Tailieumoi sưu tầm và biên soạn giải sách bài tập Ngữ Văn lớp 7 Ôn tập học kì 2 sách Kết nối tri thức hay, chi tiết giúp học sinh dễ dàng làm bài tập trong SBT Ngữ Văn 7. Mời các bạn đón xem:
Giải sách bài tập Ngữ Văn lớp 7 Ôn tập học kì 2
Bài tập 1. trang 42, 43 SBT Ngữ Văn lớp 7 Tập 2: Đọc bài thơ Cây mận của Béc-tôn Brếch (Bertolt Brecht) và thực hiện các yêu cầu:
Góc sân mận nhỏ
Chẳng có quả nào
Sợ người dẫm phải
Đứng trong hàng rào.
Nó mong lớn lắm
Nhưng lớn làm sao
Mặt trời không tới
Cây buồn biết bao.
Mận chưa có quả
Nên chả ai tin.
Đúng là mận đấy
Sờ lá mà xem.
(Béc-tôn Brếch, Thơ trữ tình, Nguyễn Quân dịch, NXB Hội Nhà văn, Hà Nội, 2006, tr. 74)
Trả lời:
Thể thơ được người dịch dùng để chuyển ngữ bài thơ của Béc-tôn Brếch là thể thơ bốn chữ (12 dòng được chia thành 3 khổ, mỗi dòng đúng 4 âm tiết; dùng vần chân, gieo vần cách quãng; trong mỗi khổ, âm tiết cuối của dòng thứ hai bắt vần với âm tiết cuối của dòng thứ tư).
Các bài thơ đã đọc cùng viết bằng thể thơ bốn chữ, chẳng hạn: Đồng dao mùa xuân (Nguyễn Khoa Điểm) trong Ngữ văn 7, tập một và một số bài thơ bốn chữ khác em có thể đã đọc như Làm anh (Phan Thị Thanh Nhàn), Ngôi nhà (Tô Hà), Buổi trưa hè (Huy Cận), Nhớ ơn (Đồng dao), Lượm (Tố Hữu),...
Trả lời:
Cây mận trong bài thơ có một cảnh ngộ khá đặc biệt: đứng ở góc sân, “trong hàng rào”, không thể lớn được vì bị cớm nắng (“Mặt trời không tới”), do vậy, cũng chưa thể có quả (tác giả hai lần nhắc ý này: “Chẳng có quả nào” “Mận chưa có quả”).
Con người đã thờ ơ với cây mận, chính điều đó khiến cây mận rơi vào cảnh ngộ hẩm hiu. Nhưng còn một hẩm hiu khác chồng lên hẩm hiu đã nói: Chả ai tin cây mận là cây mận! Việc dựng hàng rào quanh cây mận để đừng ai dẫm phải không thể hiện sự chăm sóc mà chỉ cho thấy một thái độ quan tâm chiếu lệ, hời hợt. Rõ ràng, cây mận đã không được đối xử đúng cách, phù hợp. Điều đó cũng có nghĩa là cây mận chưa được nhìn nhận như một sinh linh có đời sống riêng của mình.
Trả lời:
Các nhà thơ thường được nhìn nhận là người có tố chất khác thường, do biết cảm nhận linh hồn của vạn vật. Cây mận bị người đời quên lãng nhưng nhà thơ thì không quên. Chính việc kể chuyện về cây mận cho thấy điều đó. Dường như nhà thơ đã đặt mình vào vị trí của cây mận để nói ra những ước mong thầm lặng của một sinh linh bé nhỏ “Đứng trong hàng rào”. Dù chỉ đọc bài thơ qua bản dịch, người đọc vẫn có thể thấy rất rõ sự đồng cảm của tác giả với nỗi buồn tủi của cây mận vì sự “Chẳng có quả nào”. Nhà thơ đã thể hiện dòng “tâm trạng” của cây mận, từ hi vọng, thấp thỏm (mong lớn lắm) đến hãng hụt (lớn làm sao, buồn biết bao) rồi lại hi vọng (Sờ lá mà xem), như thể nói về tâm trạng của chính mình. Có thể khẳng định rằng, việc tự đồng nhất mình với cây mận đã giúp nhà thơ thể hiện được điều cần nói một cách đầy ám ảnh và thuyết phục.
