Vở thực hành Ngữ văn 7 (Kết nối tri thức) Thực hành đọc và thực hành tiếng Việt trang 48

4 K

Với giải vở thực hành Ngữ văn 7 Thực hành đọc và thực hành tiếng Việt trang 48 sách Kết nối tri thức hay, chi tiết giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong VTH Ngữ văn 7. Mời các bạn đón xem:

Giải VTH Ngữ văn lớp 7 Thực hành đọc và thực hành tiếng Việt trang 48

Văn bản 1: Mùa xuân nho nhỏ

Bài tập 1 trang 48 VTH Ngữ văn 7 Tập 1Trong khổ thơ đầu, nhà thơ miêu tả mùa xuân qua hình ảnh:

Cảm nhận về mùa xuân mà những hình ảnh đó gợi cho em:

Trả lời:

- Trong khổ thơ đầu, nhà thơ miêu tả mùa xuân qua những hình ảnh: dòng sông xanh, bông hoa tím biếc, tiếng chim hót/

- Những hình ảnh đó gợi cho em cảm nhận về vẻ đẹp trong trẻo, đặc trưng của mùa xuân với tiếng chim, dòng sông, bông hoa.

Bài tập 2 trang 48 VTH Ngữ văn 7 Tập 1Cảm xúc của nhà thơ trước vẻ đẹp của mùa xuân được thể hiện qua những dòng thơ Ơi, con chim chiền chiện/ Hót chi mà vang trời/ Từng giọt long lanh rơi/ Tôi đưa tay tôi hứng.

Trả lời:

Qua những dòng thơ trên, tác giả đã cảm nhận tiếng chim chiền chiện hót một cách rất tinh tế. Ông đã liên tưởng âm thanh của tiếng chim giống như những giọt âm thanh có thể hứng được. Nhờ cảm nhận bằng cả ba giác quan: thính giác, thị giác, xúc giác.

Bài tập 3 trang 48 VTH Ngữ văn 7 Tập 1Khi nói về mùa xuân của đất nước, nhà thơ nhắc đến hai hình ảnh người cầm súng và người ra đồng vì:

Trả lời:

- Hình ảnh người cầm súng, người ra đồng gợi cho em nghĩ đến người lính và người nông dân.

- Khi nói về mùa xuân của đất nước, nhà thơ lại nhắc đến hai hình ảnh người cầm súng và người ra đồng vì chính họ đã, đang và sẽ làm nên mùa xuân của đất nước.

Bài tập 4 trang 48 VTH Ngữ văn 7 Tập 1Đọc khổ ba bài thơ Mùa xuân nho nhỏ và điền thông tin phù hợp vào bảng sau:

Đặc điểm về cách gieo vần

Đặc điểm về cách ngắt nhịp

 

 

Trả lời:

Đặc điểm về cách gieo vần

Đặc điểm về cách ngắt nhịp

gieo vần liền “ao”

ngắt nhịp 2/3, 3/2.

Bài tập 5 trang 49 VTH Ngữ văn 7 Tập 1Tác giả muốn làm “con chim”, “một cành hoa”, “một nốt trầm”, “một mùa xuân nho nhỏ” vì:

Trả lời:

- Tác giả muốn làm “con chim”, “một cành hoa”, “một nốt trầm” vì tác giả muốn cống hiến một phần sức lực nhỏ bé của mình vào mùa xuân của đất nước.

- Ước nguyện mà nhà thơ muốn gửi găm qua những hình ảnh này là rất phù hợp với hoàn cảnh sáng tác bài thơ. Tác giả muốn dành hết thời gian còn sống của mình để cống hiến cho dân tộc.

Bài tập 6 trang 49 VTH Ngữ văn 7 Tập 1Ý nghĩa của việc tác giả thay đổi cách xưng hô, từ “tôi” chuyển sang “ta”:

Trả lời:

Việc thay đổi cách xưng hô như thế càng làm khẳng định ước nguyện hoá thân và cống hiến của nhà thơ. “ta” là cá nhân, là duy nhất.

