Chọn một trong hai đề sau để viết thành đoạn văn hoặc bài văn ngắn

736

Với giải Câu 10 trang 43 SBT Ngữ Văn lớp 7 Cánh diều chi tiết trong Ôn tập và tự đánh giá cuối học kì 1 giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong SBT Ngữ Văn 7. Mời các bạn đón xem:

Giải sách bài tập Ngữ Văn lớp 7 Ôn tập và tự đánh giá cuối học kì 1

Câu 10 trang 43 SBT Ngữ Văn lớp 7 Tập 1: (Phần Tự đánh giá cuối học kì I, SGK) Chọn một trong hai đề sau để viết thành đoạn văn hoặc bài văn ngắn:

Đề 1. Phân tích đặc điểm một nhân vật trong các tác phẩm truyện đã học ở sách Ngữ văn 7, tập một mà em có ấn tượng và yêu thích.

Đề 2. Nêu suy nghĩ và cảm xúc của em sau khi đọc hai khổ thơ trích từ bài thơ Sang thu (Hữu Thỉnh) nêu trên (từ “Bỗng nhận ra” đến “sang thu”).

Trả lời:

Đề 1

Bài văn mẫu tham khảo:

Chú bé Phrăng trong buổi học cuối cùng của nhà văn An-phông-xơ Đô-đê là một nhân vật đặc biệt để lại cho em nhiều ấn tượng sâu sắc nhất. Mở đầu đoạn trích ta thấy Phrăng hiện lên là một cậu bé vô tư, hồn nhiên và có phần hơi lười học, thỉnh thoảng cậu còn trốn học để đi chơi. Thế nhưng cậu cũng là một đứa trẻ vô cùng nhạy cảm. Cậu bé vô lo vô nghĩ ấy đã dễ dàng nhận ra sự khác lạ đang diễn ra xung quanh mình. Và hơn hết chú cũng là một công dân vô cùng yêu nước. Tình yêu nước tha thiết được thể hiện rất rõ trong buổi học cuối cùng bằng tiếng Pháp. Khi nghe thầy giảng bài, cậu bỗng thấy yêu tiếng Pháp đến lạ, thấy những bài giảng của thầy hôm nay thật dễ hiểu. Và khi nghe thầy nói rằng từ nay trở đi cậu không còn được học tiếng Pháp nữa thì bỗng dung cậu thấy choáng váng, ân hận vì trước đây đã mải chơi. Diễn biến tâm trạng của Phrăng cho thấy ở cậu có một tình yêu nước mãnh liệt.

Đề 2

Bài văn mẫu tham khảo:

Mùa thu luôn là đề tài khơi gợi được nhiều cảm hứng cho các thi sĩ. Ta có thể bắt gặp chùm thơ thu của Nguyễn Khuyến, bắt gặp Đây mùa thu tới của Xuân Diệu. Và tác giả Hữu Thỉnh cũng có một bài thơ Sang thu rất nhẹ nhàng. Với những cảm nhận tinh tế, mới mẻ của nhà thơ ta thấy thu đến bằng một tín hiệu hết sức nhẹ nhàng trong một không gian thu chật hẹp đó là “hương ổi”, là “gió se” phả vào trong ngõ. Hương ổi vừa quen lại vừa lạ, quen là bởi nó là hương vị của đồng quê, lạ là bởi từ trước đến nay trong thơ ca nhắc đến thu là người ta nhắc đến ao thu, trời thu, lá vàng rơi. Thế mà ở đây Hữu Thỉnh lại nhận ra hương ổi thơm ngát phải vào trong gió se. Động từ “phả” đã diễn tả được mùi hương thơm ngát hòa lẫn trong gió đầu thu. Thu đến không chỉ có gió se, có hương ổi mà sương cũng đã bắt đầu “chùng chình”. Rồi đến cảnh vật khi thu đến dường như cũng bắt đầu đổi khác: song thì “đềnh dàng”, chim cũng bắt đầu vội vã để về phương nam tránh rét, đám mây mùa hạ thì “vắt nửa mình” sang thu. Hình ảnh đám mây được nhân hóa với hành động “vắt nửa mình”. Hình ảnh thơ rất giàu tính chất tạo hình trong không gian và có ý nghĩa diễn tả sự vận động của thời gian. Đám mây trắng buốt mềm mại trải dài như một tấm lụa treo ngang trên bầu trời, rất nhẹ nhàng, duyên dáng. Và mây cũng chính là ranh giới chao nghiêng giữa hai mùa hạ – thu. . Tóm lại, với một hệ thống những hình ảnh đẹp, giàu tính chất tạo hình trong không gian, kết hợp với nghệ thuật nhân hóa, tương phản, nhà thơ đã khắc họa thành công khung cảnh trời đất khi bắt đầu vào thu thật sống động, tinh tế, nhẹ nhàng.

Đánh giá

0

0 đánh giá