Tailieumoi sưu tầm và biên soạn giải vở bài tập Ngữ Văn lớp 7 Ôn tập và tự đánh giá cuối học kì 1 sách Cánh diều hay, chi tiết giúp học sinh dễ dàng làm bài tập trong VBT Ngữ Văn 7. Mời các bạn đón xem:
Giải vở bài tập Ngữ Văn lớp 7 Ôn tập và tự đánh giá cuối học kì 1
Loại |
Thể loại hoặc kiểu văn bản |
Tên văn bản đã học |
Văn bản văn học |
- Truyện ngắn |
- Buổi học cuối cùng,... |
- Thơ - ... |
... |
|
Văn bản nghị luận |
... |
... |
Văn bản thông tin |
... |
... |
Trả lời:
Loại |
Thể loại hoặc kiểu văn bản |
Tên văn bản đã học |
Văn bản văn học |
- Truyện ngắn và tiểu thuyết |
- Buổi học cuối cùng - Người đàn ông cô độc giữa rừng - Dọc đường xứ Nghệ |
- Thơ - Truyện khoa học viễn tưởng |
- Mẹ - Tiếng gà trưa - Ông đồ - Bạch tuộc - Chất làm gỉ - Nhật trình Sol 6 |
|
Văn bản nghị luận |
- Nghị luận văn học |
- Thiên nhiên và con người trong truyện “Đất rừng phương Nam” - Vẻ đẹp của bài thơ “Tiếng gà trưa” - Sức hấp dẫn của tác phẩm “Hai vạn dặm dưới đáy biển” |
Văn bản thông tin |
- Văn bản thông tin |
- Ca Huế - Hội thi thổi cơm - Những nét đặc sắc trên “đất vật” Bắc Giang |
Loại |
Tên văn bản |
Nội dung chính |
Văn bản văn học |
Mẹ (Đỗ Trung Lai) |
Mẫu: Nỗi xúc động, bâng khuâng của tác giả khi nhìn hàng cau và nghĩ về người mẹ. |
Ông đồ (Vũ Đình Liên) |
|
|
Tiếng gà trưa (Xuân Quỳnh) |
|
|
Người đàn ông cô độc giữa rừng (Đoàn Giỏi) |
|
|
Buổi học cuối cùng (Đô-đê) |
|
|
Dọc đường xứ Nghệ (Sơn Tùng) |
|
|
Bạch tuộc (Giuyn Véc-nơ) |
|
|
Chất làm gỉ (Rây Brét-bơ-ry) |
|
|
Nhật trình Sol 6 (En-đi Uya) |
|
|
Văn bản nghị luận |
Thiên nhiên và con người trong truyện “Đất rừng phương Nam” (Bùi Hồng) |
|
Vẻ đẹp của bài thơ “Tiếng gà trưa” (Đinh Trọng Lạc) |
|
|
Sức hấp dẫn của tác phẩm “Hai vạn dặm dưới đáy biển” (Lê Phương Liên)
|
|
|
Văn bản thông tin |
Ca Huế (Theo dsvh.gov.vn) |
|
Hội thi thổi cơm (Theo dulichvietnam.org.vn) |
|
|
Những nét đặc sắc trên “đất vật” Bắc Giang (Theo Phí Trường Giang) |
|
Trả lời:
Loại |
Tên văn bản |
Nội dung chính |
Văn bản văn học |
Mẹ (Đỗ Trung Lai) |
Mẫu: Nỗi xúc động, bâng khuâng của tác giả khi nhìn hàng cau và nghĩ về người mẹ. |
Ông đồ (Vũ Đình Liên) |
Bài thơ thể hiện tình cảnh thất thế, tàn tạ đáng thương của ông đồ. Qua đó, thể hiện niềm thương cảm của tác giả trước một lớp người đang tàn tạ và nỗi nhớ tiếc cảnh cũ người xưa. |
|
Tiếng gà trưa (Xuân Quỳnh) |
Gợi về những kỉ niệm đẹp đẽ của tuổi thơ và tình bà cháu. Tình cảm gia đình đã làm sâu sắc thêm tình quê hương đất nước. |
|
Người đàn ông cô độc giữa rừng (Đoàn Giỏi) |