Trả lời:
Bài thơ tưởng như chỉ viết về cây mận nhưng sự thực thì không phải thế. Chuyện cây mận chỉ là một cái cớ để nhà thơ bộc lộ sự quan tâm, thương yêu, xót xa những thân phận không may mắn, những kiếp đời bé nhỏ trong xã hội và mong điều tốt đẹp đến với họ. Nếu biết thêm rằng đây là bài thơ được in trong một tập thơ viết cho thiếu nhi, người đọc càng có cơ sở để nối kết những điều được “kể” trực tiếp trong bài Cây mận với mối quan tâm của tác giả về thái độ cần có đối với trẻ em - những tâm hồn trong trắng đầy niềm hi vọng vào cuộc đời, luôn muốn được mọi người quan tâm, thấu hiểu.
Trả lời:
Đều cùng thuộc nghệ thuật ngôn từ nên hình tượng trong thơ ngụ ngôn và hình tượng trong thơ trữ tình có những điểm chung:
- Tái hiện các quan hệ đời sống thông qua những con người, nhân vật, tình huống, sự việc cụ thể, giúp người đọc có thể thấy, nghe, nếm trải mọi cung bậc của cuộc đời một cách thuận lợi.
- Luôn bộc lộ quan niệm nhân sinh độc đáo, đưa lại cho người đọc nhiều suy ngẫm, cảm xúc mới mẻ.
Tuy nhiên, do đặc điểm loại hình quy định, giữa hình tượng trong thơ ngụ ngôn và hình tượng trong thơ trữ tình có những điểm khác biệt:
- Hình tượng trong thơ ngụ ngôn thường được tổ chức theo quan hệ lô-gíc, dẫn dắt người đọc đi tới một bài học tương đối rõ ràng, xác định. Có khi phần bài học được chính tác giả nêu lên ở cuối tác phẩm, có liên hệ chặt chẽ với toàn bộ diễn biến câu chuyện được kể.
- Hình tượng trong thơ trữ tình mang tính đa nghĩa, là kết quả của những liên tưởng, liên hệ phóng khoáng, bất ngờ, có thể gợi lên nhiều suy ngẫm, cảm xúc khác nhau. Tuỳ tâm trạng khi đọc và trải nghiệm riêng, mỗi người đọc có thể nhận được từ hình tượng thơ trữ tình những thông điệp không giống với ai khác.
Trả lời:
Bài tập nêu định hướng viết thông qua một từ khoá là đồng cảm. Khi viết, em có thể tổ chức đoạn văn xoay quanh việc trả lời các câu hỏi: Thế nào là đồng cảm? Sự đồng cảm có thể giúp đời sống tinh thần của ta được phát triển phong phú như thế nào? Ý nghĩa mà sự đồng cảm mang lại cho việc kết nối mỗi cá nhân với xã hội, với cuộc đời là gì?
* Đoạn văn mẫu tham khảo:
Trong bất kì thời điểm nào, đồng cảm và sẻ chia luôn là hai điều cần thiết giúp con người vượt qua những khó khăn thử thách của cuộc sống khắc nghiệt. Trong mùa dịch covid này, ta đã được chứng kiến rất nhiều những tấm lòng cao cả của sự sẻ chia, như câu chuyện về cây ATM gạo cung cấp gạo miễn phí cho người nghèo, hay những cá nhân, tổ chức đã quyên góp tiền của, thiết bị y tế.. cho tuyến đầu chống dịch. Và tất cả sự đồng cảm sẻ chia đó đều mang ý nghĩa vô cùng to lớn. Nó tiếp thêm sức mạnh giúp con người vượt qua khó khăn, có thêm niềm tin vào cuộc sống, thể hiện tình người và lòng nhân ái cao cả, qua đó phát huy truyền thống lá lành đùm lá rách bao đời nay của ông cha ta. Nhờ vậy sẽ xây dựng được một xã hội ngày càng văn minh tốt đẹp, tràn đầy tình yêu thương, tiếp thêm niềm tin để những mảnh đời yếu thế không bị bỏ lại phía sau. Tuy nhiên trong xã hội hiện nay vẫn còn một bộ phận người mắc bệnh vô cảm, có lối sống ích kỉ, thiếu trách nhiệm với cộng đồng, cần phải được lên án, phê phán mạnh mẽ. Là một học sinh, ta cần nhận thức rõ vai trò của đồng cảm và sẻ chia ngay từ bây giờ, từ đó học cách chia sẻ với những người xung quanh, có những hành động thiết thực như quyên góp sách vở, quần áo cũ cho trẻ em vùng cao, giúp những người đang trong hoàn cảnh khó khăn ta gặp hàng ngày, mở lòng và lắng nghe nhiều hơn với những người xung quanh.
