Lý thuyết Lịch sử 10 Bài 3 (Cánh diều 2024): Sử học với các lĩnh vực khoa học khác

2.9 K

Với tóm tắt lý thuyết Lịch sử lớp 10 Bài 3: Sử học với các lĩnh vực khoa học khác sách Cánh diều hay, chi tiết cùng với bài tập trắc nghiệm chọn lọc có đáp án giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt môn Sử 10.

Lịch sử lớp 10 Bài 3: Sử học với các lĩnh vực khoa học khác

Phần 1. Lý thuyết Lịch sử 10 Bài 3: Sử học với các lĩnh vực khoa học khác

1. Sử học – môn khoa học mang tính liên ngành

- Để phục dựng được hoạt động của con người trong quá khứ, Sử học cần kết hợp nhiều phương pháp nghiên cứu, như phương pháp lịch sử, phương pháp lô-gic, xử lí sử liệu, điền dã,… Sử học cũng khai thác tri thức của nhiều ngành khoa học có liên quan, đặc biệt là khoa học xã hội và nhân văn (Địa lí học, Tôn giáo học, Văn học, Nhân học,...)

- Mọi sự kiện, hiện tượng lịch sử diễn ra trong quá khứ đều gắn với những điều kiện tự nhiên và bối cảnh chính trị - xã hội cụ thể. Nhà sử học không thể phục dựng lại một cách đầy đủ, toàn diện bức tranh về quá khứ nếu chỉ sử dụng những tri thức hoặc các phương pháp lịch sử đơn thuần.

- Một số đối tượng hoặc chủ để nghiên cứu đòi hỏi nhà sử học cần có một nền tảng kiến thức vững chắc về lĩnh vực đó trước khi nghiên cứu chuyên sâu, như lịch sử kinh tế, lịch sử nghệ thuật, lịch sử tôn giáo,..

Lý thuyết Lịch Sử 10 Cánh diều Bài 3: Sử học với các lĩnh vực khoa học khác

Hướng dẫn viên giới thiệu hiện vật tại bảo tàng Lịch sử quốc gia

2. Mối quan hệ giữa sử học với các ngành khoa học xã hội và nhân văn

2.1. Sử học với các ngành khoa học xã hội và nhân văn

- Sự hình thành, phát triển của các ngành khoa học xã hội và nhân văn luôn có sự kết nối và gắn liền với tri thức lịch sử.

- Sự tồn tại và phát triển của Sử học không thể biệt lập và tách rời với các ngành khoa học xã hội và nhân văn.

- Tri thức về lịch sử luôn đóng vai trò là một trong những nguồn tri thức nền tảng đối với khoa học xã hội và nhân vẫn ở mọi lĩnh vực.

- Trong số các ngành khoa học xã hội và nhân văn, Sử học có mối liên hệ đặc biệt gần gũi với Khảo cổ học, Nhân học, Văn học, Địa lí học, Triết học. Trong nhiều trường hợp, mối liên hệ Văn - Sử, Sử - Địa, Sử - Triết, có sự gắn kết và giao thoa không thể tách rời.

Lý thuyết Lịch Sử 10 Cánh diều Bài 3: Sử học với các lĩnh vực khoa học khác

2.2. Các ngành khoa học xã hội và nhân văn với sử học

- Trong quá trình nghiên cứu lịch sử, các nhà sử học thường xuyên khai thác, sử dụng tri thức của các ngành khoa học khác.

- Những thông tin của các ngành khoa học xã hội và nhân văn hỗ trợ Sử học tìm hiểu và nghiên cứu lịch sử một cách toàn diện hơn, cụ thể và chính xác hơn.

- Mối liên hệ giữa Sử học với các ngành khoa học xã hội và nhân văn là mối liên hệ gắn bó, thương hỗ và ngày càng quan trọng trong xu thế phát triển liên ngành, đa ngành của các lĩnh vực khoa học ngày nay.

Lý thuyết Lịch Sử 10 Cánh diều Bài 3: Sử học với các lĩnh vực khoa học khác

3. Mối liên hệ giữa sử học với các ngành khoa học tự nhiên và công nghệ

3.1. Sử học với các ngành khoa học tự nhiên và công nghệ

Lý thuyết Lịch Sử 10 Cánh diều Bài 3: Sử học với các lĩnh vực khoa học khác

Sử học phục dựng và mô tả bốn cuộc cách mạng công nghiệp trong lịch sử

- Mọi ngành khoa học tự nhiên và công nghệ đều có lịch sử. Muốn biết được lịch sử phát triển của ngành như thế nào, người ta cần đến sự hỗ trợ của sử học.