Câu chuyện kể lại chuyến đi thăm chú Võ Tòng của cậu bé An và tía nuôi. Tại đây An đã được gặp chú Võ Tòng, hiểu được phần nào về con người lương thiện, chất phác và mạnh mẽ của chú. |
|
Buổi học cuối cùng (Đô-đê) |
Chuyện kể về buổi học tiếng Pháp cuối cùng ở vùng An-dát qua lời kể của cậu học trò Phrăng. |
|
Dọc đường xứ Nghệ (Sơn Tùng) |
Đoạn trích thuật lại chuyến đi về xứ Nghệ của ba cha con Phó bảng. ta thấy được sự ham thích học hỏi của hai cậu bé, nổi bật là những nhận xét, đánh giá của cậu bé Côn về đất nước và con người. |
|
Bạch tuộc (Giuyn Véc-nơ) |
Đoạn trích kể về cuộc chiến đấu mãnh mẽ dũng cảm giữa giáo sư A- rôn- nác và những người đồng hành trên con tàu No -ti -lớt và lũ quái vật “bạch tuộc”. |
|
Chất làm gỉ (Rây Brét-bơ-ry) |
Văn bản Chất làm gỉ nói về ý tưởng vô hiệu hóa những vũ khí và các loại công cụ nhằm phục vụ cho chiến tranh của viên trung sĩ trẻ tuổi. |
|
Nhật trình Sol 6 (En-đi Uya) |
Đoạn trích nói về sự tuyệt vọng của phi hành gia Mác Oát – ni khi nhận ra mình bị mắc kẹt trên Sao Hỏa do một sự cố không mong muốn và mất tín hiệu với Trái Đất. |
|
Văn bản nghị luận |
Thiên nhiên và con người trong truyện “Đất rừng phương Nam” (Bùi Hồng) |
Văn bản “Thiên nhiên và con người trong truyện Đất rừng phương Nam” trình bày những nhận xét của tác giả về con người và thiên nhiên nơi đây mà cụ thể là trong tiểu thuyết Đất rừng phương Nam. |
Vẻ đẹp của bài thơ “Tiếng gà trưa” (Đinh Trọng Lạc) |
Văn bản phân tích vẻ đẹp nội dung và nghệ thuật trong bài thơ Tiếng gà trưa – Xuân Quỳnh |
|
Sức hấp dẫn của tác phẩm “Hai vạn dặm dưới đáy biển” (Lê Phương Liên) |
Văn bản nói về khát vọng của con người với biển cả mênh mông, rộng lớn, giá trị nhân văn sâu sắc của cuốn tiểu thuyết vĩ đại này với hiện tại và tương lai |
|
Văn bản thông tin |
Ca Huế (Theo dsvh.gov.vn) |
Văn bản tập trung trình bày nguồn gốc, quy định, luật lệ và giá trị nghệ thuật, thành tựu của thể loại âm nhạc Ca Huế. |
Hội thi thổi cơm (Theo dulichvietnam.org.vn) |
Văn bản kể lại đặc điểm, hình thức của một số hội thi nấu cơm trên cả nước: Thi nấu cơm ở hội Thị Cấm,thi nấu cơm ở hội làng Chuông , thi nấu cơm ở hội Từ Trọng, thi nấu cơm ở hội Hành Thiện. |
|
Những nét đặc sắc trên “đất vật” Bắc Giang (Theo Phí Trường Giang) |
Văn bản trình bày các quy định, nghi thức của “keo vật thờ” ở hội vật Bắc Giang. Ý nghĩa truyền thống sâu sắc của hội vật dân tộc. |
a) Thơ bốn chữ, năm chữ (xem mục Chuẩn bị SGK, Ngữ văn 7, tập một, trang 44)
- Chú ý số tiếng ở mỗi dòng, khổ thơ, cách ngắt nhịp, gieo vần, thanh bằng trắc và biện pháp tu từ có trong bài thơ.