Bài tập 7 trang 49 VTH Ngữ văn 7 Tập 1Nhận xét về cách dùng từ trong nhan đề Mùa xuân nho nhỏ

Cảm xúc, suy nghĩ của em về nhan đề đó:

Trả lời:

- Sau khi đọc và tìm hiểu bài thơ, em thấy cách dùng từ trong nhan đề khá hợp lý với hoàn cảnh của tác giả.

- Nhan đề đó chính là nói về những ước nguyện nho nhỏ của tác giả để tạo nên một mùa xuân rộng lớn của đất nước.

Bài tập 8 trang 49 VTH Ngữ văn 7 Tập 1Viết đoạn văn (khoảng 5-7 câu) nêu cảm nhận về một đoạn thơ mà em yêu thích trong bài thơ Mùa xuân nho nhỏ.

Trả lời:

Nhà thơ đã cảm nhận mùa xuân qua những phát hiện rất tinh tế: màu xanh của dòng sông, màu tím của bông hoa, và tiếng chim hót của chim chiền chiện. Đây đều là những đặc trưng rất riêng của mùa xuân nói chung và mùa xuân xứ Huế - quê hương của tác giả nói riêng. Mùa xuân tới, dòng nước trôi xanh êm đềm, mọc giữa dòng sông ấy là vẻ đẹp tím mộng mơ của bông hoa lục bình trôi lững lờ. Có thể nói, đây là một phát hiện đầy gợi cảm, mang tới cho người đọc sự bất ngờ, thể hiện sự nhạy cảm của nhà thơ. Còn với tiếng chim, Thanh Hải đã cảm nhận thông qua ba giác quan: thính giác, thị giác, xúc giác. Tiếng chim lúc này như một âm thanh lắng đọng lại “long lanh rơi”, và tác giả chỉ trực chờ đón nhận lấy. Khổ thơ đã đem đến cho người đọc đi từ bất ngờ này tới bất ngờ khác, khẳng định tài năng sử dụng ngôn từ của Thanh Hải.

Thực hành tiếng Việt trang 50

Bài tập 1 trang 50 VTH Ngữ văn 7 Tập 1Nghĩa của từ lộc trong những dòng thơ Lộc giắt đầy bên lưng và lộc trải dài nương mạ:

Nghĩa của từ đi trong những dòng thơ Đất nước như vì sao/ Cứ đi lên phía trước.

Nghĩa của từ làm trong những dòng thơ Ta làm con chim hót/ Ta làm một cành hoa.

Trả lời:

 “đi”: phát triển, tiến lên.

 “làm”: hoá thành, biến thành một cái gì đó.

Bài tập 2 trang 50 VTH Ngữ văn 7 Tập 1Từ giọt trong đoạn Ơi, con chim chiền chiện/ Hót chi mà vang trời/ Từng giọt long lanh rơi/ Tôi đưa tay tôi hứng có thể hiểu nghĩa như sau:

Lí do em hiểu như vậy:

Trả lời:

Trong ngữ cảnh trên, có thể chọn cách hiểu thứ ba “giọt âm thanh”. Vì tác giat cảm nhận tiếng chim không chỉ bằng thính giác mà còn bằng thị giác bà xúc giác, âm thanh tiếng chim đã được cảm nhận hết sức tinh tế.

Bài tập 3 trang 50 VTH Ngữ văn 7 Tập 1Trong bài thơ Mùa xuân nho nhỏ, biện pháp tu từ có vị trí nổi bật nhất là:

Tác dụng của biện pháp tu từ đó:

Trả lời:

Trong bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ”, biện pháp tu từ điệp ngữ có vị trí nổi bật nhất. Việc sử dụng biện pháp tu từ điệp ngữ trước hết là tạo nhịp điệu cho câu thơ, thứ hai nó nhấn mạnh ước mong của nhà thơ dành cho cuộc sống, cho đất nước.