- Vai trò của sử học đối với các ngành khoa học tự nhiên và công nghệ:

+ Nghiên cứu quá trình hình thành, phát triển của các ngành khoa học tự nhiên và Công nghệ, đặc biệt là linh vực có truyền thống lâu đời như: Toán học, Vật lý Hoá học, Thiên văn học,..

+ Những công trình nghiên cứu về lịch sử ra đời và phát triển của các ngành khoa học tự nhiên và công nghệ vừa cung cấp tri thức cho các lĩnh vực khoa học tự nhiên và Công nghệ, vừa đưa đến những hiểu biết sâu rộng về lịch sử tri thức, lịch sử văn minh của con người.

+ Lịch sử các ngành khoa học tự nhiên và công nghệ là một bộ phận và có vai trò quan trọng đối với sự tồn tại, phát triển của các lĩnh vực khoa học này. Sự tổng kết về lịch sử giúp những người làm khoa học tự nhiên và Công nghệ điều chỉnh hoạt động hiệu quả hơn, tiến bộ hơn, nảy sinh những ý tưởng khoa học mới, hạn chế lặp lại sai lầm, đồng thời thúc đẩy sự hiểu biết của đại chúng đối với khoa học.

3.2. Các ngành khoa học tự nhiên và công nghệ với sử học

- Khoa học tự nhiên và công nghệ có mối quan hệ tương hỗ với Sử học.

+ Các ngành khoa học tự nhiên và công nghệ cung cấp nguồn dữ liệu rộng lớn và đa dạng cho các nhà sử học, thông qua đó, nhà sử học có thể miêu tả, trình bày lịch sử một cách toàn diện, cụ thể và chính xác hơn.

+ Các lĩnh vực công nghệ thông tin, viễn thảm, hệ thống thông tin địa lí (GIS), trị tuệ nhân tạo, internet vạn vật, thực tế ảo, hỗ trợ các nhà sử học một cách hiệu quả trong quá trình thu thập và xử lí sử liệu trình bày và tái hiện quá khứ.

Lý thuyết Lịch Sử 10 Cánh diều Bài 3: Sử học với các lĩnh vực khoa học khác

Ứng dụng công nghệ tương tác 3D trong tham quan bảo tàng lịch sử

Phần 2. Bài tập trắc nghiệm Lịch sử 10 Bài 3: Sử học với các lĩnh vực khoa học khác

Câu 1. Đối với ngành khoa học xã hội và nhân văn, tri thức về lĩnh vực nào sau đây đóng vai trò là một trong những nguồn tri thức nền tảng?

A. Địa lí nhân văn.

B. Sử học.

C. Toán học.

D. Vật lí học.

Đáp án đúng là: B

Tri thức về lịch sử luôn đóng vai trò là một trong những nguồn tri thức nền tảng đối với khoa học xã hội và nhân văn ở mọi lĩnh vực, đặc biệt là trong việc nghiên cứu sự hình thành, biến đổi của các lĩnh vực thuộc đời sống văn hóa và xã hội của con người.

Câu 2. Trong số các ngành khoa học xã hội và nhân văn, Sử học có mối liên hệ đặc biệt gần gũi với

A. Toán học, Khảo cổ học, Địa lí tự nhiên, Nhân học,…

B. Văn học, Địa lí nhân văn, Triết học, Vật lí học,…

C. Khảo cổ học, Nhân học, Văn học, Địa lí nhân văn,…

D. Tin học, Triết học, dân tộc học, chính trị học, hóa học…

Đáp án đúng là: C

Trong số các ngành khoa học xã hội và nhân văn, Sử học có mối liên hệ đặc biệt gần gũi với Khảo cổ học, Nhân học, Văn học, Địa lí học, Triết học. Trong nhiều trường hợp, mối liên hệ Văn - Sử, Sử - Địa, Sử- Triết, có sự gắn kết và giao thoa không thể tách rời.