-.............................................................................
b) Tiểu thuyết, truyện ngắn (xem mục Chuẩn bị, SGK Ngữ văn 7, tập một, trang 15)
- Tóm tắt nội dung.............................................................................
- Nhân vật.............................................................................
c) Truyện khoa học viễn tưởng (xem mục Chuẩn bị, SGK Ngữ văn 7, tập một, trang 60)
- Tác giả.............................................................................
- Những yếu tố nào.............................................................................
- Những yếu tố nào.............................................................................
không có các yếu tố thần kì, siêu nhiên như truyện truyền thuyết, cổ tích?
Trả lời:
a) Thơ bốn chữ, năm chữ (xem mục Chuẩn bị SGK, Ngữ văn 7, tập một, trang 44)
- Chú ý số tiếng ở mỗi dòng, khổ thơ, cách ngắt nhịp, gieo vần, thanh bằng trắc và biện pháp tu từ có trong bài thơ.
- Đối tượng và sự việc mà bài thơ nói đến, người bày tỏ cảm xúc, tình cảm suy nghĩ trong bài thơ.
b) Tiểu thuyết, truyện ngắn (xem mục Chuẩn bị, SGK Ngữ văn 7, tập một, trang 15)
- Tóm tắt nội dung văn bản (Truyện kể lại sự kiện gì? Xảy ra trong bối cảnh nào?
- Nhân vật chính là ai? Nhân vật ấy được nhà văn thể hiện qua những phương diện nào?
- Truyện kể theo ngôi kể nào? Nếu có sự thay đổi ngôi kể thì tác dụng của việc thay đổi ấy là gì?
- Truyện giúp em hiểu biết thêm những gì và tác động đến tình cảm của em như thế nào?
c) Truyện khoa học viễn tưởng (xem mục Chuẩn bị, SGK Ngữ văn 7, tập một, trang 60)
- Tác giả viết về ai, về sự kiện (đề tài) gì?
- Những yếu tố nào của văn bản cho biết tính chất tưởng tượng về một tương lai rất xa so với thời điểm tác phẩm ra đời?
- Những yếu tố nào cho thấy người viết có những hiểu biết và dựa vào thành tựu của khoa học, không có các yếu tố thần kì, siêu nhiên như truyện truyền thuyết, cổ tích?
- Tên văn bản:.................................................
- Nội dung em thấy gần gũi:.................................................
Trả lời:
- Tên văn bản: Hội thi thổi cơm.
- Nội dung em thấy gần gũi: các lễ hội truyền thống ở quê hương đất nước mình.
Tên kiểu văn bản |
Yêu cầu cụ thể |
Tự sự |
Mẫu: Viết bài văn kể về một sự việc có thật liên quan đến nhân vật hoặc sự kiện lịch sử. |
Biểu cảm |
|
Nghị luận |
|
Thuyết minh |
|
Trả lời:
Tên kiểu văn bản |
Yêu cầu cụ thể |
Tự sự |
Viết bài văn kể về một sự việc có thật liên quan đến nhân vật hoặc sự kiện lịch sử. |
Biểu cảm |
- Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc của em sau khi đọc một bài thơ bốn chữ, năm chữ. - Viết bài văn biểu cảm về một con người hoặc một sự việc |
Nghị luận |
Viết bài văn phân tích đặc điểm nhân vật |
Thuyết minh |
Viết bài văn thuyết minh về quy tắc, luật lệ trong một hoạt động hay trò chơi |
Thứ tự các bước |
Nhiệm vụ cụ thể |
Bước 1: Chuẩn bị |
