Lập dàn ý cho đề văn sau: Phân tích đặc điểm nhân vật thầy Đuy-sen trong văn bản Người thầy đầu tiên

21.1 K

Với giải Bài tập 2 trang 33 SBT Ngữ Văn lớp 7 Kết nối tri thức chi tiết trong Bài 3: Cội nguồn yêu thương giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong SBT Ngữ Văn 7. Mời các bạn đón xem:

Giải sách bài tập Ngữ Văn lớp 7 Bài 3: Cội nguồn yêu thương

Bài tập 2 trang 33 SBT Ngữ Văn lớp 7 Tập 1: Lập dàn ý cho đề văn sau: Phân tích đặc điểm nhân vật thầy Đuy-sen trong văn bản Người thầy đầu tiên (trích, Trin-ghi-dơ Ai-tơ-ma-tốp).

Trả lời:

* Dàn ý:

- Mở bài: Giới thiệu tác phẩm văn học và nhân vật; nêu khái quát ấn tượng về nhân vật.

- Thân bài: Phân tích đặc điểm của nhân vật

+ Nhân vật đó xuất hiện như thế nào?

+ Các chi tiết miêu tả hành động của nhân vật đó.

+ Ngôn ngữ của nhân vật

+ Những cảm xúc, suy nghĩ của nhân vật như thế nào?

+ Mối quan hệ của nhân vật đó với các nhân vật khác

- Kết bài: Nêu ấn tượng và đánh gái về nhân vật

* Bài mẫu tham khảo:

Bài tham khảo 1:

“Người thầy đầu tiên” là một trong những truyện ngắn xuất sắc của tác giả Tri-ghi-dơ Ai-ti-ma-tốp khi kể về người thầy giáo Đuy-sen với những đặc điểm nổi bật để lại nhiều ấn tượng sâu sắc trong lòng bạn đọc.

Hình ảnh thầy giáo Đuy-sen được kể thông qua hồi ức của bà viện sĩ An-tư-nai Xu-lai-ma-nô-ta, bà vốn là học trò trước đây của thầy Đuy-sen. Khi đến vùng núi quê hương của An-tư-nai, thầy Đuy-sen còn rất trẻ. Học vấn thấy tuy chưa được cao nhưng thầy lại có trái tim dạt dào tình nhân ái và sục sôi nhiệt huyết cách mạng. Khi An-tư-nai và các bạn nhỏ đến thăm trường với bao tò mò để “xem thử thầy giáo đang làm gì, ở đấy cũng hay” thì thấy thầy “từ trong cửa bước ra, người bê bết đất”. Thầy “mỉm cười, niềm nở” quẹt mồ hôi trên mặt và ân cần hỏi các em học sinh.

Có thể thấy Đuy-sen đúng là một người thầy vĩ đại và cử chỉ rất hồn nhiên. Thầy hiền hậu nói lên những lời ấm áp lay động đến tâm hồn tuổi thơ. Mới gặp các em nhỏ xa lạ lần đầu mà thầy đã nhìn thấy, thấu rõ cái khao khát được học hành của các em. Thầy còn “khoe” với các em về chuyện đắp lò sưởi trong mùa đông, thấy bảo tin mừng vì trường học đã làm xong và có thể học được. Thầy mời chào, khích lệ với các em nhỏ dân tộc miền núi chưa từng biết mái trường là gì bằng tình yêu thương mênh mông: “Thế nào, các em có thích học không? Các em sẽ đi học chứ?”.

Thầy Đuy-sen còn là người có tài, giàu kinh nghiệm sư phạm. Khi chỉ sau một vài phút gặp gỡ, vài câu nói nhẹ nhàng mà thầy đã chiếm lĩnh tâm hồn tuổi thơ. Thầy đã khơi gợi trong lòng các em nhỏ miền núi khao khát được đi học. Đặc biệt với An-tư-nai, thầy nhìn thấy tâm can em, thông cảm với cảnh ngộ mồ côi của em và an ủi, khen tên của em hay, bảo em chắc là ngoan lắm. Câu nói chân tình ấy cùng với hiền hậu của thầy khiến cho An-tư-nai “thấy lòng ấm hẳn lại”. Không những thế, trước khi thầy đi lấy rạ khô, lúc tiễn các em nhỏ ra về, thầy nhẹ nhàng uốn nắn, mời mọc ân cần. Các em nhỏ khi ra về ai nấy cũng đều cảm thấy yêu mền, gắn bó với thầy và ngôi trường của làng quê thân yêu.

Một điểm nữa, Đuy-sen là người thầy đầu tiên đã khai tâm khai sáng cho An-tư-nai. Thầy hiền hậu, yêu thương tuổi thơ và đã đốt cháy lên trong lòng các em ngọn lửa nhiệt tình khát vọng được đi học. Có thể thấy, thầy Đuy-sen là hình ảnh tuyệt đẹp của một ông thầy tuổi thơ.

Tóm lại, Ai-ma-tốp đã viết nên hình ảnh thầy Đuy-sen bằng tất cả sự ca ngợi và niềm yêu thương bao la. Người thầy trong truyện ngắn là người thầy của tình thương đến với tuổi thơ, đem ánh sáng cách mạng làm thay đổi mọi cuộc đời.

