Trong đoạn thơ, tác giả đã sử dụng rất nhiều từ ngữ chỉ mức độ cao của đặc điểm, trạng thái nhằm nhấn mạnh tình cảm sâu nặng, da diết với quê hương

2.3 K

Với giải Câu 5 trang 38 SBT Ngữ Văn lớp 7 Kết nối tri thức chi tiết trong Bài 4: Giai điệu đất nước giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong SBT Ngữ Văn 7. Mời các bạn đón xem:

Giải sách bài tập Ngữ Văn lớp 7 Bài 4: Giai điệu đất nước

Bài tập 5. trang 37, 38 SBT Ngữ Văn lớp 7 Tập 1: Đọc đoạn thơ sau trong bài thơ Nhớ mưa quê hương của Lê Anh Xuân và trả lời các câu hỏi:

Quê nội ơi

Mấy năm trời xa cách

Đêm nay, ta nằm nghe mưa rơi

Nghe tiếng trời gầm xa lắc...

Cớ sao lòng thấy nhớ thương.

 

Ôi cơn mưa quê hương

Đã ru hát hồn ta thuở bé,

Đã thấm nặng lòng ta những tình yêu chớm hé:

Nghe tiếng mưa rơi trên tàu chuối bẹ dừa,

Thấy mặt trời lên khi tạnh những cơn mưa

Ta yêu quá như lần đầu mới biết

Ta yêu mưa như yêu gì thân thiết

Như tre, dừa, như làng xóm quê hương

Như những con người - biết mấy yêu thương.

(Lê Anh Xuân, Nhớ mưa quê hương, in trong Thơ Việt Nam 1945 - 1975,

NXB Tác phẩm mới, Hà Nội, 1976, tr. 379)

Câu 5 trang 38 SBT Ngữ Văn lớp 7 Tập 1: Trong đoạn thơ, tác giả đã sử dụng rất nhiều từ ngữ chỉ mức độ cao của đặc điểm, trạng thái nhằm nhấn mạnh tình cảm sâu nặng, da diết với quê hương. Em hãy liệt kê những từ ngữ đó.

Trả lời:

Trong đoạn thơ, tác giả đã sử dụng rất nhiều từ ngữ chỉ mức độ cao của đặc điểm, trạng thái nhằm nhấn mạnh tình cảm sâu nặng, da diết với quê hương. Đó là những từ ngữ: mấy năm trời, xa lắc, thấm nặng lòng ta, yêu quá, biết mấy yêu thương,...

Đánh giá

0

0 đánh giá