Bài tập 2. trang 43, 44 SBT Ngữ Văn lớp 7 Tập 2: Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:
Thi sĩ, tôi quan niệm, là kẻ đầu tiên kéo thế giới ra khỏi vùng khuyết danh. Mà khuyết danh có nghĩa là chưa tồn tại. Thi sĩ cho sự vật một cái tên mà trước đó nó chưa có - tức là đưa nó vào tồn tại. Ai đầu tiên gọi chích choè, khi nó còn khuyết danh, là chích choè, người ấy đích thị là một nhà thơ. Loài chim ấy ắt đã có từ rất lâu trước đó, người ta hẳn đã nhiều lần thử đặt cho nó một cái tên nhưng không đậu và chỉ đến khi ai đó, trong một loé chớp thần hứng, bật thốt lên hai âm tiết chích choè trúng pắp, không gì thay thế nổi, thì nó mới thực sự tồn tại, thêm cho trời đất một cái gì không chỉ đơn thuần là một loài chim.
(Dương Tường, Ai đầu tiên gọi chích choè là chích choè, in trong Chỉ tại con chích choè, NXB Hải Phòng, 2003, tr. 60 - 61)
Trả lời:
Đoạn trích mang đặc điểm của loại văn bản nghị luận vì mục đích hướng tới của nó là thuyết phục - thuyết phục người đọc đồng tình với một quan niệm riêng của tác giả về thi sĩ. Phần lớn nội dung của đoạn trích chứa đựng những lí lẽ và bằng chứng nhằm làm sáng tỏ quan niệm được nêu lên đó.
Trả lời:
Điều tác giả muốn khẳng định qua đoạn trích: Thi sĩ là người đưa đến cho độc giả những phát hiện mới về thế giới, qua đó, làm phong phú thêm vốn sống, vốn kiến thức của họ và đặc biệt phát triển ở mỗi người khả năng biết xúc động trước mọi biểu hiện phong phú của cuộc sống.
Trước khi nêu sự tán thành hay không tán thành với ý kiến của người viết, cần hiểu đúng những câu chữ, những ý trong đoạn trích, vốn được diễn đạt bằng hình ảnh hay bằng cách nói bóng bẩy.
Trả lời:
Tác giả cho rằng người đầu tiên thốt lên hai âm tiết chích choè đã “thêm cho trời đất một cái gì không chỉ đơn thuần là một loài chim”. Có thể nói, người ấy còn thêm cho trời đất một lối nhìn, lối cảm thụ mới, giúp cho mọi điều được ghi nhận bởi tri giác con người đều hàm chứa một ý nghĩa nào đó, phản chiếu chính sự giàu có, phong phú của tâm hồn con người.
Câu 4 trang 43 SBT Ngữ Văn lớp 7 Tập 2: Phân tích mạch lạc và liên kết của đoạn trích.
Trả lời:
Mạch lạc và liên kết trong đoạn trích được thể hiện rất rõ.
Mạch lạc: Tất cả các ý trong đoạn trích đều được tổ chức xoay quanh chủ đề do câu đầu tiên nêu lên: “Thi sĩ, tôi quan niệm, là kẻ đầu tiên kéo thế giới ra khỏi vùng khuyết danh.” Ý giải thích về khái niệm khuyết danh, ý giải thích về ý nghĩa của việc gọi tên sự vật đều là lí lẽ được nêu lên nhằm làm sáng tỏ nội dung được câu đầu tiên đề cập. Ví dụ về hai tiếng chích choè cũng chứng tỏ âm thanh được thốt ra đó có tác dụng đưa con chích choè có sẵn trong tự nhiên vào vùng ý thức của con người như thế nào.
