Vở thực hành Ngữ văn 7 (Kết nối tri thức) Thực hành đọc và thực hành tiếng Việt trang 34

2.3 K

Với giải vở thực hành Ngữ văn 7 Thực hành đọc và thực hành tiếng Việt trang 34 sách Kết nối tri thức hay, chi tiết giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong VTH Ngữ văn 7. Mời các bạn đón xem:

Giải VTH Ngữ văn lớp 7 Thực hành đọc và thực hành tiếng Việt trang 34

Văn bản 1: Bản đồ dẫn đường

Bài tập 1 trang 34 VTH Ngữ văn 7 Tập 2Tác dụng của cách mở đầu văn bản bằng việc kể lại câu chuyện có tính chất ngụ ngôn:

Trả lời:

Cách mở đầu văn bản bằng việc kể lại câu chuyện có tính chất ngụ ngôn khiến cho nội dung bức thư hay và sâu sắc hơn, đồng thời tạo sự liên kết cho những vấn đề mà người viết thư sắo nói tới.

Bài tập 2 trang 34 VTH Ngữ văn 7 Tập 2Từ cách tìm chìa khóa rất kì khôi của người đàn ông trong câu chuyện liên tưởng đến:

Trả lời:

- Từ việc tìm chìa khoá rất kì khôi của người đàn ông trong câu chuyện, tác giả liên hệ đến vấn đề về những tấm bản đồ dẫn đường cho chúng ta. “Rất nhiều khi chúng ta tìm kiếm câu trả lời nơi sáng sủa, trong khi cái chúng ta cần là phải bước vào bóng tối.”

Bài tập 3 trang 34 VTH Ngữ văn 7 Tập 2Khi bàn về hai khía cạnh ý nghĩa của hình ảnh ẩn dụ “tấm bản đồ”, tác giả sử dụng:

- Những lí lẽ:

- Những bằng chứng:

Trả lời:

Khi bàn về hai khía cạnh của hình ảnh ẩn dụ “tấm bản đồ”, tác giả dùng những lí lẽ và bằng chứng:

- Tấm bản đồ dẫn đường là cách nhìn về cuộc đời này, bao gồm cả cách nhìn về con người.

+ “Thường thì cách nhìn này được truyền từ bố mẹ cho chúng ta, rồi qua năm tháng, được điều chỉnh theo từng hoàn cảnh sống, theo tôn giáo hay từ những kinh nghiệm của chính bản thân chúng ta.

+ Đưa ra những con đường khác nhau của bản đồ. “Hãy thử so sánh bản đồ định hướng: Cuộc sống chỉ toàn những chuỗi lo âu, đau khổ, còn niềm vui …. Ta phải trân trọng.”

- Tấm bản đồ còn bao gồm cả cách nhìn nhận về bản thân chúng ta nữa.

+ “Tôi có phải là người đáng yêu? Tôi có giàu có, có thông minh? …. Chiến đấu một cách ngoan cường?”

+ Vai trò của “tấm bản đồ” đối với đường đời của mỗi con người: “Chính tấm bản đồ này quyết định cách nhìn của chúng ta đối với cuộc sống, với mọi người và với chính bản thân mình.”

Bài tập 4 trang 34 VTH Ngữ văn 7 Tập 2Trong việc tìm kiếm tấm bản đồ của mình, “ông” gặp bế tắc là bởi:

Bài học mà “cháu” có thể rút ra được từ kinh nghiệm của “ông”

Trả lời:

- “Ông” bế tắc trong việc tìm kiếm tấm bản đồ của riêng mình vì: “ông” không hiểu chính bản thân mình, ông nhận thấy mình khác biệt với chính gia đình mình “ông không biết có phải mình là người quá ngây thơ, khờ khạo hay không, … Ông cảm thấy mặt đất dưới chân mình sao mà bấp bênh và không bền vững.”

- Kinh nghiệm ấy của “ông” có thể giúp “cháu” rút ra được bài học là: “cách duy nhất để tìm một bản đồ khác, đó là sẵn sàng tìm kiếm trong bóng tối.” Cần phải tự vẽ lên tấm bản đồ ấy bằng chính kinh nghiệm của mình.

