SBT Hóa học 11 Bài 2: Axit, bazơ và muối | Giải SBT Hóa học lớp 11

1.5 K

Tailieumoi.vn giới thiệu Giải sách bài tập Hóa học lớp 11 Bài 2: Axit, bazơ và muối chi tiết giúp học sinh xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong SBT Hóa học 11. Mời các bạn đón xem:

Giải SBT Hóa học 11 Bài 2: Axit, bazơ và muối

Bài 2.1 trang 4 SBT Hóa học 11: Theo A-rê-ni-ut chất nào dưới đây là axit ?

A. Cr(NO3)3             B. HBrO3                

C. CdSO4               D. CsOH

Lời giải:

Axit là chất khi tan trong nước phân li ra cation H+

=> Chọn B

Bài 2.2 trang 4 SBT Hóa học 11: Hiđroxit nào sau đây không phải là hiđroxit lưỡng tính?

A. Zn(OH)2   B. Pb(OH)2  

C. Al(OH)3   D. Ba(OH)2

Lời giải:

+) Hiđroxit lưỡng tính là hiđroxit khi tan trong nước vừa có thể phân li như axit vừa có thể phân li như bazơ

+) Các Hiđroxit thường gặp là  Zn(OH)2, Al(OH)3, Sn(OH)2, Pb(OH)2

=> Chọn D

Bài 2.3 trang 4 SBT Hóa học 11: Axit mạnh HNO3 và axit yếu HNO2 có cùng nồng độ 0,1 mol/l và ở cùng nhiệt độ. Sự so sánh nồng độ mol ion nào sau đây là đúng ?

A. [H+]HNO3 < [H+]HNO2             

B. [H+]HNO3 > [H+]HNO2

C. [H+]HNO3 =[H+]HNO2             

D. [NO3]HNO3 < [NO3]HNO2

Phương pháp giải:

Axit mạnh cho nồng độ ion Hlớn hơn axit yếu

Lời giải:

HNO3 là axit mạnh sẽ điện li hoàn toàn còn axit yếu HNO2 điện li không hoàn toàn => HNO3  sẽ cho nồng độ ion Hlớn hơn 

=> Chọn B

Bài 2.4 trang 4 SBT Hóa học 11: Có bao nhiêu dung dịch chỉ chứa một chất được tạo thành từ các ion Ba2+;Mg2+;SO42;Cl?

A. 4

B. 3

C. 2

D. 1

Phương pháp giải:

Điều kiện để các ion cùng tồn tại trong một dung dịch là: các ion kết hợp với nhau không được tạo thành ít nhất một trong các chất sau:

+ Chất kết tủa

+ Chất điện li yếu

+ Chất khí

Lời giải:

Lấy lần lượt các ion dương kết hợp với các ion âm ta được các chất sau:

BaSO; MgSO; BaCl2 ; MgCl2

Trong 4 chất trên có BaSO  là chất kết tủa => loại

Vậy có 3 chất thỏa mãn đề bài

=> Chọn B

Bài 2.5 trang 4 SBT Hóa học 11: Các muối thường gọi là "không tan", ví dụ BaSO4 , AgCl có phải là các chất điện li mạnh không ? Giải thích, biết rằng ở 25°C độ hoà tan trong nước của BaSO4 là 1,0.10-5 mol/l, của AgCl là 1,2.10-5 mol/l. Dung dịch các muối này chỉ chứa các ion, không chứa các phân tử hoà tan.

Phương pháp giải:

Định nghĩa chất điện li mạnh: "Chất điện li mạnh là chất khi tan trong nước, các phân tử hòa tan đều phân li ra ion"

Chú ý: Tất cả các chất đều ít nhiều tan trong nước. 

Lời giải:

BaSO4 và AgCl là các chất điện li mạnh, vì các phân tử hoà tan của chúng đều phân li ra ion.

Bài 2.6 trang 4 SBT Hóa học 11: Hai chất điện li mạnh A và B khi tan trong nước phân li ra a mol Mg2+, b mol Na+, c mol SO42- và d mol Cl-:

1. Biết a = 0,0010 ; b = 0,010 ; c = 0,0050 ; vậy d bằng bao nhiêu ?

2. Viết công thức phân tử của A và B.

Phương pháp giải:

Áp dụng định luật bảo toàn điện tích

Lời giải:

1. Trong dung dịch, điện tích của các cation bằng điện tích của các anion, nên :

2a + b = 2c + d

0,001.2 + 0,01 = 0,005.2 + d

 d = 0,002

2. Công thức của hai chất là: MgCl2 và Na2SO4.

Bài 2.7* trang 5 SBT Hóa học 11: Trong một dung dịch CH3COOH , người ta xác định được nồng độ H+ bằng 3.10-3M và nồng độ CH3COOH bằng 3,97.10-1M. Tính nồng độ mol ban đầu của CH3COOH.

Phương pháp giải:

+) Viết phương trình điện li: 

CH3COOH\vboxto.5ex\vssCH3COO+H+

+) Tính toán theo phương trình => nồng độ mol ban đầu của CH3COOH

Lời giải:

Gọi C là nồng độ mol ban đầu của CH3COOH, ta có :

CH3COOH\vboxto.5ex\vssCH3COO+H+

(C - 3.10-3)M         3.10-3M         3.10-3M

C - 3.10-3 = 3,97.10-1 = 397.10-3 

C = 397.10-3 + 3.10-3 = 400.10-3

 C = 0,4M.

 

 

Đánh giá

0

0 đánh giá