dân tộc và quan hệ dân tộc trong mối liên hệ tộc người, giữa các tộc người và liên quốc gia trong xu thế toàn cầu hoá

- Ý nghĩa: các chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước hưởng tới khai thác mọi tiềm năng của đất nước để phục vụ đời sống nhân dân các dân tộc, thực hiện mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”

Phần 2. Bài tập trắc nghiệm Lịch sử 10 Bài 17: Khối đại đoàn kết dân tộc trong lịch sử Việt Nam

Câu 1. Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng vai trò của khối đại đoàn kết dân tộc trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay?

A. Sức mạnh nền tảng quyết định thành công của sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc.

B. Là yếu tố khẳng định vị thế quốc gia trước những thách thức của thời đại mới.

C. Là yếu tố không thể tách rời với việc khẳng định chủ quyền biên giới, biển đảo.

D. Góp phần thiết thực, đưa công cuộc kháng chiến, kiến quốc đến thành công.

Đáp án đúng là: D

- Vai trò của khối đại đoàn kết dân tộc trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay:

+ Là sức mạnh nền tảng quyết định thành công của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

+ Là yếu tố khẳng định vị thế quốc gia trước những thách thức của thời đại mới, như: biến đổi khí hậu, đại dịch,…

+ Là yếu tố không thể tách rời với việc khẳng định chủ quyền biên giới, biển đảo.

Câu 2. Trong suốt quá trình phát triển, quan điểm của Đảng và Nhà nước Việt Nam về chính sách dân tộc là nhất quán theo nguyên tắc

A. “Chính sách dân tộc là chiến lược cơ bản, lâu dài, là vấn đề cấp bách”.

B. “Các dân tộc bình đẳng, đoàn kết, tương trợ nhau cùng phát triển”.

C. “Chú trọng phát triển kinh tế các dân tộc ở vùng sâu, vùng xa”.

D. “Các dân tộc giữ gìn bản văn hóa sắc riêng”.

Đáp án đúng là: B

Trong suốt quá trình phát triển, quan điểm của Đảng và Nhà nước Việt Nam về chính sách dân tộc là nhất quán theo nguyên tắc “Các dân tộc bình đẳng, đoàn kết, tương trợ nhau cùng phát triển”.

Câu 3. Nguyên tắc cơ bản, chỉ đạo việc xây dựng quan hệ giữa các dân tộc - tộc người trong quá trình phát triển đất nước Việt Nam là gì?

A. “Các dân tộc giữ gìn bản văn hóa sắc riêng”.

B. “Chú trọng phát triển kinh tế các dân tộc ở vùng sâu, vùng xa”.

C. “Các dân tộc bình đẳng, đoàn kết, tương trợ nhau cùng phát triển”.

D. “Chính sách dân tộc là chiến lược cơ bản, lâu dài, là vấn đề cấp bách”.

Đáp án đúng là: C

Trong suốt quá trình phát triển, quan điểm của Đảng và Nhà nước Việt Nam về chính sách dân tộc là nhất quán theo nguyên tắc “Các dân tộc bình đẳng, đoàn kết, tương trợ nhau cùng phát triển”. Đây cũng là nguyên tắc cơ bản, chỉ đạo việc xây dựng quan hệ giữa các dân tộc - tộc người trong quá trình phát triển đất nước.

Câu 4. Chính sách về phát triển kinh tế vùng dân tộc thiểu số của Đảng và nhà nước Việt Nam hướng đến vấn đề gì?

A. Phát huy tiềm năng, thế mạnh của vùng đồng bào các dân tộc.

B. Nâng cao năng lực, thực hiện quyền bình đẳng giữa các dân tộc.

C. Củng cố, bảo vệ các địa bàn chiến lược, trọng yếu ở vùng biên giới.

D. Nâng cao đời sống văn hóa, tinh thần cho đồng bào các dân tộc.

Đáp án đúng là: A

Chính sách về phát triển kinh tế vùng dân tộc thiểu số: hướng đến phát huy tiềm năng, thế mạnh của vùng đồng bào các dân tộc; gắn với kế hoạch phát triển chung của cả nước, đưa vùng đồng bào các dân tộc thiểu số cùng cả nước tiến hành công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.

Câu 5. Nhận xét nào sau đây đúng về các chính sách dân tộc của Đảng và nhà nước Việt Nam?

A. Mang tính toàn diện, khai thác mọi tiềm năng của đất nước.

B. Mang tính cụ thể, chỉ được triển khai trên một lĩnh vực nhất định.

C. Triển khai trên diện rộng nhưng thiếu trọng tâm và trọng điểm.

D. Thiếu tính sáng tạo, chưa phát huy được hiệu quả trên thực tế.

Đáp án đúng là: A

Các chính sách dân tộc của Đảng và nhà nước Việt Nam mang tính toàn diện (được triển khai trên nhiều lĩnh vực: kinh tế, văn hóa - giáo dục, y tế, quốc phòng - an ninh,…); hướng tới việc khai thác mọi tiềm năng đất nước để phục vụ đời sống nhân dân các dân tộc, thực hiện mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”.

Câu 6. Trong lịch sử Việt Nam, khối đại đoàn kết dân tộc được hình thành trước hết từ cơ sở nào?