Bài tập 5 trang 35 VTH Ngữ văn 7 Tập 2: a. Cuộc sống chỉ toàn những chuỗi lo âu, đau khổ, còn niềm vui thì hiếm hoi và dễ dàng vụt mất như cánh chim trời!

b. Cuộc sống là một món quà quý mà chúng ta phải trân trọng.

Trong hai ý kiến trên đây, em tán đồng với ý kiến:

Lí do:

Trả lời:

- Trong hai ý kiến trên, em tán đồng ý kiến b. Vì sau những chuỗi lo âu, đau khổ thì cuộc sống vẫn luôn tồn tại những niềm vui nhỏ bé và chúng ta cần phải biết tôn trọng món quà ấy.

Bài tập 6 trang 35 VTH Ngữ văn 7 Tập 2Điều em rút ra được từ lời khuyên của “ông” dành cho “cháu” ở phần cuối văn bản:

Trả lời:

- Em thấy bản thân mình cần phải biết sống có mục đích hơn. Để từ đó, em có thể tự mình xây dựng những kế hoạch đạt tới thành công. Khi gặp khó khăn hay thử thách em không nên lẩn trốn mà phải biết cách đối diện với những mặt tiêu cực đó.

Bài tập 7 trang 35 VTH Ngữ văn 7 Tập 2Viết đoạn văn (khoảng 5-7 câu) về chủ đề: Vai trò của “tấm bản đồ” trên “con đường” đi tới tương lai của bản thân.

Trả lời:

Trên “con đường” đi tới tương lai của bản thân, “tấm bản đồ” có một vai trò vô cùng quan trọng. “tấm bản đồ” chính là định hướng và mục tiêu của mỗi người trên con đường khám phá thế giới và chính bản thân mình. Chính vì vậy, khi đã có “tấm bản đồ” có nghĩa là người này đã có những định hướng rất cụ thể và mục tiêu đạt được rõ ràng. Từ đó, họ có thể lên kế hoạch, làm từng bước để đạt được kết quả mà họ mong muốn. “tấm bản đồ” còn có khả năng giúp con người có cách nhìn về cuộc sống khác nhau, tuy nhiên chúng ta cần biết hướng tới những điều tích cực và quan trọng là đừng trốn tránh những mặt tiêu cực.

Thực hành tiếng Việt trang 35

Bài tập 1 trang 35 VTH Ngữ văn 7 Tập 2Tóm lược ý của từng đoạn văn trong một câu và nêu tính chất của các đoạn văn làm cơ sở cho việc tóm lược như vậy:

Đoạn thứ nhất

 

Đoạn thứ hai

 

Tính chất của các đoạn văn làm cơ sở cho việc tóm lược:

Trả lời:

Đoạn thứ nhất

“Ông” giới thiệu và kể cho cháu về tấm bản đồ của “ông”.

Đoạn thứ hai

Suy nghĩ của “ông” về tấm bản đồ.

Tính chất của các đoạn văn làm cơ sở cho việc tóm lược: Nhờ vào những từ ngữ dẫn dắt như: “Khi ông còn nhỏ, …” “Nhưng”, những từ lặp: bản đồ, ông, … mà em đã tóm lược được hai đoạn văn.

Bài tập 2 trang 35 VTH Ngữ văn 7 Tập 2Phương tiện liên kết các câu trong từng đoạn văn:

Đoạn thứ nhất

 

Đoạn thứ hai:

 

Trả lời:

Đoạn thứ nhất

+ Câu hỏi ở ngay đầu đoạn: “Sam, bản đồ dẫn đường của cháu như thế nào?”

+ Phép lặp: “Ông”, “luôn”

Đoạn thứ hai:

+ Phép nối: “Nhưng”

+ Phép lặp: “Ông”

Bài tập 3 trang 36 VTH Ngữ văn 7 Tập 2Điền nội dung phù hợp vào bảng sau:

Câu có tác dụng liên kết đoạn thứ hai với đoạn thứ nhất

 

Những phương tiện liên kết được sử dụng trong câu

 

Trả lời:

Câu có tác dụng liên kết đoạn thứ hai với đoạn thứ nhất

“Nhưng quan điểm ấy dường như không phù hợp với ông.”

Những phương tiện liên kết được sử dụng trong câu

phép nối: sử dụng từ nối “Nhưng”.

