Từ một trong những vấn đề dưới đây, em hãy viết một đoạn văn (khoảng 20 – 30 dòng) giới thiệu ý nghĩa

1.6 K

Với giải Bài tập thực hành 2 trang 20 Chuyên đề Văn 10 Cánh diều chi tiết trong Viết báo cáo nghiên cứu một vấn đề văn học dân gian dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập Chuyên đề Văn 10. Mời các bạn đón xem:

Giải bài tập Chuyên đề Văn 10 Viết báo cáo nghiên cứu một vấn đề văn học dân gian

Bài tập thực hành 2 (trang 20, SGK chuyên đề học tập Ngữ văn 10 – Cánh diều): Từ một trong những vấn đề dưới đây, em hãy viết một đoạn văn (khoảng 20 – 30 dòng) giới thiệu ý nghĩa hoặc lí do lựa chọn vấn đề nghiên cứu đó và một đoạn văn trình bày các cách thức triển khai nghiên cứu:

- Hình tượng người anh hùng trong sử thi “Đăm Săn” và “Ra-ma-ya-na” qua góc nhìn so sánh.

- Những mô típ quen thuộc trong ca dao than thân của người Việt Nam (người Kinh).

Trả lời:

- Đề tài: Hình tượng người anh hùng trong sử thi “Đăm Săn” và “Ra-ma-ya-na”qua góc nhìn so sánh.

- Lí do lựa chọn vấn đề nghiên cứu: Sử thi là một hiện tượng đặc biệt trong kho tàng văn hóa dân gian. Những áng sử thi như Mahabharata và Ramayana của Ấn Độ, Iliat – Ôđixê của Hi Lạp... đã chiếm một vị trí trang trọng trong nền văn hóa nhân loại. Các dân tộc có sử thi coi đó là niềm tự hào của mình, là tượng đài lịch sử của dân tộc mình.

Người Ấn Độ nói rằng: “Cái gì không có trong hai bộ sử thi Mahabharata và Ramayana thì không thể tìm thấy bất kì ở đâu trên đất nước Ấn Độ”. Người Phần Lan đã viết: “Khi làm nên sử thi Kalễvala, nhân dân Phần Lan đã làm cho mình một con đường xuyên qua núi đá cheo leo, không những chi tiến đến Châu u, mà đến cả thế giới văn minh, Kalễvala sáng chói như Bắc Đầu trên trời cao, kể cho nhân loại nghe về bộ tộc Phần Lan (M.J Eisen - 1909) | Ở Việt Nam, những bản sử thi Êđề: Đăm San, Xinh Nhã, Đăm Đi,... sử thi Mường: Để đất để nước, sử thi Thái: Ăn ệt luông... cũng được đánh giá rất cao: “Những tác phẩm đó không còn là của riêng một dân tộc mà là vốn quý của cả nước” (Tố Hữu - Xây dựng một nền văn nghệ lớn xứng đáng với dân tộc ta và thời đại ta - Nxb Văn học, Hà Nội -1973). Việc nghiên cứu những tác phẩm này từ nhiều góc độ chắc chắn sẽ mang lại những thông tin có giá trị không những cho ngành văn hoá dân gian mà còn cho các ngành khoa học xã hội khác như: dân tộc học, khảo cổ học, ngôn ngữ học...

- Cách thức triển khai nghiên cứu:

(1) Lập giả thiết

Giả thuyết khoa học là mô hình giả định, dự đoán về bản chất của đối tượng nghiên cứu. Một công trình khoa học về thực chất là chứng minh một giả thuyết khoa học. Do đó xây dựng giả thuyết là thao tác quan trọng, giúp ta đề xuất một hướng đi để khám phá đối tượng nghiên cứu, đôi lúc tiên đoán được bản chất và cách thức vận động của sự kiện, hiện tượng. Giả thiết khoa học cần tuân thủ các quy tắc sau:

- Giả thiết phải có khả năng giải thích được sự vật, hiện tượng cần nghiên cứu.

- Giả thiết phải đủ khả năng được kiểm chứng bằng thực nghiệm.

(2) Thu thập và xử lý dữ liệu

2.1. Thu thập dữ liệu.

Người nghiên cứu có thể tìm thấy các dữ liệu cần thiết bằng cách phỏng vấn những đối tượng cụ thể, hoặc tra cứu thông tin từ những nguồn uy tín (có thể tìm kiếm trên mạng hoặc đến cơ quan nơi có nguồn thông tin để hỏi trực tiếp).

Các dữ liệu cũng cần thỏa mãn những yêu cầu đã đặt ra, như có độ chính xác và tin cậy cao, có thông tin hữu ích để hình thành cơ sở đánh giá giả thiết, liên quan mật thiết tới đề tài,…

2.2. Xử lý dữ liệu.

Xử lý dữ liệu là quá trình sử dụng kiến thức tổng hợp của người nghiên cứu, là quá trình sử dụng tư duy biện chứng và logic cùng với các phương pháp nghiên cứu khoa học để xem xét đối tượng.

Mục đích của việc xử lý dữ liệu là tập hợp, chọn lọc và hệ thống hoá các phần khác nhau của thông tin, của tư liệu đã có để từ đó tìm ra những khía cạnh mới, kết luận mới về đối tượng.

Để xử lý một cách triệt để dữ liệu thu thập được trước hết cần sàng lọc ra những thông tin chính xác và hữu ích, sau đó phân tích các dữ liệu đó bằng các công cụ đặc biệt kết hợp sử dụng kiến thức và tư duy của người nghiên cứu, cuối cùng tổng hợp và ghi chép lại các kết quả thu được.

Trong quá trình phân tích và xử lý thông tin cần chú ý tôn trọng tính khách quan của sự kiện, con số, người nghiên cứu không được chủ quan áp đặt theo ý đồ của bản thân.

(3) Kiểm chứng kết quả nghiên cứu.

- Kiểm tra bằng thực nghiệm trên nhiều phạm vi, đối tượng khác nhau: cách này làm tăng tính khách quan của kết quả nghiên cứu.

- So sánh, đối chiếu với các kết luận từ những nghiên cứu khác: mặc dù việc so sánh này có thể khác nhau khi nghiên cứu tìm ra cái mới, góc nhìn mới, nhưng việc đối chiếu này cũng đảm bảo tính đa chiều trong đánh giá của người nghiên cứu.

Đánh giá

0

0 đánh giá