Câu 3. Trong quá trình nghiên cứu lịch sử, thành tựu của các ngành khoa học xã hội và nhân văn hỗ trợ đắc lực cho việc

A. dự đoán, dự báo tương lai.

B. tìm hiểu, phục dựng quá khứ.

C. xác định đối tượng nghiên cứu.

D. xác định phương pháp nghiên cứu.

Đáp án đúng là: B

Trong quá trình nghiên cứu lịch sử, thành tựu của các ngành khoa học xã hội và nhân văn hỗ trợ đắc lực cho việc tìm hiểu, phục dựng lại quá khứ.

Câu 4. Những thông tin của các ngành khoa học xã hội và nhân văn hỗ trợ Sử học tìm hiểu và nghiên cứu lịch sử một cách

A. tiến bộ, khách quan và trung thực hơn.

B. phiến diện, khách quan và tiến bộ hơn.

C. toàn diện, cụ thể và chính xác hơn.

D. chủ quan, tiến bộ và chính xác hơn.

Đáp án đúng là: C

Những thông tin của các ngành khoa học xã hội và nhân văn hỗ trợ Sử học tìm hiểu và nghiên cứu lịch sử một cách toàn diện hơn, cụ thể và chính xác hơn.

Câu 5. Nhận định nào sau đây đúng về mối quan hệ giữa sử học với các ngành khoa học xã hội và nhân văn?

A. Mối quan hệ gắn bó, tương hỗ hai chiều.

B. Tồn tại biệt lập, không có sự giao thoa với nhau.

C. Sử học chi phối các ngành khoa học xã hội và nhân văn.

D. Các ngành khoa học xã hội và nhân văn chi phối sử học.

Đáp án đúng là: A

Mối liên hệ giữa Sử học với các ngành khoa học xã hội và nhân văn là mối liên hệ gắn bó, thương hỗ và ngày càng quan trọng trong xu thế phát triển liên ngành, đa ngành của các lĩnh vực khoa học ngày nay.

Câu 6. Em hãy cho biết nhận định dưới đây đúng hay sai?

“Sử học -môn khoa học mang tính liên ngành”

A. Đúng

B. Sai

Đáp án đúng là: A

- Sử học là môn khoa học mang tính liên ngành, vì:

+ Để phục dựng được hoạt động của con người trong quá khứ, Sử học cần kết hợp nhiều phương pháp nghiên cứu. Sử học cũng khai thác tri thức của nhiều ngành khoa học có liên quan, đặc biệt là khoa học xã hội và nhân văn.

+ Mọi sự kiện, hiện tượng lịch sử diễn ra trong quá khứ đều gắn với những điều kiện tự nhiên và bối cảnh chính trị - xã hội cụ thể. Nhà sử học không thể phục dựng lại một cách đầy đủ, toàn diện bức tranh về quá khứ nếu chỉ sử dụng những tri thức hoặc các phương pháp lịch sử đơn thuần.

+ Một số đối tượng hoặc chủ để nghiên cứu đòi hỏi nhà sử học cần có một nền tảng kiến thức vững chắc về lĩnh vực đó trước khi nghiên cứu chuyên sâu.

Câu 7. Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng lý do sử học là môn khoa học mang tính liên ngành?

A. Sử học là khoa học cơ bản, nền tảng của các ngành khoa học khác.

B. Để phục dựng quá khứ, cần kết hợp sử dụng nhiều phương pháp nghiên cứu.

C. Mọi sự kiện, hiện tượng lịch sử đều gắn với những điều kiện, bối cảnh cụ thể.

D. Một số đối tượng nghiên cứu đòi hỏi nhà sử học có nền tảng kiến thức vững chắc.

Đáp án đúng là: A

- Sử học là môn khoa học mang tính liên ngành, vì:

+ Để phục dựng được hoạt động của con người trong quá khứ, Sử học cần kết hợp nhiều phương pháp nghiên cứu. Sử học cũng khai thác tri thức của nhiều ngành khoa học có liên quan, đặc biệt là khoa học xã hội và nhân văn.

+ Mọi sự kiện, hiện tượng lịch sử diễn ra trong quá khứ đều gắn với những điều kiện tự nhiên và bối cảnh chính trị - xã hội cụ thể. Nhà sử học không thể phục dựng lại một cách đầy đủ, toàn diện bức tranh về quá khứ nếu chỉ sử dụng những tri thức hoặc các phương pháp lịch sử đơn thuần.