Bài tập 4 trang 37 VTH Ngữ văn 7 Tập 2Nhận xét từng đoạn văn sau khi hoán đổi các vị trí các câu:

Đoạn thứ nhất (sau khi đổi vị trí các câu theo trật tự 2,4,1,5,3)

 

Đoạn thứ hai (sau khi đổi vị trí các câu theo trật tự 7,3,4,6,1,5,2)

 

 Trả lời:

Đoạn thứ nhất (sau khi đổi vị trí các câu theo trật tự 2,4,1,5,3)

các câu mất đi sự liên kết 

Đoạn thứ hai (sau khi đổi vị trí các câu theo trật tự 7,3,4,6,1,5,2)

không tạo nên một nội dung mạch lạc.

Bài tập 5 trang 37 VTH Ngữ văn 7 Tập 2Nhận xét mối quan hệ giữa hai đoạn văn sau khi hoán đổi vị trí cho nhau:

Trả lời:

Nếu hoán đổi hai đoạn văn cho nhau thì câu nối không còn chức năng để nối và cũng không phù hợp với nội dung văn bản.

Văn bản 2: Hãy cầm lấy và đọc

Bài tập 1 trang 37 VTH Ngữ văn 7 Tập 2Vấn đề mà văn bản tập trung bàn luận:

Căn cứ để nhận biết:

Trả lời:

- Văn bản tập trung bàn về vấn đề vai trò của những cuốn sách.

Căn cứ để nhận biết: Dựa vào tiêu đề văn bản và cách dẫn dắt, mở đầu của tác giả nên em đã biết được điều đó.

Bài tập 2 trang 38 VTH Ngữ văn 7 Tập 2Mọt số ý kiến được tác giả trình bày trong văn bản:

Trả lời:

- Tóm lược một số ý kiến được tác giả lần lượt trình bày trong văn bản:

+ “Hãy cầm lấy và đọc” là một thông điệp, đọc có một vai trò quan trọng trong đời sống tinh thần của con người.

+ Đọc là một nhu cầu không thể thiếu của con người. chữ trên trang sách mang rất nhiều chức năng khác nhau: hàm chứa văn hoá, kích thích trí tưởng tượng, gợi elen tư duy hồi đáp, là cầu nối các thế hệ, …

+ Một nền giáo dục mà không khuyến khích và kích thích công chúng đọc sách là một nền giáo dục phiến diện.

+ Sự sa sút của văn hoá đọc và việc khắc phục.

Bài tập 3 trang 38 VTH Ngữ văn 7 Tập 2Thông điệp “Hãy cầm lấy và đọc” được tác giả lí giải trong các câu:

Em có đồng ý với cách lí giải đó không?

Lí do:

Trả lời:

- Câu văn thể hiện cách lí giải của tác giả về thông điệp là: ““Hãy cầm lấy và đọc” có thể xem là một thông điệp: hãy tiếp xúc trực tiếp với một cuốn sách, hãy tự trải nghiệm mà không bước qua một trung gian nào.”

- Em rất đồng ý với cách lí giải đó. Bởi vì mỗi người khi đọc một cuốn sách thì sẽ có những cách đọc và cảm nhận riêng của mình. Chính vì vậy việc trực tiếp cầm một cuốn sách để có một trải nghiệm đọc là rất cần thiết.

Bài tập 4 trang 38 VTH Ngữ văn 7 Tập 2Để khẳng định trong thế giới hiện địa, khi các phương tiện nghe nhìn phát triển không ngừng, con người vẫn cần đọc sách, tác giả đã:

- Dùng những lí lẽ:

- Dùng những bằng chứng:

Trả lời:

- Tác giả đã đưa ra các phương tiện hiện đại để đọc sách ngoài một cuốn sách: “Thời nay, với sự xuất hiện của in – tơ – nét và sách điện tử, cách đọc cũng đa dạng: …”

- Tác giả còn chỉ ra câu nói “Hãy cầm lấy và đọc” dường như chỉ còn mang ý nghĩa tượng trưng, miễn là “trí tuệ và tâm tư ta gắn liền với ngôn ngữ”

- Bằng chứng: “đọc không chỉ nhìn vào trang giấy và chữ in mà còn nhìn vào màn hình chiếu sáng.”, “(cả sách nói và sách chữ nổi dành cho người khiếm thị)

Bài tập 5 trang 38 VTH Ngữ văn 7 Tập 2: Những điều kiện tác giả nêu ra nhằm góp phần giải quyết tình trạng sa sút văn hóa đọc hiện nay:

Em có tán thành với ý kiến đó không?