Văn bản 2: Gò me

Bài tập 1 trang 50 VTH Ngữ văn 7 Tập 1Cảnh sắc Gò Me hiện lên qua nỗi nhớ của nhà thơ – một người con phải sống xa quê:

Trả lời:

Qua nỗi nhớ của nhà thơ cảnh sắc Gò Me hiện lên rất chân thực, gần gũi:

- Quê hương trông ra biển

- Có đồn hải đăng tắt, loé đêm đêm

- Có con đê cát đỏ

- Có tiếng leng keng nhạc ngựa

- Có ruộng vây quanh với những bông lúa chín.

- Ao làng có nước trong vắt như mắt người yêu.

Bài tập 2 trang 51 VTH Ngữ văn 7 Tập 1Hình ảnh người dân Gò Me được tác giả khắc họa qua những chi tiết sau:

Cảm nhận của em về con người nơi đây qua những chi tiết đó:

Trả lời:

- Hình ảnh người dân Gò Me được tác giả khắc hoạ qua những chi tiết:

+ Những chị, những em má núng đồng tiền

+ Tay tròn, nghiêng nón làm duyên.

+ Véo von điệu hát cổ truyền: “ – Hò … ơ … Trai Biên Hoà luỵ gái Gò Me/ Không vì sắc lịch, mà chỉ vì mê giọng hò …”

+ Thưở ấu thơ, cắt cỏ, chăn bò, nằm dưới hàng me nghe thổi sáo.

- Những chi tiết đó cho em cảm thấy con người nơi đây rất đẹp, đặc biệt là con gái Gò Me, ngoài ra họ còn vô cùng hiền hậu, chân phương, lạc quan, yêu đời.

Bài tập 3 trang 51 VTH Ngữ văn 7 Tập 1Nhớ đến Gò Me, tác giả nhớ da diết điệu hò quê hương. Suy nghĩ của em từ việc nhà thơ hai lần dẫn lại câu hò:

Trả lời:

Việc nhà thơ hai lần dẫn lại câu đò gợi cho em suy nghĩ về nỗi nhớ quê hương và con người của nhà thơ.

Bài tập 4 trang 51 VTH Ngữ văn 7 Tập 1Hình ảnh sinh động, giàu sức gợi mà em thích trong bài thơ Gò Me:

Lí do mà em thích hình ảnh đó:

Trả lời:

Em thích hình ảnh người con gái Gò Me má núng đồng tiền, ngồi giã me bên trã để nấu canh chua. Đây là một hình ảnh đại diện cho con gái Gò Me và con người nơi đây: đẹp mà giản dị, chân phương.

Bài tập 5 trang 51 VTH Ngữ văn 7 Tập 1Cảm nhận của em về tình cảm của tác giả đối với quê hương, đất nước được thể hiện trong bài thơ:

Trả lời:

Tình cảm của tác giả đối với quê hương, đất nước được thể hiện thông qua việc tác giả nhớ lại cảnh sắc và con người nơi đây. Các hình ảnh được hiện lên rất chân thực và sâu sắc. Bằng việc sử dụng biện pháp điệp ngữ, lặp lại câu hò ở cuối bài thơ, tác giả như muốn khẳng định về vẻ đẹp con người nơi đây.

Bài tập 6 trang 51 VTH Ngữ văn 7 Tập 1Một số tác phẩm mà em đã học, đã đọc cũng lấy tên một cùng đất làm nhan đề bài thơ tương tự bài Gò Me.

Trả lời:

Một số tác phẩm mà em đã đọc, đã đọc cũng có cách đặt nhan đề tương tự là: Cô Tô (Nguyễn Tuân), Cù Lam Chàm (Nguyễn Mạnh Tuấn), …

Bài tập 7 trang 52 VTH Ngữ văn 7 Tập 1Viết đoạn văn (khoảng 5-7 câu) nêu cảm nhận của em về đoạn thơ từ Ôi, thời ấy thơ đến Lá xanh như dải lụa mềm lửng lơ.

