Đọc thông tin và quan sát các hình từ 3.7 đến 3.9 hãy: Phân tích bối cảnh ra đời của Nhà nước

661

Với giải Câu hỏi trang 47 Chuyên đề Lịch sử 10 Cánh diều chi tiết trong Chuyên đề 3: Nhà nước và pháp luật trong lịch sử Việt Nam giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập Chuyên đề Sử 10. Mời các bạn đón xem:

Giải bài tập Chuyên đề Lịch sử 10 Chuyên đề 3: Nhà nước và pháp luật trong lịch sử Việt Nam

Câu hỏi trang 47 Chuyên đề Lịch sử 10: Đọc thông tin và quan sát các hình từ 3.7 đến 3.9 hãy:

Chuyên đề Lịch sử 10 Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam từ năm 1976 đến nay – Cánh diều (ảnh 1)

Chuyên đề Lịch sử 10 Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam từ năm 1976 đến nay – Cánh diều (ảnh 1)

- Phân tích bối cảnh ra đời của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt nam.

- Phân tích ý nghiã lịch sử của sự ra đời Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Trả lời:

Yêu cầu số 1: Bối cảnh ra đời của Nhà nước CHXHCN Việt Nam

- Sau đại thắng mùa Xuân năm 1975, Việt Nam thống nhất về mặt lãnh thổ nhưng vẫn tồn tại hai tổ chức nhà nước khác nhau ở hai miền đất nước:

+ Ở miền Bắc là: Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hoà.

+ Ở miền Nam là: Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hoà miền Nam Việt Nam.

=> Vì vậy, thống nhất về mặt nhà nước vừa là nguyện vọng của nhân dân, vừa là cơ sở pháp lí để thực hiện nhiệm vụ xây dựng chủ nghĩa xã hội trên phạm vi cả nước.

- Từ ngày 15 đến ngày 21/11/1975, Hội nghị Hiệp thương chính trị giữa hai miền Nam - Bắc được tổ chức tại Sài Gòn.

- Ngày 25/4/1976, nhân dân cả nước tham gia Tổng tuyển cử bầu Quốc hội.

- Tại kì họp thứ nhất, Quốc hội khoá VI (từ ngày 24/6 đến ngày 3/7/1976) đã quyết định đổi tên nước Việt Nam là Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Yêu cầu số 2: Ý nghĩa lịch sử sự ra đời nước CHXHCN Việt Nam

Hoàn thành thống nhất đất nước về một nhà nước.

- Là cơ sở để tiếp tục hoàn thành thống nhất trên các lĩnh vực kinh tế, văn hoá, xã hội.

- Tạo điều kiện thuận lợi thực hiện nhiệm vụ cách mạng xã hội chủ nghĩa trong phạm vi cả nước, mở rộng quan hệ với các nước trên thế giới.

Đánh giá

0

0 đánh giá