Lí do:

Trả lời:

- Để giải quyết tình trạng sa sút của văn hoá đọc hiện nay, cần:

+ phải tính đến cả hai phương diện: chủ thể đọc và đối tượng đọc, nghĩa là phải có người ham đọc và có sách hay để đọc.

- Em tán thành viết ý kiến của tác giả về vấn đề này. Vì tác giả đã có cái nhìn hai chiều về cả người đọc sách và nội dung sách:

Bài tập 6 trang 39 VTH Ngữ văn 7 Tập 2Từ nội dung văn bản Hãy cầm lấy và đọc, theo em, có thể xem đọc sách là một kiểu trải nghiệm được không?

Lí do:

Trả lời:

- Từ nội dung văn bản, em thấy rằng có thể xem đọc sách là một kiểu trải nghiệm. Vì chúng ta cũng có thể chuẩn bị cả về mặt vật chất và tinh thân trước, trong hay sau khi đọc sách. Trải nghiệm đọc sách sẽ mang lại cho mỗi người một suy nghĩ riêng.

Bài tập 7 trang 39 VTH Ngữ văn 7 Tập 2Viết đoạn văn (khoảng 5 -7 câu) với chủ đề: Sách là để đọc, không phải để trưng bày.

Trả lời:

Khi nhắc đến vấn đề đọc sách, có rất nhiều vấn đề có thể bàn tới và một trong số đó là văn hoá đọc của con người. Ai trong số chúng ta cũng đều được biết về vai trò của việc đọc rất quan trọng trong cuộc sống, đọc mang đến cho ta cả thế giới. Có người từng nói: “Sách mang đến cho ta cả thế giới”, thật vậy đọc sách mang lại cho chúng ta những trải nghiệm tuyệt vời để hiểu biết mọi thứ xung quanh. Ấy vâỵ mà, nhiều người chạy theo văn hoá đọc, họ đã mua rất nhiều sách nhưng với mục đích chỉ để khoe khoang, trưng bày. Hãy cầm những quyển sách lên và đọc, bạn sẽ cảm thấy đây là một trải nghiệm hết sức thú vị, thậm chí bạn có thể bị nghiện.

Thực hành tiếng Việt trang 39

Bài tập 1 trang 39 VTH Ngữ văn 7 Tập 2Chỉ ra thuật ngữ trong các câu sau và nêu cơ sở xác định:

Câu

Thuật ngữ

a. Sam, ông chợt nhớ lại câu chuyện ngụ ngôn này khi nghĩ tới những tấm bản đồ dẫn đường cho chúng ta.

 

b. Từ hôm đó, được thúc đẩy bởi một sứ mệnh có tính chất mặc khải, ông đi sâu nghiên cứu triết học, và trở thành nhà tư tưởng hàng đầu của thời trung đại.

 

c. Con chữ trên trang sách hàm chứa văn hoá của một dân tộc, mang hồn thiêng của đất nước.

 

d. Thời nay, với sự xuất hiện của in-tơ-nét và sách điện tử, cách đọc cũng đa dạng: đọc không chỉ là nhìn vào trang giấy và chữ in mà còn nhìn vào màn hình chiếu sáng.

 

Cơ sở để xác định thuật ngữ trong các câu: 

Trả lời:

Câu

Thuật ngữ

a. Sam, ông chợt nhớ lại câu chuyện ngụ ngôn này khi nghĩ tới những tấm bản đồ dẫn đường cho chúng ta.

a. Thuật ngữ: ngụ ngôn.

b. Từ hôm đó, được thúc đẩy bởi một sứ mệnh có tính chất mặc khải, ông đi sâu nghiên cứu triết học, và trở thành nhà tư tưởng hàng đầu của thời trung đại.

b. Thuật ngữ: triết học.

c. Con chữ trên trang sách hàm chứa văn hoá của một dân tộc, mang hồn thiêng của đất nước.

c. Thuật ngữ: văn hoá.

d. Thời nay, với sự xuất hiện của in-tơ-nét và sách điện tử, cách đọc cũng đa dạng: đọc không chỉ là nhìn vào trang giấy và chữ in mà còn nhìn vào màn hình chiếu sáng.

d. Thuật ngữ: in – tơ – nét.