+ Một số đối tượng hoặc chủ để nghiên cứu đòi hỏi nhà sử học cần có một nền tảng kiến thức vững chắc về lĩnh vực đó trước khi nghiên cứu chuyên sâu.

Câu 8. Ngành khoa học nào dưới đây không thuộc nhóm ngành khoa học xã hội và nhân văn?

A. Văn học.

B. Tôn giáo học.

C. Chính trị học.

D. Địa lí tự nhiên.

Đáp án đúng là: D

- Địa lí tự nhiên thuộc nhóm ngành khoa học tự nhiên.

Câu 9. Ngành khoa học nào dưới đâythuộc nhóm ngành khoa học xã hội và nhân văn?

A. Tin học.

B. Sinh học.

C. Nhân học.

D. Thiên văn học.

Đáp án đúng là: C

- Nhân học thuộc nhóm ngành khoa học xã hội và nhân văn.

Câu 10. Đối với các ngành khoa học xã hội và nhân văn, tri thức lịch sử luôn

A. đóng vai trò là một trong những nguồn tri thức nền tảng.

B. là một bộ phận biệt lập, tách rời, không có sự kết nối.

C. cung cấp mọi thông tin, sự hiểu biết về các ngành đó.

D. biệt lập, không có sự gắn kết, giao thoa với nhau.

Đáp án đúng là: A

Tri thức về lịch sử luôn đóng vai trò là một trong những nguồn tri thức nền tảng đối với khoa học xã hội và nhân văn ở mọi lĩnh vực, đặc biệt là trong việc nghiên cứu sự hình thành, biến đổi của các lĩnh vực thuộc đời sống văn hóa và xã hội của con người.

Câu 11. Ủy ban Di sản Thế giới của UNESCO công nhận thành phố Chi-chen I-ít-da (Tây Ban Nha) là Di sản Văn hóa Thế giới vào năm nào?

A. Năm 1996

B. Năm 1997

C. Năm 1998

D. Năm 1999

Đáp án đúng là: C

Ủy ban Di sản Thế giới của UNESCO công nhận thành phố Chi-chen I-ít-da (Tây Ban Nha) là Di sản Văn hóa Thế giới vào năm 1998

Câu 12. Em hãy cho biết thông tin dưới đây đúng hay sai?

“Năm 1998, Ủy ban Di sản Thế giới của UNESCO thông qua Nghị quyết di danh Chi-chen I-ít-da - Thành phố thời tiền thực dân Tây Ban Nha, vào Danh mục Di sản Văn hóa Thế giới”

A. Đúng

B. Sai

Đáp án đúng là: A

Năm 1998, Ủy ban Di sản Thế giới của UNESCO thông qua Nghị quyết di danh Chi-chen I-ít-da - Thành phố thời tiền thực dân Tây Ban Nha, vào Danh mục Di sản Văn hóa Thế giới”

Câu 13. Tổ chức UNESCO công nhận Khu du tích Hoàng thành Thăng Long (Việt Nam) là Di sản Văn hóa Thế giới vào năm nào?

A.2010

B. 2009

C. 2008

D. 2007.

Đáp án đúng là: A

Tổ chức UNESCO công nhận Khu du tích Hoàng thành Thăng Long (Việt Nam) là Di sản Văn hóa Thế giới vào ngày 31/7/2010.

Câu 14. Để khôi phục và làm nổi bật giá trị của Khu di tích Hoàng thành Thăng Long, sử học đã khai thác và sử dụng tri thức, phương pháp nghiên cứu của các ngành khoa học nào?

A. Tâm lí học, Chính trị học, Triết học; Nhân học, Cổ sinh vật học,…

B. Thiên văn học, Địa lí tự nhiên; Sinh học; Vật lí học; Tin học,…

C. Địa chất học; Cổ sinh vật học; Dân tộc học; Vật lí lượng tử,…

D. Khảo cổ học, Địa lí học, Văn hóa, Tôn giáo học, Kiến trúc, Nghệ thuật,…

Đáp án đúng là: D

Để khôi phục và làm nổi bật giá trị của Khu di tích Hoàng thành Thăng Long, sử học đã khai thác và sử dụng tri thức, phương pháp nghiên cứu của các ngành khoa học, như: Khảo cổ học, Địa lí học, Văn hóa, Tôn giáo học, Kiến trúc, Nghệ thuật,…