Liên kết: Trong đoạn trích, câu sau luôn lặp lại một từ có ở câu trước, hoặc lặp nguyên vẹn, hoặc lặp bằng cách dùng một từ hay khái niệm có ý nghĩa tương đương (khuyết danh, thi sĩ- nhà thơ, chích choè, tôn tại). Bên cạnh đó, ở câu thứ năm, tác giả dùng đại từ ấy (loài chim ấy), nó để thay thế cho từ chích choè đã được nhắc ở câu thứ tư. Chính điều này khiến cho các câu gắn nối với nhau một cách chặt chẽ, phục vụ cho sự mạch lạc được duy trì trong cả đoạn trích.
Ai đầu tiên gọi chích choè, khi nó còn khuyết danh, là chích choè, người ấy đích thị là một nhà thơ.
Trả lời:
Câu “Ai đầu tiên gọi chích choè, khi nó còn khuyết danh, là chích choè, người ấy đích thị là một nhà thơ” có thể được viết lại với nhiều hình thức diễn đạt khác nhau. Cách đơn giản nhất là bỏ bớt một số cụm từ, ví dụ:
- Bỏ cụm từ khi nó còn khuyết danh: “Ai đầu tiên gọi chích choè là chích choè, người ấy đích thị là một nhà thơ." Từ cách lược bớt cụm từ nói trên, có thể thấy trong câu văn gốc, người viết đã làm tăng nội dung biểu đạt cho nó qua việc phát triển, mở rộng nghĩa cho danh từ chích choè bằng một thành phần phụ.
- Bớt cụm từ nhắc lại chủ thể của hoạt động: “Ai đầu tiên gọi chích choè, khi nó còn khuyết danh, là chích choè, đích thị là một nhà thơ”. Việc lược bớt cụm từ này cho thấy trong câu văn gốc, người viết đã nhắc đến chủ thể của hoạt động hai lần nhằm nhấn mạnh ý chính muốn biểu đạt.
Trả lời:
Để viết đoạn văn nói về hoạt động sáng tạo của nhà thơ trên cơ sở điều được gợi ý từ nội dung đoạn trích, cần xác định được một từ hoặc cụm từ có thể thâu tóm được ý chính mà tác giả Dương Tường muốn phát biểu. Từ, cụm từ đó có thể là phát hiện hay khám phá mới về thế giới. Sau khi xác định được những từ, cụm từ như vậy, người viết có thể thực hiện viết đoạn văn dựa vào việc trả lời các câu hỏi: Chức năng của nhà thơ là gì? Điều gì khiến người ta muốn đọc thơ? Qua bài thơ được thi sĩ viết ra, thế giới đã hiện lên mới mẻ như thế nào?
* Đoạn văn mẫu tham khảo:
Hoạt động sáng tạo là một công việc vô cùng quan trọng nhất là đối với một nhà thơ. Chính nỗ lực sáng tạo của người nghệ sĩ là sức sống của thơ ca. Người nghệ sĩ phải có một con mắt tinh sắc, một tâm hồn nhạy cảm và một tài năng đã đến độ chín để gửi vào trong tác phẩm giọng nói riềng của mình. Anh có thể học tập, tiếp thu tinh hoa trong tác phẩm của các nhà văn lớp trước nhưng phải trên cơ sở sự sáng tạo. Người nghệ sĩ không được phép lười biếng hay bắt chước mà phải luôn trong tâm thế tìm tòi, sáng tạo. Tất nhiên điều đó không có nghĩa nhà văn được phép tìm tòi theo hướng cực đoan, viết những điều không ai hiểu được. Để thơ trở thành thơ, để nghệ thuật trở thành nghệ thuật, người làm thơ phải luôn ý thức: sáng tạo cái độc đáo. Bởi vì “tầm thường là cái chết của nghệ thuật”, sự lặp lại tẻ nhạt là cái chết của thơ ca. Độc đáo luôn là yêu cầu muôn đời của văn chương nghệ thuật.