Cơ sở để xác định thuật ngữ trong các câu:  Các thuật ngữ trên đều thuộc về một ngành, một lĩnh vực cụ thể.

Bài tập 2 trang 40 VTH Ngữ văn 7 Tập 2Nghiã của các thuật ngữ ở bài tập 1.

Thuật ngữ

Nghĩa của các thuật ngữ

Ngụ ngôn

 

Triết học

 

Văn hóa

 

In-tơ-nét

 

Trả lời:

Thuật ngữ

Nghĩa của các thuật ngữ

Ngụ ngôn

khoa học nghiên cứu về những quy luật chung nhất của thế giới và sự nhận thức thế giới. (Theo Từ điển SOHA)

Triết học

khoa học nghiên cứu về những quy luật chung nhất của thế giới và sự nhận thức thế giới. (Theo Từ điển SOHA)

Văn hóa

tổng thể nói chung những giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạp ra trong quá trình lịch sử. (Theo Từ điển SOHA)

In-tơ-nét

hệ thống gồm các mạng máy tính được nối với nhau trên phạm vi toàn thế giới, tạo điều kiện cho các dịch vụ truyền thông dữ liệu, như tìm đọc thông tin từ xa, truyền các tệp tin, thư tín điện tử và các nhóm thông tin. (Theo Từ điển SOHA)

Bài tập 3 trang 41 VTH Ngữ văn 7 Tập 2Xác định thuật ngữ và từ ngữ thông thường trong các từ ngữ in đậm ở các cặp câu dưới đây. Nêu cơ sở để các định:

Cặp câu

Thuật ngữ

Từ ngữ thông thường

Cơ sở xác định

- Câu nói ấy lặp đi lặp lại như một điệp khúc.

- Trong một bài hát hay bản nhạc, phần được lặp lại nhiều lần khi trình diễn gọi là điệp khúc.

 

 

 

- Trong thời đại ngày nay, con người đã biết tận dụng các nguồn năng lượng.

- Đọc sách là một cách nạp năng lượng cho sự sống tinh thần.

 

 

 

 Cháu biết không, tấm bản đồ của ông lúc ấy thật sự bế tắc.

Bản đồ là hình vẽ thu nhỏ một phần hay toàn bộ bề mặt Trái Đất lên mặt phẳng trên cơ sở toán học, trên đó các đối tượng địa lí được thể hiện bằng các kí hiệu bản 

 

 

 

Trả lời:

Cặp câu

Thuật ngữ

Từ ngữ thông thường

Cơ sở xác định

- Câu nói ấy lặp đi lặp lại như một điệp khúc.

- Trong một bài hát hay bản nhạc, phần được lặp lại nhiều lần khi trình diễn gọi là điệp khúc.

Trong một bài hát hay bản nhạc, phần được lặp lại nhiều lần khi trình diễn gọi là điệp khúc.

Câu nói ấy lặp đi lặp lại như một điệp khúc

Các câu trên có các từ ngữ in đậm là thuật ngữ vì các câu đều mang tính chất định nghĩa, từ in đậm đều thuộc một lĩnh vục, là những từ ngữ chuyên ngành.

- Trong thời đại ngày nay, con người đã biết tận dụng các nguồn năng lượng.

- Đọc sách là một cách nạp năng lượng cho sự sống tinh thần.

- Trong thời đại ngày nay, con người đã biết tận dụng các nguồn năng lượng.

 

- Đọc sách là một cách nạp năng lượng cho sự sống tinh thần.

 

- Cháu biết không, tấm bản đồ của ông lúc ấy thật sự bế tắc.

Bản đồ là hình vẽ thu nhỏ một phần hay toàn bộ bề mặt Trái Đất lên mặt phẳng trên cơ sở toán học, trên đó các đối tượng địa lí được thể hiện bằng các kí hiệu bản 

 

Bản đồ là hình vẽ thu nhỏ một phần hay toàn bộ bề mặt Trái Đất lên mặt phẳng trên cơ sở toán học, trên đó các đối tượng địa lí được thể hiện bằng các kí hiệu bản.

