Trong lịch sử, Việt Nam đã trải qua nhiều mô hình nhà nước khác nhau. Vậy mô hình nhà nước quân chủ

716

Với giải Mở đầu trang 39 Chuyên đề Lịch sử 10 Cánh diều chi tiết trong Chuyên đề 3: Nhà nước và pháp luật trong lịch sử Việt Nam giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập Chuyên đề Sử 10. Mời các bạn đón xem:

Giải bài tập Chuyên đề Lịch sử 10 Chuyên đề 3: Nhà nước và pháp luật trong lịch sử Việt Nam

Mở đầu trang 39 Chuyên đề Lịch sử 10: Trong lịch sử, Việt Nam đã trải qua nhiều mô hình nhà nước khác nhau. Vậy mô hình nhà nước quân chủ Việt Nam có đặc điểm gì? Bối cảnh lịch sử, ý nghĩa của sự ra đời Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa là gì? Quốc triều hình luật, Hoàng Việt luật lệ và một số bản hiến pháp đã ban hành trong lịch sử Việt Nam có những nội dung chính nào?

Trả lời:

a/ Mô hình nhà nước quân chủ Việt Nam

+ Thời Lý – Trần: nhà nước quân chủ chuyên chế mang tính quý tộc.

+ Thời Lê: nhà nước quân chủ chuyên chế tập quyền mang tính quan liêu.

+ Thời Nguyễn: nhà nước quân chủ chuyên chế tập quyền cao độ mang tính quan liêu.

b/ Bối cảnh và ý nghĩa ra đời của Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa

- Với thành công của cách mạng tháng Tám (1945), ngày 2/9/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn Độc lập, công bố trước quốc dân và thế giới sự ra đời của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà.

- Ý nghĩa:

Là thành quả của quá trình đấu tranh giành lại độc lập dân tộc, chấm dứt thời kì thực dân Pháp và quân phiệt Nhật đô hộ, mở ra kỉ nguyên độc lập dân tộc gắn liền với giải phóng xã hội.

+ Góp phần cổ vũ cho phong trào giải phóng dân tộc ở các nước châu Á, châu Phi và khu vực Mỹ La-tinh.

c/ Nội dung của Quốc triều hình luật, Hoàng Việt luật lệ

- Củng cố tính chuyên chế của nhà nước quân chủ;

- Bảo vệ quyền lợi của nhà vua và quý tộc;

- Bao quát nhiều lĩnh vực, như quy định về hình phạt, chế độ quan lại, hôn nhân,...

d/ Nội dung chính trong các bản Hiến pháp của Việt Nam

- Xác định những vấn đề cơ bản và quan trọng nhất của đất nước, như chế độ chính trị, bản chất nhà nước, tổ chức hoạt động của bộ máy nhà nước ở trung ương và địa phương, quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân, chính sách phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội…

- Thể hiện những quan điểm, đường lối, chủ trương của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với từng giai đoạn phát triển của đất nước.

- Thể hiện tính dân chủ và quyền lực của nhân dân.

Đánh giá

0

0 đánh giá