Trả lời:
Từ Tiểu học đến lớp 7, em đã được học nhiều truyện ngụ ngôn. Ngoài ra, theo yêu cầu đọc mở rộng, hẳn em đã biết thêm nhiều truyện ngụ ngôn khác, chưa kể những truyện được nghe kể lại. Hãy chọn trong số đó một truyện mà bài học được rút ra có ý nghĩa đặc biệt với em. Em cần viết những suy nghĩ thật của mình, không nên sao chép từ một tài liệu sẵn có nào đó.
* Đoạn văn mẫu tham khảo:
Truyện "Ếch ngồi đáy giếng" là một trong những câu chuyện mang cho tôi rất nhiều bài học. Thông qua truyện, người xưa khuyên chúng ta dù sống trong hoàn cảnh nào thì vẫn phải cố gắng học tập để mở rộng tầm nhìn và tầm hiểu biết tránh cách đánh giá, kết luận vội vàng phiến diện, nông cạn. Chúng ta không chỉ học tập ở nhà trường, mà còn phải học nhiều điều trong cuộc sống. Bên cạnh trường học còn có trường đời. Trường đời là biển cả bao la về tri thức và kinh nghiệm. Chúng ta phải biết khắc phục những hạn chế của mình và không ngừng học hỏi tích lũy kinh nghiệm để có được trình độ học vấn cao và tầm nhìn sâu rộng. Đồng thời không nên chủ quan, kiêu ngạo vì sự chủ quan, kiêu ngạo sẽ dẫn đến thất bại trong sự nghiệp và trong cuộc đời. Chúng ta nên suy ngẫm kĩ về bài học của câu truyện chớ nên tự biến mình thành "Ếch ngồi đáy giếng, coi trời bằng vung".
Bài tập 2 trang 44 SBT Ngữ Văn lớp 7 Tập 2: Con người là chủ nhân của Trái Đất.
Hãy lập dàn ý cho bài viết bày tỏ ý kiến của em về nhận định trên.
Trả lời:
- Mở bài: Dẫn ra nhận định và nói rõ ý nghĩa của việc đánh giá lại nhận định
đó trong bối cảnh cuộc sống hôm nay.
- Thân bài: Phân tích nội dung nhận định, đánh giá nhận định xoay quanh việc trả lời các câu hỏi như: Nhận định cho thấy gì về góc nhìn vấn đề của người nói? Nhận định đã phản ánh đúng thực tế chưa? Nếu trở thành một nhận thức phổ biến thì nhận định có thể gây ra những tác động như thế nào? Có cần điều chỉnh lại nội dung nhận định không? Vì sao?
- Kết bài: Khẳng định lại ý kiến của người viết, bày tỏ mong muốn vấn đề nêu
trong nhận định phải được suy nghĩ sâu hơn để con người có thái độ ứng xử phù hợp với Trái Đất - ngôi nhà chung.
Trả lời:
Em có thể độc lập chuẩn bị bài nói và tập nói hoặc cùng các bạn trong nhóm học tập thực hiện việc này.
Để tìm được ý cần thiết cho bài nói, có thể đặt ra và giải quyết các câu hỏi như: Cần hiểu khái niệm thiên nhiên như thế nào cho đúng? Thiên nhiên cần thiết cho cuộc sống của con người như thế nào? Nếu không có thiên nhiên hoặc thiên nhiên bị huỷ hoại, đời sống con người sẽ bị ảnh hưởng ra sao?
* Bài nói mẫu tham khảo:
Không biết thiên nhiên có từ bao giờ, chỉ biết nó mang lại rất nhiều lợi ích cho con người và động, thực vật trên toàn trái đất này. Thiên nhiên chính là một người bạn, người mẹ thân thiết, gần gũi với con người. Vậy thiên nhiên là gì? Và thiên nhiên có vai trò gì cho đời sống của con người?