Mẫu: - Xác định đề tài: Viết về cái gì? Về ai? -... |
Bước 2: Tìm ý và lập dàn ý |
- Tìm ý: Đặt các câu hỏi: ... |
- Lập dàn ý: + Mở bài:... + Thân bài:... |
|
+ Kết bài:... |
|
Bước 3: Viết |
... |
Bước 4: Kiểm tra và chỉnh sửa |
... |
Trả lời:
Thứ tự các bước |
Nhiệm vụ cụ thể |
Bước 1: Chuẩn bị |
- Xác định đề tài: Viết về cái gì? Về ai? - Thu nhập lựa chọn tư liệu và thông tin về vấn đề sẽ viết. |
Bước 2: Tìm ý và lập dàn ý |
- Tìm ý: Đặt các câu hỏi, trả lời các câu hỏi, sắp xếp các ý có một bố cục rành mạch, hợp lí |
- Lập dàn ý: + Mở bài: Giới thiệu chung về vấn đề. + Thân bài: Đưa ra các thông tin, sự việc đến vấn đề mà em đề cập đên. |
|
+ Kết bài: Khẳng định lại vấn đề. |
|
Bước 3: Viết |
Diễn đạt các ý đã ghi trong bố cục thành những câu, đoạn văn chính xác, trong sáng, có mạch lạc và liên kết chặt chẽ với nhau |
Bước 4: Kiểm tra và chỉnh sửa |
Kiểm tra lại văn bản để xem có đạt các yêu cầu đã nêu chưa và cần sữa chữa gì không. |
Tiêu chí |
Phân tích đặc điểm nhân vật trong tác phẩm văn học |
Giới thiệu quy tắc, luật lệ của một hoạt động hay trò chơi |
Kiểu văn bản |
Nghị luận văn học |
Văn bản thuyết minh |
Mục đích |
|
|
Nội dung |
|
|
Hình thức |
|
|
Lời văn |
|
|
Trả lời:
Tiêu chí |
Phân tích đặc điểm nhân vật trong tác phẩm văn học |
Giới thiệu quy tắc, luật lệ của một hoạt động hay trò chơi |
Kiểu văn bản |
Nghị luận văn học |
Văn bản thuyết minh |
Mục đích |
Trình bày quan điểm, tư tưởng đối với tự nhiên, xã hội, con người và tác phẩm văn học bằng các luận điểm, luận cứ và cách lập luận. |
Giúp người đọc có tri thức khách quan và thái độ đúng đắn đối với sự vật, hiện tượng. |
Nội dung |
Dùng lý lẽ và dẫn chứng để trình bày quan điểm về nhân vật trong tác phẩm văn học. |
Trình bày thuộc tính, cấu tạo, nguyên nhân, kết quả, tính có ích hoặc có hại của sự vật, hiện tượng. |
Hình thức |
Sử dụng hệ thống luận điểm, luận cứ và các phép lập luận. |
Sử dụng các câu văn trung tính nêu đặc điểm, cấu tạo, thuộc tính, luật lệ của đối tượng được nhắc đến. |
Lời văn |
Rõ ràng, cụ thể với hệ thống lý lẽ, dẫn chứng, thể hiện quan điểm, cảm xúc của người viết. |
Lời văn trung tính, khách quan, đưa ra thông tin rõ ràng, chuẩn xác. |
a) Các nội dung chính (Gợi ý: xem tiêu đề các phần Nói và nghe trong mỗi bài học)
- Bài 1:...................................................................................................................
- Bài 2:...................................................................................................................
- Bài 3:...................................................................................................................
- Bài 4:...................................................................................................................
- Bài 5:...................................................................................................................