Trả lời:

Đoạn thơ trên đã quay về quá khứ để thuật lại tuổi thơ đầy dữ dội và dịu êm của tác giả. Mở đầu đoạn thơ là từ cảm thán “Ôi”, nó như nói lên cảm xúc nhớ thương và đầy xúc động. Nhớ về tuổi thơ ấy là nhớ về biết bao kỉ niệm: cắt cỏ, chăn bò, nằm dưới hàng me nghe tre thổi sáo. Trong không gian xanh mát của đồng quê, tiếng lòng của nhà thơ như hoà vào làm một với những cánh bướm, cánh chim chao lượn trên bầu trời. Hai câu thơ cuối đã được tác giả so sánh rất thú vị, nằm dưới hàng me xanh, tác giả ngắm nhìn những quả me non “cong vắt lưỡi liềm”, là “như dải lụa mềm lửng lơ”. Bằng việc sử dụng từ ngữ rất chân thực, giản dị kết hợp bới biện pháp tu từ liệt kê, so sánh, người đọc chắc hẳn cũng đã cảm nhận được nỗi nhớ quê hương tha thiết thông qua việc kể lại tuổi thơ của tác giả.

Thực hành tiếng Việt trang 52

Bài tập 1 trang 52 VTH Ngữ văn 7 Tập 1Nghĩa của từ thở được sử dụng trong dòng thơ Mái lá khoan thai thở làn khói nhẹ.

Sự khác biệt về nghĩa của từ thở trong ngữ cảnh này với từ thở trong câu: Em bé thở đều đều khi ngủ say:

Trả lời:

- Từ “thở” trong câu “Mái lá khoan thai thở làn khói nhẹ”: cách nhân hoá thú vị của nhà thơ, khiến cho sự vật trở nên sinh động, gần gũi.

- Sự khác biệt: Từ “thở” trong ngữ cảnh văn học tạo cho câu văn giá trị nghệ thuật nhất đinh, còn “thở” trong câu “em bé thở đều khi ngủ say” mang nghĩa thông thường: chỉ một hoạt động trạng thái để tồn tại của con người.

Bài tập 2 trang 52 VTH Ngữ văn 7 Tập 1Các từ láy trong bài thơ Gò Me:

Giải thích nghĩa của một trong số các từ láy được sử dụng trong bài thơ:

Tác dụng của việc sử dụng từ láy trên:

Trả lời:

- Các từ láy có trong bài thơ: đêm đêm, leng keng, sớm sớm, chiều chiều, lao xao, véo von, khúc khích, xao xuyến, ngọt ngào.

- Từ láy: lao xao chỉ âm thanh nhỏ, không đồng đều, xen lẫn vào nhau. Tác dụng của từ láy đó là tạo nhịp điệu cho câu thơ, nhấn mạnh âm thanh của vườn mía.

Bài tập 3 trang 53 VTH Ngữ văn 7 Tập 1Chỉ ra công dụng của dấu ngoặc đơn và dấu ngoặc kép trong bài thơ Gò Me.

Dòng thơ có sử dụng dấu ngoặc đơn

Công dụng của dấu ngoặc đơn trong dòng thơ đó

 

 

Dòng thơ có sử dụng dấu ngoặc kép

Công dụng của dấu ngoặc kép trong dòng thơ đó

 

 

Trả lời:

Dòng thơ có sử dụng dấu ngoặc đơn

Công dụng của dấu ngoặc đơn trong dòng thơ đó: dấu ngoặc đơn bổ sung thông tin cho câu trước đó, ở đây là tre thôi lao xao, chim ngừng hót để lắng nghe điệu hò của các cô gái

 

 

Dòng thơ có sử dụng dấu ngoặc kép

Công dụng của dấu ngoặc kép trong dòng thơ đó: còn dấu ngoặc kép là trích dẫn lời hò trực tiếp của các cô gái.