Chúng ta có thể bắt gặp người bạn thiên nhiên của mình ở mọi nơi, mọi lúc. Thiên nhiên luôn có mặt trong từng nhịp sống của con người chúng ta. Đó chính là cây cối, vầng trăng, dòng sông trước nhà… Chúng ảnh hưởng, tác động rất nhiều lên đời sống của con người chúng ta. Chúng có thể tác động trực tiếp hay gián tiếp lên con người, động vật hay thực vật. Và tất cả chúng đều có những vai trò khác nhau đối với đời sống của con người.
Thiên nhiên là cái nôi sản sinh ra sự sống, cũng là nơi kết thúc của sự sống. Đối với cuộc sống của con người, thiên nhiên là nơi cung cấp các nguồn tài nguyên để phục vụ cho cuộc sống và sản xuất sinh hoạt của con người. Đơn giản là chúng ta phải hít thở không khí từ tự nhiên, uống nước từ tự nhiên, khai thác các loại khoáng sản, lâm sản, thổ sản, hải sản… để phục vụ cho nhu cầu của mình. Thiên nhiên quyết định đến các đặc điểm hình thái và hình thức quần cư, sinh sống của con người. Nơi nào càng tập trung nhiều nguồn tài nguyên thiên nhiên thì mật độ dân cư sinh sống càng đông đúc.
Rừng – lá phổi của toàn nhân loại cung cấp ôxi cũng như lâm sản, thức ăn, lương thực cho con người. Ngoài ra rừng còn ngăn chặn những dòng lũ giận giữ của mẹ thiên nhiên đổ ập lên con người hay là giúp chống xói mòn đất đai, giúp cho con người có thể canh tác dễ hơn. Biển cung cấp muối – gia vị không thể thiếu trong mọi bữa ăn của gia đình. Ngoài ra biển còn cung cấp một lượng lớn thủy, hải sản, đem lại nguồn lợi cho con người chúng ta. Đất đai giúp con người trồng trọt, chăn nuôi, canh tác các loại cây trồng, đem lại nguồn lương thực thực phẩm cho con người cũng như cho các loài động vật, gia súc. Đất đai cũng chính là nơi ta xây dựng nhà, tổ ấm gia đình qua từng ngày. Không chỉ vậy ẩn sâu bên trong đất chính là những tài nguyên khoáng sản có giá trị cần được khai thác. Đó chính là: than, sắt, vàng, bạc, dầu mỏ hay kim cương… và tất cả chúng đều mang lại những giá trị kinh tế lớn cho đời sống của con người.
Thiên nhiên không chỉ đem lại những nguồn lợi về kinh tế, lương thực hay thực phẩm mà chúng còn mang đến những danh lam thắng cảnh khắp mọi nơi trên thế giới, làm phong phú thêm cho cuộc sống của con người. Đó có thể là: thác nước Iguazu ở Argentina, thung lũng Canyon ở Colorado, vườn thú thiên nhiên Serengeti ở Tanzania, thác nước Victoria ở Zimbabue và Zambia, rặng san hô hùng vĩ ở Úc, rừng nguyên sinh Amazon ở Brazil – Peerru, thác nước Niagara hùng vĩ ở biên giới Canada – Mỹ… Gần gũi với chúng ta hơn đó chính là Vịnh Hạ Long – một trong những danh lam thắng cảnh đẹp nhất ở Việt Nam cũng như của thế giới.
Mẹ thiên nhiên mang đến cho chúng ta bao nhiêu là lợi ích. Thế nhưng con người chúng ta lại không biết tôn trọng, bảo vệ và giữ gìn chúng. Chúng ta khai thác tài nguyên thiên nhiên một cách vô tội vạ. Chúng ta làm ô nhiễm tài nguyên nước cũng như không khí bằng các chất thải độc hại từ các nhà máy, xí nghiệp, các phương tiện giao thông thường ngày. Tất cả các khu rừng đều bị chúng ta tàn phá, chúng ta đốt rừng, chặt phá cây cối để tìm kiếm lợi nhuận riêng cho chính bản thân mình mà không nghĩ đến người khác.
Tuy thiên nhiên đem lại rất nhiều lợi ích cho con người nhưng nếu chúng ta không biết bảo tồn và gìn giữ chúng thì nó sẽ có tác động nguy hại đến đời sống của chính bản thân chúng ta. Khi đó sẽ dẫn đến việc tài nguyên bị cạn kiệt, môi trường bị ô nhiễm sẽ làm thủng tầng ô zôn, trái đất bị nóng lên cũng như nguy cơ hạn hán, lũ lụt càng nhiều.