Câu 15. Địa lí tự nhiên cung cấp dữ liệu để các nhà sử học nghiên cứu về

A. lịch sử khu vực, vùng miền; các sự kiện, hiện tượng gắn với địa hình, khí hậu…

B. quá trình làm ra lịch và cách tính thời gian của con người trong lịch sử.

C. sự sáng tạo của con người trong quá trình vận động phát triển xã hội.

D. nguồn gốc nhân chủng, đặc điểm hình thể của các tộc người.

Đáp án đúng là: A

Địa lí tự nhiên cung cấp dữ liệu để các nhà sử học nghiên cứu về lịch sử khu vực, vùng miền; các sự kiện, hiện tượng lịch sử gắn với địa hình, khí hậu, tài nguyên…

Câu 16. Thiên văn học cung cấp những tri thức cơ bản để các nhà sử học khám phá về

A. lịch sử khu vực, vùng miền; các sự kiện, hiện tượng gắn với địa hình, khí hậu…

B. quá trình làm ra lịch và cách tính thời gian của con người trong lịch sử.

C. sự sáng tạo của con người trong quá trình vận động phát triển xã hội.

D. nguồn gốc nhân chủng, đặc điểm hình thể của các tộc người.

Đáp án đúng là: B

Thiên văn học cung cấp những tri thức cơ bản để các nhà sử học khám phá về quá trình làm ra lịch và cách tính thời gian của con người trong lịch sử.

Câu 17. Để tìm hiểu về về quá trình làm ra lịch và cách tính thời gian của con người trong lịch sử, các nhà sử học cần dựa vào tri thức của ngành khoa học nào dưới đây?

A. Địa lí nhân văn.

B. Toán học.

C. Thiên văn học.

D. Sinh học.

Đáp án đúng là: C

Thiên văn học cung cấp những tri thức cơ bản để các nhà sử học khám phá về quá trình làm ra lịch và cách tính thời gian của con người trong lịch sử.

Câu 18. Để tìm hiểu về lịch sử khu vực, vùng miền; các sự kiện, hiện tượng lịch sử gắn với địa hình, khí hậu… các nhà sử học cần dựa vào tri thức của ngành khoa học nào dưới đây?

A. Địa lí nhân văn.

B. Thiên văn học.

C. Địa lí tự nhiên.

D. Khảo cổ học.

Đáp án đúng là: C

Địa lí tự nhiên cung cấp dữ liệu để các nhà sử học nghiên cứu về lịch sử khu vực, vùng miền; các sự kiện, hiện tượng lịch sử gắn với địa hình, khí hậu, tài nguyên…

Câu 19. Khi xử lí số liệu, các nhà sử học có thể sử dụng phương pháp nghiên cứu nào của ngành toán học?

A. Đồng vị phóng xạ 14C.

B. Phân tích định lượng, thống kê.

C. Giải mã trình tự gen.

D. Ứng dụng công nghệ số.

Đáp án đúng là: B

Toán học với các phương pháp phân tích định lượng, thống kê, chọn mẫu,… được nhà sử học sử dụng khi xử lí số liệu, làm cơ sở cho các nhận xét, kết luận,…

Câu 20. Nhà sử học sử dụng các phương pháp phân tích định lượng, thống kê, chọn mẫu,… (trong Toán học) để

A. giám định niên đại sử liệu.

B. xử lí số liệu.

C. xây dựng bản đồ về sự kiện.

D. giải mã trình tự gen.

Đáp án đúng là: B

Toán học với các phương pháp phân tích định lượng, thống kê, chọn mẫu,… được nhà sử học sử dụng khi xử lí số liệu, làm cơ sở cho các nhận xét, kết luận,…

Câu 21. Các nhà khoa học đã dựa thành tựu của lĩnh vực nào để phát hiện dấu tích tiền sử tại Guýt-sơ (Anh)?

A. Thiên văn học.

B. Công nghệ viễn thám.

C. Vật lí học.

D. Địa lí tự nhiên.

Đáp án đúng là: B

Năm 2020, thông qua công nghệ viễn thám, các nhà khoa học đã phát hiện ra một cấu trúc rộng lớn ở vùng Guýt-sơ (Anh). Di chỉ này có niên đại khoảng 4500 năm trước, là cấu trúc tiền sử lớn nhất được tìm thấy ở Anh.