Bài tập 4 trang 54 VTH Ngữ văn 7 Tập 1Chỉ ra các biện pháp tu từ được sử dụng trong những dòng thơ sau và nêu tác dụng của chúng:

Dòng thơ

Tên biện pháp tu từ

Tác dụng của biện pháp tu từ

Ao làng trăng tắm, mây bơi/ Nước trong như nước mắt người yêu tôi

 

 

Nằm dưới hàng me, nghe tre thổi sáo

 

 

Me non cong vắt lưỡi liềm/ Lá xanh như dải lụa mềm lửng lơ

 

 

Tre thôi khúc khích, mây chìm nắng nghe

 

 

Trả lời:

Dòng thơ

Tên biện pháp tu từ

Tác dụng của biện pháp tu từ

Ao làng trăng tắm, mây bơi/ Nước trong như nước mắt người yêu tôi

nhân hoá và so sánh

Giúp cho sự vật trở nên sinh động và gần gũi với con người, đồng thời thể hiện vẻ đẹp của cảnh vật Gò Me.

Nằm dưới hàng me, nghe tre thổi sáo

nhân hoá

Tác dụng gợi hình, tạo sự sinh động cho hàng tre.

Me non cong vắt lưỡi liềm/ Lá xanh như dải lụa mềm lửng lơ

so sánh

Khiến cho quả me và lá me gợi hình hơn.

Tre thôi khúc khích, mây chìm nắng nghe

nhân hoá

Khiến cho sự vật trở nên sinh động, gần gũi hơn.

 

Văn bản 3: Bài thơ Đường Núi của Nguyễn Đình Thi

Bài tập 1 trang 54 VTH Ngữ văn 7 Tập 1Cảm nhận chung của em về bài thơ Đường núi trước và sau khi đọc bài viết của Vũ Quần Phương:

- Trước khi đọc:

- Sau khi đọc:

Trả lời:

 - Trước khi đọc bài viết của Vũ Quần Phương, em thấy bài thơ “Đường núi” là một bài thơ đơn thuần chỉ tả cảnh đường núi lúc chiều tà.

- Sau khi đọc bài viết của Vũ Quần Phương, em còn thấy bài thơ không chỉ tả cảnh mà còn có cả tình cảm, cảm xúc của nhà thơ.

Bài tập 2 trang 54 VTH Ngữ văn 7 Tập 1Ấn tượng của em về bài bình thơ của Vũ Quần Phương:

Những câu, những ý trong bài bình khiến em phải suy nghĩ sâu hơn về bài thơ đã đọc.

Trả lời:

- Bài bình thơ đã gây được ấn tượng đối với em thông qua việc tác giả nhận ra được sự say đắm lòng người trong bài thơ.

- Câu khiến em phải suy ngẫm sâu hơn về bài thơ: “Có chữ nào nói sự say đắm của lòng người đâu. Không nói nhưng ta nghe được trong nhịp điệu của câu thơ, trong cái nhìn ngất ngây với sương mây, rì rào với tiếng suối.”

Bài tập 3 trang 54 VTH Ngữ văn 7 Tập 1Sự đồng cảm của người bình thơ với bài thơ được thể hiện:

Ý nghãi của sự đồng cảm này:

Trả lời:

- Người bình thơ đã thể hiện sự đồng cảm của mình với bài thơ qua việc cảm nhận tiếng reo vui lặng thầm trong cảnh vật: “Tác giả không reo thành lời, nhưng cảnh sắc reo trong mắt anh.”

- Sự đồng cảm này khiến cho người bình thơ cảm nhận nội dung thơ một cách sâu sắc nhất.