- Cháu biết không, tấm bản đồ của ông lúc ấy thật sự bế tắc.

 

 

Văn bản 3: Nói với con

Bài tập 1 trang 42 VTH Ngữ văn 7 Tập 2Bên cạnh việc thể hiện tình cảm của một người cha đối với con, bài thơ Nói với con còn hướng tới các đối tượng:

Trả lời:

- “Nói với con” thể hiện tình cảm của người cha đối với con, nhưng qua đó, nhà thơ còn hướng tới đối tượng là những người độc giả, họ có thể cảm nhận theo cách riêng của mình về vấn đề đang được tác giả đề cập.

Bài tập 2 trang 42 VTH Ngữ văn 7 Tập 2Qua những lời tâm tình, căn dặn, người cha muốn nói với con về:

Trả lời:

- Qua những lời tâm tình, căn dặn, người cha muốn nói với con về những điều:

+ Luôn nhớ về tình cảm của cha mẹ, của gia đình.

+ Luôn nhớ về quê hương của mình.

+ Nhớ về những phẩm chất cao quý của “người đồng mình”

Bài tập 3 trang 42 VTH Ngữ văn 7 Tập 2Người cha đã nhìn nhận như thế nào về mối quan hệ giữa “con” với gia đình, quê hương, xứ sở:

Ý nghĩa của những mối quan hệ ấy có ý nghĩa gì đối với sự trưởng thành của “con”:

Trả lời:

- Mối quan hệ giữa “con” với gia đình rất tự nhiên và giản dị. Con sinh ra, lớn lên từng ngày trong vòng tay yêu thương của cha mẹ. Điều này đã khiến cho cả gia đình có những phút giây hạnh phúc đến nhường nào.

- Mối quen hệ giữa “con” với quên hương: quê hương không chỉ là nơi sinh ra và lớn lên của con mà còn là nơi nuôi dưỡng tâm hồn con. Con cần phải biết trân trọng và học hỏi những con người quê hương mình.

- Những mối quan hệ đó chính là cái bản lề để giúp con trưởng thành, vững bước vào đời.

Bài tập 4 trang 42 VTH Ngữ văn 7 Tập 2Vẻ đẹp tâm hồn và sức sống mãnh liệt, bền bỉ của “người đồng mình” được thể hiện trong bài thơ:

 Nói về “người đồng mình”, người cha muốn nhắn gửi con:

Trả lời:

- Vẻ đẹp tâm hồn và sức sống mãnh liệt, bền bỉ của “người đồng mình”:

+ Là những con người chịu khó, tỉ mỉ và có đời sống tâm hồn phong phú:

“Người đồng mình yêu lắm con ơi/ Đan lờ cài nan hoa/ Vách nhà ken câu hát”

+ Là những con người có sức sống mãnh liệt, bền bỉ:

“Người đồng mình thương lắm con ơi/ Cao đo nỗi buồn/Xa nuôi chí lớn.”

+ Là những người chân phương, giản dị những có nhân cách cao đẹp:

“Người đồng mình thô sơ da thịt/ Chẳng mấy ai nhỏ bé đâu con”

+ Là những con người hết lòng xây dựng quê hương đất nước:

“Sống trên đá không chê đá gập ghềnh/ Sống trogn thung không chê thung nghèo đói/ Sống như sông như suối/ Lên thác xuống ghềnh/ Không lo cực nhọc”, “Người đồng mình tự đục đá kê cao quê hương”

- Nói về “người đồng mình”, người cha muốn nhắn gửi con phải biết trân trọng và yêu thương, học hỏi những phẩm chất tốt đẹp của con người quê hương

Bài tập 5 trang 43 VTH Ngữ văn 7 Tập 2Cảm nhận về nghệ thuật của bài thơ:

Trả lời:

- Bài thơ được viết theo thể thơ tự do, chính vì vậy chủ thể trữ tình có thể thể hiện hết suy nghĩ, cảm xúc của mình về tình cảm gia đình, quê hương dành cho người con.

- Các biện pháp tu từ chủ yếu được sử dụng: Các điệp ngữ “Người đồng mình”, “Sống”, nhằm nhấn mạnh những phẩm chất cao đẹp của người đồng mình.