A. Quá trình chinh phục thiên nhiên.

B. Tình yêu gia đình, quê hương, đất nước.

C. Quá trình giao lưu văn hoá với bên ngoài.

D. Quá trình đấu tranh xã hội, chống ngoại xâm.

Đáp án đúng là: B

Trong lịch sử Việt Nam, khối đại đoàn kết dân tộc được hình thành trước hết từ cơ sở: tình cảm gia đình và tình yêu quê hương, đất nước.

Câu 7. Ở thời kì cổ - trung đại, các vương triều đã thực hiện nhiều chính sách nhằm củng cố khối đoàn kết dân tộc, ngoại trừ việc

A. đoàn kết các tầng lớp nhân dân.

B. đề cao sự hòa thuận trong nội bộ triều đình.

C. đoàn kết các tộc người trong cộng đồng quốc gia.

D. đề cao tính tự trị, biệt lập giữa các dân tộc, vùng miền.

Đáp án đúng là: D

Thời kì cổ - trung đại, các vương triều luôn coi trọng việc đoàn kết chặt chẽ giữa các tầng lớp nhân dân và sự hoà thuận trong nội bộ triều đình; đồng thời đề cao mối quan hệ giữa các tộc người với cộng đồng quốc gia để tạo dựng sức mạnh đoàn kết chống ngoại xâm.

Câu 8. Mặt trận dân tộc nào dưới đây được thành lập ở Việt Nam trong thời kì kháng chiến chống Mĩ, cứu nước?

A. Mặt trận Việt Nam độc lập đồng minh.

B. Mặt trận thống nhất nhân dân phản đế Đông Dương.

C. Mặt trận dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam.

D. Mặt trận thống nhất nhân chủ Đông Dương.

Đáp án đúng là: C

Ngày 20/12/1960, tại Tây Ninh, Mặt trận dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam được thành lapah, bao gồm đại biểu các tầng lớp nhân dân, các dân tộc, các tôn giáo và các nhân sĩ yêu nước ở miền Nam Việt Nam, không phân biệt xu hướng chính trị.

Câu 9. Trong lịch sử đấu tranh chống ngoại xâm, khối đại đoàn kết dân tộc Việt Nam có vai trò như thế nào?

A. Là nhân tố ổn định xã hội, tạo nền tảng xây dựng và phát triển đất nước.

B. Tạo nên sức mạnh quyết định cho mọi thắng lợi, bảo vệ vững chắc độc lập dân tộc.

C. Đưa đất nước và nhân dân Việt Nam bước vào thời kì phát triển phồn thịnh.

D. Tạo sức mạnh để cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội, mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế.

Đáp án đúng là: B

Trong lịch sử đấu tranh chống ngoại xâm, khối đại đoàn kết dân tộc Việt Nam đã tạo nên sức mạnh quyết định cho mọi thắng lợi, bảo vệ vững chắc độc lập dân tộc.

Câu 10. Nhân tố nào quyết định mọi thắng lợi trong lịch sử đấu tranh chống ngoại xâm, bảo vệ độc lập dân tộc của nhân dân Việt Nam?

A. Vũ khí tốt, thành lũy kiên cố.

B. Phương tiện chiến đấu hiện đại.

C. Lòng yêu nước, đoàn kết toàn dân.

D. Sự ủng hộ, giúp đỡ của bên ngoài.

Đáp án đúng là: C

Trong lịch sử đấu tranh chống ngoại xâm, tinh thần yêu nước và khối đại đoàn kết dân tộc Việt Nam đã tạo nên sức mạnh quyết định cho mọi thắng lợi, bảo vệ vững chắc độc lập dân tộc.

Câu 11. Nghị định 57/2007/NĐ - CP về chính sách ưu tiên tuyển sinh và hỗ trợ học tập đối với học sinh dân tộc thiểu số là biểu hiện cụ thể của chính sách dân tộc trên lĩnh vực nào?

A. Kinh tế.

B. Giáo dục.

C. Quốc phòng.

D. Y tế.

Đáp án đúng là: B

Nghị định 57/2007/NĐ - CP về chính sách ưu tiên tuyển sinh và hỗ trợ học tập đối với học sinh dân tộc thiểu số là biểu hiện cụ thể của chính sách dân tộc trên lĩnh vực giáo dục.

Câu 12. Ở Việt Nam, Ngày hội đại đoàn kết toàn dân tộc là ngày nào?

A. Ngày 18/11 hằng năm.

B. Ngày 27/7 hằng năm.

C. Ngày 25/6 hằng năm.

D. Ngày 18/3 hằng năm.

Đáp án đúng là: A

Theo Điều 11 Luật Mặt trận Tổ quốc Việt Nam: Ngày 18 tháng 11 hằng năm là Ngày truyền thống của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và là Ngày hội đại đoàn kết toàn dân tộc.

Xem thêm các bài tóm tắt lý thuyết Lịch sử lớp 10 Cánh diều hay, chi tiết khác:

LT Lịch sử 10 Bài 13: Văn minh Chăm-pa, Văn minh Phù Nam

LT Lịch sử 10 Bài 14: Cơ sở hình thành và quá trình phát triển của văn minh Đại Việt

LT Lịch sử 10 Bài 15: Một số thành tựu của văn minh Đại Việt

LT Lịch sử 10 Bài 16: Các dân tộc trên đất nước Việt Nam

LT Lịch sử 10 Bài 17: Khối đại đoàn kết dân tộc trong lịch sử Việt Nam

Đánh giá

0

0 đánh giá