Thiên nhiên có vai trò rất quan trọng đối với tất cả con người cũng như tất cả những sinh vật sống trên trái đất. Và nếu chúng ta biết khai thác, sử dụng hợp lí cũng như bảo tồn, gìn giữ thiên nhiên thì nó sẽ trở thành một trong những tài sản quý giá nhất của con người chúng ta.
Để bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và môi trường sống đòi hỏi toàn xã hội và nhất là mỗi người chúng ta phải nâng cao nhận thức để cùng hiểu biết về môi trường sống xung quanh mình. Bảo vệ sự sống của chúng ta, nhất thiết cần hạn chế tối đa việc sử dụng túi nilon. Mỗi nhà nên phân loại rác, đối với những rác thải như chai nhựa, giấy, túi nilon... gom lại bán phế liệu để tái sử dụng, vừa góp phần tiết kiệm được nguồn tài nguyên thiên nhiên, vừa bảo vệ môi trường sinh thái. Cần thường xuyên tuyên truyền, nâng cao nhận thức của cộng đồng trong việc: không săn bắt động vật quý hiếm, có nguy cơ tuyệt chủng; không khai thác, đánh bắt cá và thủy sản bằng xung điện vì sẽ làm cạn kiệt nguồn tài nguyên thiên nhiên. Mỗi người nên trồng nhiều cây xanh xung quanh nhà mình để được tận hưởng không khí trong lành do cây tạo ra. Mặt khác, không nên bẻ cành, ngắt phá cây xanh; lên án, phê phán những trường hợp không biết giữ gìn và bảo vệ cây xanh nơi công cộng.
Thiên nhiên ban tặng cho con người nhiều thứ, vậy mà ta không biết giữ gìn và bảo vệ nó. Hãy đối xử tốt với thiên nhiên, sống thân thiện với môi trường, mỗi người sẽ tận hưởng được những giây phút thư giãn, thoải mái trong bầu không khí trong lành, được tận hưởng những cảnh thiên nhiên tươi đẹp.
Bài tập 2 trang 44 SBT Ngữ Văn lớp 7 Tập 2: Thế nào là tôn trọng khác biệt trong giao tiếp xã hội?
Chuẩn bị bài nói và tập nói về vấn đề trên.
Trả lời:
Tôi và các bạn và bài 8. Khác biệt và gần gũi trong Ngữ văn 6 cùng bài 8. Trải nghiệm để trưởng thành trong Ngữ văn 7, tập hai, có thể hỗ trợ em trong việc tìm ý tưởng chuẩn bị cho bài nói của mình. Em cần đọc lại những tài liệu nêu trên trước khi chuẩn bị bài nói và tập nói về vấn đề: Thế nào là tôn trọng khác biệt trong giao tiếp xã hội?
Khi tổ chức bài nói, cần chú ý khai thác trải nghiệm của bản thân trong mối quan hệ với bạn bè cùng lớp, cùng trường, với những con người gần gũi vẫn gặp hằng ngày. Tránh nói những ý chỉ mang tính vay mượn mà có khi chính em cũng không hiểu rõ.
* Bài nói mẫu tham khảo:
Mỗi con người tồn tại trong cuộc sống này đều là những hạt giống được gieo trồng tồn tại trong cuộc sống. Sống phải thường xuyên giao tiếp với người khác. Có những cách giao tiếp mang lại sự dau khổ và lòng thù hận. Để có một kết quả tốt khi giao tiếp cần phải tế nhị và tôn trọng người khác.