Văn bản 4: Câu chuyện về con đường

Bài tập 1 trang 43 VTH Ngữ văn 7 Tập 2Ý nghĩa của hình ảnh “con đường” được nói đến trong văn bản:

Trả lời:

+  Con đường có ý nghĩa ngay từ lúc con người sinh ra.

+ Con đường mở ra văn minh nhân loại, là biểu tượng cho sự trưởng thành của một quốc gia.

+ Con đường có mối liên hệ mật thiết với con người.

+ Con đường gắn chặt với số phận là “đường đời”.

Bài tập 2 trang 43 VTH Ngữ văn 7 Tập 2Vấn đề được tác giả tập trung bàn luận trong văn bản Câu chuyện của con đường:

Trả lời:

Ý nghĩa phong phú của hình ảnh “con đường” và vai trò của cá nhân trong việc lựa chọn con đường đi cho cuộc đời mình.

Bài tập 3 trang 43 VTH Ngữ văn 7 Tập 2Vai trò của trải nghiệm đối với sự trưởng thành trên từng bước đường đời của con người:

Trả lời:

- Mỗi trải nghiệm là một bước trưởng thành.

- Trải nghiệm giúp con người mạnh mẽ hơn để biết rằng con đường đúng đắn mình sẽ đi.

- Trải nghiệm khiến em mạnh mẽ hơn.

Bài tập 4 trang 43 VTH Ngữ văn 7 Tập 2Ý nghĩa của câu “Mỗi người phải tự “thi công” đường đời của chính mình, “vật liêu” là sức lực, trí tuệ và ý chí của bản thân.”

Trả lời:

Biết được trong mắt người khác, hình ảnh mình chưa tốt đẹp, bản thân ta cần có thái độ cầu thị. Phải chân thành, dũng cảm mà nhận rằng những điểm yếu của ta là có thật, vì thực tế, nhiều lúc ta không thể tự biết mình, mà nhờ có cái nhìn của người ngoài, ta mới biết được sự thiếu hoàn thiện, thậm chí là những cái xấu của bản thân.

Bài tập 5 trang 43 VTH Ngữ văn 7 Tập 2Những lí lẽ và bằng chứng được tác giả sử dụng trong văn bản:

- Lí lẽ:

- Bằng chứng:

Trả lời:

Những lí lẽ và bằng chứng được tác giả sử dụng trong văn bản:

- Lí lẽ: Con đường mở ra văn minh nhân loại, là biểu tượng cho sự trưởng thành của một quốc gia.

- Bằng chứng: Từ đi bằng bốn chân, đến đi bằng hai chân, từ đi bằng hai chân, tay (chèo thuyền) đến đi bằng đầu óc, bằng trí tuệ (ô tô, máy bay, tàu vũ trụ,…)

Bài tập 6 trang 44 VTH Ngữ văn 7 Tập 2Câu “Đường đi khó, không khó vì ngăn sông cách núi, mà khó vì lòng người ngại núi e sông” của nhà văn Nguyễn Bá Học được tác giả dẫn ra ở văn bản nhằm mục đích:

Trả lời:

Tác giả dẫn ra nhằm mục đích làm rõ hơn những luận điểm mà mình chứng minh.

- Cuộc đời là một chuỗi những thử thách buộc chúng ta phải vượt qua thì mới có thể đạt được thành công và trở thành một người hoàn thiện cả về nhân cách lẫn trí tuệ.

- Ý chí, nghị lực là phẩm chất của con người, có được qua sự rèn luyện, trải nghiệm và ý thức của mỗi người.

- Con người là trung tâm, là chủ nhân của vũ trụ. Vì vậy, không có bất kì một khó khăn, trở ngại ngoại cảnh nào có thể đánh đổ được con người, dù đó là thiên tai bão lũ.

- Nếu ở mỗi thử thách, chúng ta luôn giữ cho mình nghị lực, ý chí vươn lên thì chắc chắn sẽ vượt qua được và đạt được thành công. Ngược lại, nếu ta nhụt chí, yếu đuối, sợ hãi trước thử thách thì sẽ mãi là một con rùa rụt cổ không thể vượt qua nổi chính bản thân mình.

Đánh giá

0

0 đánh giá