Với giải Câu hỏi 3 trang 25 Chuyên đề Văn 10 Cánh diều chi tiết trong Viết báo cáo nghiên cứu một vấn đề văn học dân gian dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập Chuyên đề Văn 10. Mời các bạn đón xem:
Giải bài tập Chuyên đề Văn 10 Viết báo cáo nghiên cứu một vấn đề văn học dân gian
Câu hỏi 3 (trang 25, SGK chuyên đề học tập Ngữ văn 10 – Cánh diều): Cần chú ý những yếu tố gì khi viết các phần của báo cáo nghiên cứu về một vấn đề văn học dân gian.
Trả lời:
* Viết tiêu đề:
Cần diễn đạt một cách ngắn gọn, nêu rõ vấn đề văn học dân gian sẽ được giải quyết và phạm vi của nghiên cứu.
* Viết phần mở đầu:
- Nêu lí do lựa chọn vấn đề văn học dân gian.
- Nêu mục đích nghiên cứu.
- Trình bày các câu hỏi nghiên cứu.
- Mô tả cách thức đã triển khai tìm hiểu, nghiên cứu vấn đề văn học dân gian như: các phương pháp đã sử dụng, công cụ tìm kiếm, tra cứu tư liệu, các cách thức quan sát, khảo sát,…
* Viết phần nội dung:
- Trình bày lần lượt các kết quả nghiên cứu văn học dân gian có liên quan đến các câu hỏi nghiên cứu đã được xác định trước đó. Kết quả có thể được trình bày lần lượt theo mức độ quan trọng của nội dung.
- Nội dung báo cáo được thể hiện dưới dạng các đoạn văn, mỗi đoạn cần nêu rõ luận điểm và luận cứ. Tuỳ thuộc vào nội dung mà mỗi đoạn có sự kết hợp ở các mức độ khác nhau giữa lí lẽ và dẫn chứng, mô tả và bình luận, phân tích và đánh giá. Phần nội dung có thể trình bày theo các đề mục, thậm chí các chương (nếu là báo cáo lớn, có nhiều nội dung). Mỗi đề mục nhỏ hoặc chương cần có tiêu đề để định hướng cho người viết tập trung vào nội dung cần phải trình bày cũng như giúp người đọc có nhận thức tổng quan về vấn đề sẽ được diễn giải sau đó.
* Viết phần kết luận:
- Khẳng định ý nghĩa, tầm quan trọng của vấn đề nghiên cứu.
- Khái quát các kết quả quan trọng đã đạt được.
- Nêu hướng hoặc vấn đề nghiên cứu liên quan trong tương lai.
* Trình bày phần tài liệu tham khảo:
- Trình bày những tài liệu đã tham khảo trong quá trình khai thác thông tin, dữ liệu phục vụ cho việc giải quyết vấn đề nghiên cứu. Việc đánh số tài liệu tham khảo cần gắn kết chặt chẽ với các trích dẫn trong báo cáo để giúp người đọc có thể xác định, kiểm tra nội dung trích dẫn, đồng thời đảm bảo tính khách quan, trung thực của người viết. Có thể sử dụng các phần mềm hoặc các công cụ trên máy tính để sắp xếp, định dạng danh mục các tài liệu tham khảo.
- Các tài liệu tham khảo được trình bày theo các nhóm ngôn ngữ: tiếng Việt và tiếng nước ngoài. Ở mỗi nhóm, sắp xếp tài liệu theo Alphabet tên hoặc họ của tác giả hoặc tác giả đứng đầu. Mỗi tài liệu (sách, giáo trình,...) cần nêu rõ các thông tin: Tác giả, năm xuất bản tài liệu, tên tài liệu, nhà xuất bản, địa điểm xuất bản. Với những bài báo trên các tạp chí, cần nêu thêm tên tạp chí và số của các trang có bài báo.
* Trình bày phụ lục
Phụ lục là phần nêu các minh chứng cụ thể của nghiên cứu, giúp người đọc hiểu rõ hơn về nội dung, cách thức mà người viết đã thực hiện. Có các dạng minh chứng cơ bản sau:
- Văn bản
- Hình ảnh, video về các buổi diễn xướng thể loại văn học dân gian.
- Các phiếu khảo sát, quan sát, bảng hỏi, phiếu phỏng vấn, biên bản phỏng vấn nhà nghiên cứu văn học dân gian,…
Xem thêm các bài giải bài tập Chuyên đề Văn 10 Cánh diều hay, chi tiết khác: