Có người cho rằng, trò đùa của nhân vật “tôi” trong Một chuyện đùa nho nhỏ

10.1 K

Với giải Bài tập 2 trang 12 Ngữ văn lớp 10 Kết nối tri thức chi tiết trong Bài 7: Quyền năng của người kể chuyện giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập Ngữ văn 10. Mời các bạn đón xem:

Giải sách bài tập Ngữ Văn lớp 10 Bài 7: Quyền năng của người kể chuyện

Bài tập 2 trang 12 SBT Ngữ Văn lớp 10 Tập 2: Có người cho rằng, trò đùa của nhân vật “tôi” trong Một chuyện đùa nho nhỏ (An-tôn Sê-khốp) chỉ là sự nông nổi, vô tâm của tuổi trẻ, đáng cảm thông; có người lại xem đó là trò tai ác, gây tổn thương cho Na-đi-a. Bạn suy nghĩ như thế nào về điều đó?

Trả lời:

Gợi ý:

- Đọc lại truyện, ghi nhanh những câu nhân vật “tôi” tự nói về trò đùa của mình, cũng như những tác động mà trò đùa đó gây ra đối với Na-đi-a để có hướng lựa chọn cách hiểu, từ đó lập đề cương cho bài nói.

- Cần nêu một số câu hỏi để trả lời, chẳng hạn: Trước, trong và sau khi “tôi” nói câu bông đùa, quan hệ giữa nhân vật “tôi” và Na-đi-a là thế nào? Động cơ gì khiến “tôi” nói rất nhiều lần câu: “Na-đi-a, anh yêu em!” mà thực sự anh ta không hề yêu? Mỗi lần trượt tuyết, Na-đi-a có trạng thái như thế nào khi nghe loáng thoáng bên tai mình câu nói đó mà không xác định được người nói? Trò đùa của nhân vật “tôi” có gây ra những hậu quả tiêu cực về tâm lí, ảnh hưởng đến cuộc sống của Na-đi-a hay không? Nhân vật tôi có ý thức như thế nào về trò đùa của mình?

- Trả lời thoả đáng các câu hỏi trên, HS sẽ hiểu sâu hơn về nhân vật “tôi” và trò đùa của anh ta, cũng như mức độ tác động của trò đùa đó đối với Na-đi-a. Từ đó, bạn lựa chọn một trong hai cách hiểu trên hoặc đưa ra cách hiểu riêng của mình để lập đề cương cho bài nói, miễn là các dữ kiện đưa ra từ tác phẩm phải phù hợp với lập luận.

* Bài nói mẫu tham khảo:

Trò đùa của nhân vật “tôi” trong Một chuyện đùa nho nhỏ (An-tôn Sê-khốp) chỉ là sự nông nổi, vô tâm của tuổi trẻ, đáng cảm thông hay có người lại xem đó là trò tai ác, gây tổn thương cho Na-đi-a. Đây là hai ý kiến trái ngược về trò đùa của nhân vật “tôi”, nhìn vào diễn biến của câu chuyện và tâm lí của nhân vật Na – đi – a đáng thương, nàng đã luôn băn khoăn và thắc mắc câu “Na – đi – a, anh yêu em” là từ gió hay từ đâu những nàng đã không nhận được câu trả lời tuy nhiên nàng cũng không quá tổn thương hay đau đớn. Cảnh chia tay gợi liên tưởng về một tương lai tươi sáng của các nhân vật. Hai nhân vật không hề gặp nhau trong lần sau cuối đó, nhưng một người đã được lắng nghe điều mình mong muốn, một người đã hoàn thành trọn vẹn câu chuyện đùa của mình để thành toàn mong muốn của người khác. Có lẽ, cả hai sẽ bước tiếp trong cuộc đời với niềm vui, cùng một ký ức đẹp được lưu lại.

Đánh giá

0

0 đánh giá