Câu 22. Các di chỉ thuộc cấu trúc tiền sử Guýt-sơ (Anh) có niên đại khoảng

A. 5500 năm trước.

B. 4500 năm trước.

C. 3500 năm trước.

D. 2500 năm trước.

Đáp án đúng là: B

Năm 2020, thông qua công nghệ viễn thám, các nhà khoa học đã phát hiện ra một cấu trúc rộng lớn ở vùng Guýt-sơ (Anh). Di chỉ này có niên đại khoảng 4500 năm trước, là cấu trúc tiền sử lớn nhất được tìm thấy ở Anh.

Câu 23. Nhận định nào sau đây đúng về mối quan hệ giữa sử học với các ngành khoa học tự nhiên và công nghệ?

A. Mối quan hệ gắn bó, tương hỗ hai chiều.

B. Tồn tại biệt lập, không có sự giao thoa với nhau.

C. Sử học chi phối các ngành khoa học tự nhiện và công nghệ.

D. Các ngành khoa học tự nhiện và công nghệ chi phối sử học.

Đáp án đúng là: A

Mối liên hệ giữa Sử học với các ngành khoa học tự nhiện và công nghệ là mối liên hệ gắn bó, thương hỗ hai chiều.

Câu 24. Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng vai trò của sử học với các ngành khoa học tự nhiên và công nghệ?

A. Nghiên cứu quá trình hình thành, phát triển của các ngành KHTN và Công nghệ.

B. Đưa đến những hiểu biết sâu rộng về lịch sử tri thức, lịch sử văn minh của con người.

C. Giúp những người làm KHTN và Công nghệ điều chỉnh hoạt động hiệu quả hơn.

D. Tri thức lịch sử là nền tảng, chi phối mọi hoạt động nghiên cứu KHTN và Công nghệ.

Đáp án đúng là: D

- Vai trò của sử học đối với các ngành khoa học tự nhiên và công nghệ:

+ Nghiên cứu quá trình hình thành, phát triển của các ngành khoa học tự nhiên và Công nghệ, đặc biệt là linh vực có truyền thống lâu đời.

+ Những công trình nghiên cứu về lịch sử ra đời và phát triển của các ngành khoa học tự nhiên và công nghệ vừa cung cấp tri thức cho các lĩnh vực khoa học tự nhiên và Công nghệ, vừa đưa đến những hiểu biết sâu rộng về lịch sử tri thức, lịch sử văn minh của con người.

+ Sự tổng kết về lịch sử giúp những người làm khoa học tự nhiên và Công nghệ điều chỉnh hoạt động hiệu quả hơn, tiến bộ hơn, nảy sinh những ý tưởng khoa học mới, hạn chế lặp lại sai lầm, đồng thời thúc đẩy sự hiểu biết của đại chúng đối với khoa học.

Câu 25. Thông qua hệ thống tri thức chuyên ngành, phương pháp nghiên cứu, khái niệm,… của các ngành khoa học tự nhiên, nhà sử học có thể mô tả, trình bày lịch sử một cách

A. tiến bộ, khách quan và trung thực hơn.

B. phiến diện, khách quan và tiến bộ hơn.

C. toàn diện, cụ thể và chính xác hơn.

D. chủ quan, tiến bộ và chính xác hơn.

Đáp án đúng là: C

Thông qua hệ thống tri thức chuyên ngành, phương pháp nghiên cứu, khái niệm,… của các ngành khoa học tự nhiên, nhà sử học có thể mô tả, trình bày lịch sử một cách toàn diện, cụ thể và chính xác hơn.

Câu 26. Ngành khoa học nào dưới đây không thuộc nhóm ngành khoa học tự nhiên?

A. Địa lí tự nhiên.

B. Thiên văn học.

C. Sinh học.

D. Địa lí nhân văn.

Đáp án đúng là: D

- Địa lí nhân văn thuộc nhóm ngành khoa học xã hội và nhân văn

Câu 27. Ngành khoa học nào dưới đâythuộc nhóm ngành khoa học tự nhiên?

A. In 3D.

B. Viễn thám.

C. Toán học.

D. Khảo cổ học.

Đáp án đúng là: C

- Toán học thuộc nhóm ngành khoa học khoa học tự nhiên.

