Với giải Bài tập 1 trang 28 SBT Ngữ văn lớp 7 Kết nối tri thức chi tiết trong Bài 8: Trải nghiệm để trưởng thành giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập SBT Ngữ văn 7. Mời các bạn đón xem:
Giải sách bài tập Ngữ văn 7 Bài 8: Trải nghiệm để trưởng thành
Bài tập 1 trang 28 SBT Ngữ Văn lớp 7 Tập 2: Viết đoạn văn (khoảng 8 - 10 câu) nêu ý kiến của em về quan niệm:
“Cha mẹ là người quyết định sự thành công trong việc học tập của con cái".
Trả lời:
- Em cần đọc lại văn bản Bản đồ dẫn đường của Ða-ni-en Gốt-li-ép và Câu chuyện về con đường của Đoàn Công Lê Huy để hiểu thêm rằng: Bản thân mỗi người phải có ý thức tự chủ, vì bất cứ ai, kể cả bố mẹ, đều không thể đóng vai trò quyết định trong sự thành công trên đường đời của mỗi con người. Quan điểm đó sẽ giúp em có cơ sở để phản đối ý kiến nêu trên.
- Xem lại hướng dẫn thực hiện cách viết bài văn nghị luận về một vấn đề trong đời sống (trình bày ý kiến phản đối) ở phần Viết trong SGK (tr. 67 - 71) để vận dụng vào việc giải quyết bài tập.
- Trả lời một số câu hỏi sau đây có thể giúp em triển khai đoạn văn đúng hướng: Thế nào là thành công trong việc học tập? Trong việc học tập của con cái, cha mẹ có thể giúp đỡ đến mức nào? Có thể xem việc giúp đỡ đó của cha mẹ đóng vai trò quyết định sự thành công của con cái trong học tập được không? Vì sao? Ý kiến trên không ổn ở chỗ nào?
- Đoạn văn cần có bố cục hợp lí, thể hiện ý kiến phản đối một cách rõ ràng, đưa ra được lí lẽ, bằng chứng có sức thuyết phục.
- Chú ý dung lượng đoạn văn (khoảng 8 - 10 câu), các câu đảm bảo yêu cầu về ngữ pháp và có sự liên kết với nhau.
* Đoạn văn mẫu tham khảo:
Thành công của một học sinh không những là do tài năng bẩm sinh mà còn là nỗ lực của chính họ với cả sự giúp đỡ của cha mẹ. Trong việc học tập cha mẹ có thể giúp đỡ con cái như nhắc nhở con học bài, hướng dẫn con làm những bài tập khó,… Sự giúp đỡ này của cha mẹ sẽ giúp con cái giải quyết những khó khăn trong học tập một cách nhanh chóng nhưng việc này lại không phù hợp trong mọi hoàn cảnh. Bản thân mỗi người phải có ý thức tự chủ, vì bất cứ ai, kể cả bố mẹ, đều không thể đóng vai trò quyết định trong sự thành công trên đường đời của mỗi con người. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng những học sinh có tư duy tích cực, thường đặt câu hỏi và tự mình thực hành những gì được học sẽ có kết quả học tập tốt hơn những người lười tư duy, thụ động trong học tập. Không thể phủ nhận một điều rằng, tất cả ông bố, bà mẹ đều đặt niềm tin và kỳ vọng vào những đứa con. Tuy nhiên, theo các chuyên gia quản lý giáo dục, một đứa trẻ sẽ trở thành người như thế nào phụ thuộc rất nhiều vào giá trị của tình yêu thương, sự đồng hành và hình mẫu mà chúng nhận được từ sự giáo dục của cha mẹ. Bởi, không ai khác, chính cha mẹ là những “nhà giáo dục” đầu tiên và suốt đời của con cái. Xã hội ngày càng phát triển, bên cạnh việc đồng hành cùng con trong quá trình học tập, cha mẹ cũng nên dành thời gian để giáo dục đạo đức, lối sống, trang bị kỹ năng. Sự đồng hành, quan tâm, chia sẻ, động viên luôn có hiệu quả hơn sự ép buộc và đây chính là chiếc chìa khóa để cả cha mẹ và con cái đạt được mục tiêu trong giáo dục.