b) Chứng minh nội dung nói và nghe liên quan chặt chẽ với nội dung đọc hiểu và viết theo bảng sau:
Bài |
Nội dung đọc hiểu và viết |
Nội dung nói và nghe |
Bài 1 |
- Đọc hiểu: Người đàn ông cô độc giữa rừng, Buổi học cuối cùng, Dọc đường xứ Nghệ. - Viết: Viết bài văn kể về một sự việc có thật liên quan đến nhân vật hoặc sự kiện lịch sử. |
Suy nghĩ về lòng yêu nước sau khi đọc một trong các tác phẩm: Người đàn ông cô độc giữa rừng, Dọc đường xứ Nghệ và Buổi học cuối cùng. |
Bài 2 |
|
|
Bài 3 |
|
|
Bài 4 |
|
|
Bài 5 |
|
|
Trả lời:
a) Các nội dung chính (Gợi ý: xem tiêu đề các phần Nói và nghe trong mỗi bài học)
- Bài 1: Trình bày một ý kiến về một vấn đề trong đời sống
- Bài 2: Trao đổi về một vấn đề
- Bài 3: Thảo luận nhóm về một vấn đề
- Bài 4: Thảo luận nhóm về một vấn đề
- Bài 5: Giới thiệu quy tắc, luật lệ của một hoạt động hay trò chơi
b) Chứng minh nội dung nói và nghe liên quan chặt chẽ với nội dung đọc hiểu và viết theo bảng sau:
Bài |
Nội dung đọc hiểu và viết |
Nội dung nói và nghe |
Bài 1 |
- Đọc hiểu: Người đàn ông cô độc giữa rừng, Buổi học cuối cùng, Dọc đường xứ Nghệ. - Viết: Viết bài văn kể về một sự việc có thật liên quan đến nhân vật hoặc sự kiện lịch sử. |
Suy nghĩ về lòng yêu nước sau khi đọc một trong các tác phẩm: Người đàn ông cô độc giữa rừng, Dọc đường xứ Nghệ và Buổi học cuối cùng. |
Bài 2 |
- Đọc hiểu: Mẹ, Ông đồ, Tiếng gà trưa. - Viết: + Tập làm thơ bốn chữ, năm chữ + Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc sau khi đọc một bài thơ bốn chữ, năm chữ |
Cảm nghĩ về một bài thơ bốn chữ hoặc năm chữ mà em yêu thích: Mẹ, Ông đồ, Tiếng gà trưa. |
Bài 3 |
- Đọc hiểu: Bạch tuộc, Chất làm gỉ, Nhật trình Sol 6 - Viết: viết bài văn biểu cảm về một con người hoặc sự việc |
Suy nghĩ về vấn đề nói đến trong buổi thảo luận nhóm: Bạch Tuộc, Chất làm gỉ |
Bài 4 |
- Đọc hiểu: Thiên nhiên và con người trong truyện “Đất rừng phương Nam”, Vẻ đẹp của bài thơ “Tiếng gà trưa” - Viết: Viết bài văn phân tích đặc điểm nhân vật |
Suy nghĩ về vấn đề nói đến trong buổi thảo luận nhóm: Người đàn ông cô độc giữa rừng. |
Bài 5 |
- Đọc hiểu: Ca Huế, Hội thi thổi cơm, Những nét đặc sắc “đất vật” Bắc Giang - Viết: Viết bài văn thuyết minh về quy tắc, luật lệ trong một hoạt động hay trò chơi |
Giới thiệu quy tắc, luật lệ trong một hoạt động: Những nét đặc sắc trên “đất vật” Bắc Giang. |
Bài |
Tên nội dung tiếng Việt |
Bài 1: Tiểu thuyết và truyện ngắn |
|
Bài 2: Thơ bốn chữ và năm chữ |
- Các biện pháp tu từ như so sánh, điệp ngữ, điệp từ, ẩn dụ, hoán dụ,... - Từ trái nghĩa. |
Bài 3: Truyện khoa học viễn tưởng |
|
Bài 4: Nghị luận văn học |
|
Bài 5: Văn bản thông tin |
|
Trả lời:
Bài |
Tên nội dung tiếng Việt |
Bài 1: Tiểu thuyết và truyện ngắn |
- Từ địa phương (nhận biết, giải nghĩa từ, vận dụng) |
Bài 2: Thơ bốn chữ và năm chữ |
- Các biện pháp tu từ như so sánh, điệp ngữ, điệp từ, ẩn dụ, hoán dụ,... - Từ trái nghĩa. |
Bài 3: Truyện khoa học viễn tưởng |
- Phó từ và số từ |
Bài 4: Nghị luận văn học |
- Mở rộng thành phần chính của câu bằng cụm chủ - vị |
Bài 5: Văn bản thông tin |
Mở rộng trạng ngữ |