Bài tập 4 trang 54 VTH Ngữ văn 7 Tập 1Lí do Vũ Quần Phương khẳng định: “Cái tài của Nguyễn Đình Thi ở bài thơ này là tạo được một luồng không khí thân yêu trong trẻo run rẩy phủ lấy phong cảnh. Phong cảnh bỗng mang vị tâm hồn của tác giả.”

Trả lời:

Vũ Quần Phương khẳng định như vậy vì nếu không cảm nhận hết được cái tài của Nguyễn Đình Thi, ta chỉ nghĩ đơn thuần rằng bài thơ này là miêu tả về thiên nhiên đường núi, chứ không hề mang một không khí trong tâm hồn tác gỉả.

Bài tập 5 trang 55 VTH Ngữ văn 7 Tập 1Những điều em muốn bổ sung cho bài viết của Vũ Quần Phương.

Trả lời:

Nếu được phép bổ dung cho bài viết của Vũ Quần Phương, em sẽ bổ sung hoàn cảnh sáng tác của bài thơ để có thể hiểu rõ hơn về nội dung của nó.

Văn bản 4: Chiều biên giới

Bài tập 1 trang 55 VTH Ngữ văn 7 Tập 1Cảm nhận của em về tình cảm của tác giả ẩn chứa trong dòng thơ Chiều biên giới em ơi được lặp lại ở đầu mỗi khổ thơ:

Trả lời:

Bài thơ khắc hoạ lên vẻ đẹp chiều biên giới qua con mắt đầy thơ mộng của nhà thơ. Qua đó, gửi gắm tình yêu quê hương, đất nước tha thiết và sâu sắc.

Bài tập 2 trang 55 VTH Ngữ văn 7 Tập 1Những đại từ xưng hô được dùng trong bài thơ:

Ý nghĩa của việc sử dụng những đại từ xưng hô đó:

Trả lời:

Những đại từ xưng hô được dùng trong bài thơ: em ơi, ta.

Ý nghĩa của việc sử dụng những đại từ xưng hô đó: bài thơ chân tình, gần gũi.

Bài tập 3 trang 55 VTH Ngữ văn 7 Tập 1Cảm nhận của em về không gian, thời gian và vẻ đẹp riêng của vùng đất biên cương được tác giả miêu tả trong bài thơ.

Trả lời:

Vẻ đẹp riêng của vùng đất biên cương trong cảm nhận của nhà thơ được thể hiện qua:

- Chiều biên giới có nơi nào xanh hơn: tiếng chim, cỏ biếc, rừng cây, tình yêu đôi ta.

- Chiều biên giới có nơi nào cao hơn: đầu sông, đầu suối, ngọn núi, đất trời biên cương.

- Chiều biên giới có nơi nào đẹp hơn: hoa nở, mùa sở ra cây, ruộng lúa toả hương.

- Chiều biên giới còn gắn với công việc, gắn với tình yêu đôi lứa.

Bài tập 4 trang 55 VTH Ngữ văn 7 Tập 1Lí do tác giả khẳng định: Tình yêu là vũ khí/ Giữ đất trời quê hương:

Trả lời:

Tình yêu là vũ khí / Giữ đất trời quê hương. Tình yêu đã giúp cho người lính có thêm sức mạnh, thêm niềm tin và động lực để tiếp tục chắc tay súng bảo vệ quê hương, bảo vệ vùng đất biên cương của Tổ quốc. Ở đây, tình yêu quê hương đã hoà quyện cùng tình yêu đôi lứa.

Bài tập 5 trang 55 VTH Ngữ văn 7 Tập 1Biện pháp tu từ được nhà thơ sử dụng trong hai dòng thơ Hồn ra như ngọn gió/ Thổi giữa trời quê hương:

Tác dụng của biện pháp tu từ đó:

Trả lời:

Biện pháp tu từ so sánh nhằm nâng tầm hình ảnh câu thơ cùng khát vọng yêu xây dựng và bảo vệ quê hương.

Đánh giá

0

0 đánh giá