Câu 28. Lĩnh vựcnào dưới đây không thuộc nhóm ngành công nghệ?

A. Internet vạn vật.

B. Thực tại ảo tăng cường.

C. Giải trình tự gen.

D. Địa lí tự nhiên.

Đáp án đúng là: D

- Địa lí tự nhiên thuộc nhóm ngành khoa học tự nhiên.

Câu 29. Lĩnh vực nào dưới đâythuộc nhóm ngành công nghệ?

A. Cổ sinh vật học.

B. Địa chất học.

C. Trí tuệ nhân tạo.

D. Khảo cổ học.

Đáp án đúng là: C

- Trí tuệ nhân tạo thuộc nhóm ngành công nghệ.

Câu 30. Các nhà sử học không sử dụng công nghệ và kĩ thuật hiện đại trong việc

A. tìm dấu vết của các nền văn minh cổ xưa.

B. tái tạo không gian, hiện vật… lịch sử.

C. khám phá quá trình làm ra lịch của con người.

D. đo đạc, thiết lập bản đồ di tích trên quy mô lớn.

Đáp án đúng là: C

- Thiên văn học cung cấp những tri thức cơ bản để các nhà sử học khám phá về quá trình làm ra lịch và cách tính thời gian của con người trong lịch sử.

- Công nghệ và kĩ thuật hiện đại giúp sử học có thể thực hiện các dự án, nhiệm vụ nan giải, như: tìm dấu vết của các nền văn minh cổ xưa; tái tạo không gian, hiện vật… lịch sử; đo đạc, thiết lập bản đồ di tích trên quy mô lớn….

Câu 31. Thành tựu của lĩnh vực nào dưới đây có thể hỗ trợ hiệu quả cho Sử học trong việc tìm kiếm dấu vết của những nền văn minh cổ xưa thông qua quan sát từ không gian?

A. Công nghệ viễn thám.

B. Địa lí tự nhiên.

C. Khảo cổ học.

D. Dân tộc học.

Đáp án đúng là: A

Công nghệ viễn thám có thể hỗ trợ hiệu quả cho Sử học trong việc tìm kiếm dấu vết của những nền văn minh cổ xưa thông qua quan sát từ không gian.

Câu 32. Để có thể đưa ra nhận xét về: tỉ lệ phân bố ruộng đất công và ruộng đất tư ở một số địa phương dưới thời Nguyễn, các nhà sử học đã sử dụng phương pháp nghiên cứu của ngành nào?

A. Địa lí nhân văn.

B. Vật lí học.

C. Toán học.

D. Công nghệ viễn thám.

Đáp án đúng là: C

Để có thể đưa ra nhận xét về: tỉ lệ phân bố ruộng đất công và ruộng đất tư ở một số địa phương dưới thời Nguyễn, các nhà sử học đã sử dụng phương pháp nghiên cứu của ngành Toán học (ví dụ: phương pháp thống kê,…)

Câu 33. Để làm rõ các giá trị của tác phẩm “Tuyên ngôn Độc lập” (Hồ Chí Minh), các nhà khoa học đã sử dụng tri thức của những lĩnh vực nào?

A. Lịch sử, văn học, tư tưởng,…

B. Địa lí tự nhiên, Nhân học,…

C. Dân tộc học, trí tuệ nhân tạo,…

D. Lịch sử, Vật lí học, Tin học,…

Đáp án đúng là: A

Để làm rõ các giá trị của tác phẩm “Tuyên ngôn Độc lập” (Hồ Chí Minh), các nhà khoa học đã sử dụng tri thức của những lĩnh vực: Lịch sử, văn học, tư tưởng,…

Xem thêm các bài tóm tắt lý thuyết Lịch sử lớp 10 Cánh diều hay, chi tiết khác:

LT Lịch sử 10 Bài 2: Tri thức lịch sử và cuộc sống

LT Lịch sử 10 Bài 3: Sử học với các lĩnh vực khoa học khác

LT Lịch sử 10 Bài 4: Sử học với một số lĩnh vực, ngành hiện đại

LT Lịch sử 10 Bài 5: Khái niệm văn minh

LT Lịch sử 10 Bài 6: Một số nền văn minh Phương Đông

Đánh giá

0

0 đánh giá