Vậy trước hết ta cần phải hiểu được khái niệm “tế nhị” và” tôn trọng”. Tế nhị là một cách ứng xử tỏ ra khéo léo, nhã nhặn, nọi hàm kín kẽ trong quan hệ đối xử biết nghĩ đến những điểm nhỏ thương bị dễ bỏ qua. Tế nhị là phong thái mà mỗi người trong thời đại ngày nay cần có. Hơn nữa tôn trọng là một thái độ đánh giá cao và cho là không vi phạm hay xúc phạm đối với người giao tiếp. Tính e dè là một tính cách bình thường của con người là chất liệu tạo thành tính tế nhị. Tôn trọng nhau là biết coi trọng sự sống của người khác không còn phân biệt giới tính, tuổi tác, trình độ, sang giàu hay nghèo hèn, nông thôn hay thành thị, tôn giáo hay dân tộc. Dù là một em bé hay người lớn hơn, tế nhị và tôn trọng vẫn là cách sống đặt hàng đầu. Sống là thường xuyên giao tiếp với người khác nên để có kết quả tốt đẹp khi giao tiếp, mỗi chúng ta nên rèn luyện đức tính đó.
Vì sao khi giao tiếp, cần tế nhị và tôn trọng người khác? Trước hết, tế nhị và tôn trọng người khác là những phẩm chất cự kì quan trọng trong cuộc sống. Biết tế nhị và tôn trọng người khác sẽ đem lại sự hòa thuận vui vẻ với mọi người xung quanh. Ví dụ như khi xảy ra xích mích hay xung đột, ta nên nhận lỗi về mình hay nhớ câu ngạn ngữ” Một bước lùi bằng mười bước tiến” Trước tiên hãy tự trách bản thân mình vì không ai là hoàn hỏa cả. Như người xưa đã dạy “Tiên trách kỷ, hậu trách nhân” Hãy kìm nén sự nóng giận của mình và dùng những lời lẽ thật tế nhị thuyết phục người khác nhận ra lỗi của mình. Thói thường những gì mình không muốn thì người khác cũng không muốn. Mình cũng muốn được tôn trọng tại sao người khác lại không muốn được tôn trọng. Khi chúng ta tôn trọng, lắng nghe mọi nhu cầu của người khác, đặt lợi ích của mọi người lên trên lợi ích của cá nhân là khi ta vui vẻ với mọi lời nói, hành vi và công việc của người khác. Nếu ta biết tôn trọng và tế nhị ta sẽ nhận được những kết quả tốt đẹp, thậm chí là thành công trong cuộc sống. Alfed lunt từng nói “Điều tôi cần hơn cả cuộc sống của mình là nuôi dưỡng sự trân trọng đối với bản thân mình” Nhờ thế, chính ông đã trở thành diễn viên kịch xuất sắc mọi thời đại” Qua những hành động, cử chỉ tế nhị và tôn trọng ta sẽ được đánh giá là người có văn hóa, được giáo dục. Điều đó sẽ manh nha cho bản thân được đánh giá cao trong cuộc sống. trở thành người mà ai cũng yêu qúy tin cậy. Hơn nữa ta sẽ nhận được sự tôn trọng. Tế nhị từ người khác dành cho mình. Có câu chuyện kể về chủ tịch Hồ Chí Minhcủa chúng ta rằng từng có một ông lão đi cả quãng đường dài để gặp bác. Trong khi anh cnar vệ từ chối lão già ấy thì bác lại cho bác già vào nói chuyện, hỏi han. Ta có thể khẳng định rằng, chỉ có con người tốt đẹp mới có thể tôn trọng và tế nhị với người khác trong giao tiếp.
Bên cạnh những người tế nhị, tôn trọng người khác trong giao tiếp còn có những người không tôn trọng tế nhị trong giao tiếp. Họ tự cao, tự đại không biết tôn trọng tế nhị trong giao tiếp với người khác. Họ chỉ quan tâm đến chính mình” Cục cằn và thô lỗ” Những người như thế cần phải lên án và phê phán. Vậy nên, Chúng ta nên rèn luyện sự tinh tế và tôn trọng trong giao tiếp.
Tóm lại mỗi chúng ta cần phải có sự tế nhị và tôn trọng người khác trong giao tiếp, nhất là thời đại phát triển ngày nay. Như vậy, con người ta sẽ ngày càng văn minh và phát triển vững mạnh hơn.
Xem thêm các bài giải SBT Ngữ Văn lớp 7 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:
Bài 8: Trải nghiệm để trưởng thành
Bài 10: Trang sách và cuộc sống