Bài tham khảo 2:

Đến với văn bản “Người thầy đầu tiên” của Tri-ghi-dơ Ai-ti-ma-tốp chúng ta chắc hẳn không quên được hình ảnh trung tâm là người thầy Đuy-sen. Hình ảnh người thầy được hiện lên qua lời kể, cảm xúc và suy nghĩ của nhân vật An-tư-nai. Nhà văn đã dùng nhiều những chi tiết miêu tả để khắc họa chân dung nhân vật thầy Đuy-sen một cách chân thực và cụ thể nhất. Đầu tiên là thông qua ngôn ngữ đối thoại với lời trò chuyện, thuyết phục các em nhỏ đi học, đồng thời còn động viên, khích lệ An-tư-nai. Tiếp đến là những hành động của thầy điển hình như: một mình sửa sang nhà kho cũ thành lớp học; bế các em nhỏ qua suối giữa mùa đông buốt giá; kiên trì dạy chữ cho các em bất chấp hoàn cảnh thiếu thốn, khắc nghiệt; sự cô độc và cò cả ước mơ về một tương lai tươi sáng cho học trò. Cũng chính vì thế mà An-tư-nai có cảm nhận sâu sắc về lòng nhân hậu, tình yêu thương của thầy và còn ước thầy là người anh ruột của mình. Thông qua những chi tiết đó, chúng ta có thể hình dung ra thầy Đuy-sen là một người có mục đích sống cao đẹp, cương nghị, kiên nhẫn, vị tha và nhân hậu. Trong đó, nổi bật nhất là tình cảm yêu thương, hết lòng vì học trò.

Xem thêm lời giải soạn văn lớp 7 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Câu 1 trang 29 SBT Ngữ Văn lớp 7 Tập 1: Bức tranh của thầy Bản trong phòng triển lãm được miêu tả như thế nào?...

Câu 2 trang 29 SBT Ngữ Văn lớp 7 Tập 1: Tại sao các học trò của thầy Bản lại ghi cảm tưởng về bức tranh của thầy?...

Câu 3 trang 29 SBT Ngữ Văn lớp 7 Tập 1: Những lời nói của thầy Bản với học trò về bức tranh của mình cho em cảm nhận về nhân vật như thế nào?...

Câu 4 trang 29 SBT Ngữ Văn lớp 7 Tập 1: Tại sao nhân vật “tôi” và các bạn lại muốn “xin thầy tha lỗi”?...

Câu 5 trang 29 SBT Ngữ Văn lớp 7 Tập 1: Em có đồng tình với hành động ghi cảm tưởng và kí những cái tên giả của nhân vật “tôi” và các bạn trong phòng triển lãm không? Vì sao?...

Câu 6 trang 29 SBT Ngữ Văn lớp 7 Tập 1: Nêu một bài học em rút ra được từ câu chuyện...

Câu 7 trang 29 SBT Ngữ Văn lớp 7 Tập 1: So sánh các cặp câu dưới đây và nhận xét về tác dụng của việc mở rộng thành phần trạng ngữ, vị ngữ của câu bằng cụm từ...

Câu 8 trang 29 SBT Ngữ Văn lớp 7 Tập 1: Tìm các phó từ bổ nghĩa cho động từ trong những câu sau và cho biết mỗi phó từ bổ sung ý nghĩa gì:...

Câu 9 trang 29 SBT Ngữ Văn lớp 7 Tập 1: Tìm các phó từ bổ nghĩa cho danh từ trong những câu sau và cho biết mỗi phó từ bổ sung ý nghĩa gì:...

Câu 1 trang 31 SBT Ngữ Văn lớp 7 Tập 1: Câu chuyện được kể bằng lời của người kể chuyện ngôi thứ mấy?...

Câu 2 trang 31 SBT Ngữ Văn lớp 7 Tập 1: Căn phòng cũ của nhân vật “tôi” đã thay đổi như thế nào? Trước sự thay đổi đó, nhân vật “tôi” có cảm xúc gì?...

Câu 3 trang 31 SBT Ngữ Văn lớp 7 Tập 1: Tại sao nhân vật “tôi” chợt giật mình nhận ra lớp kỉ niệm của mình trên những bức tường sẽ luôn nằm giữa lớp kỉ niệm của người đến trước và người đến sau?...

Câu 4 trang 31 SBT Ngữ Văn lớp 7 Tập 1: Em hiểu thế nào về ý nghĩa nhan đề: Chiều dày của bức tường?...

Câu 5 trang 31 SBT Ngữ Văn lớp 7 Tập 1: Tìm một từ thuộc từ loại số từ trong văn bản trên...

Câu 6 trang 31 SBT Ngữ Văn lớp 7 Tập 1: Câu nào sau đây có phó từ đi kèm danh từ?...

Câu 7 trang 31 SBT Ngữ Văn lớp 7 Tập 1: Tìm một câu trong đoạn trích có hai phó từ khác nhau và giải thích ý nghĩa của các phó từ đó...

Bài tập 1 trang 31, 32, 33 SBT Ngữ Văn lớp 7 Tập 1: Đọc bài văn phân tích nhân vật sau đây và rút ra dàn ý cần có để viết được bài văn này:...

Bài tập 2 trang 33 SBT Ngữ Văn lớp 7 Tập 1: Lập dàn ý cho đề văn sau: Phân tích đặc điểm nhân vật thầy Đuy-sen trong văn bản Người thầy đầu tiên (trích, Trin-ghi-dơ Ai-tơ-ma-tốp)...

Bài tập 1 trang 33 SBT Ngữ Văn lớp 7 Tập 1: Trình bày ý kiến của em về tình yêu thương loài vật được gợi ra từ nhân vật Mên và Mon trong văn bản Bầy chim chìa vôi của Nguyễn Quang Thiều...

Xem thêm các bài giải SBT Ngữ Văn lớp 7 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Bài 2: Khúc nhạc tâm hồn

Bài 3: Cội nguồn yêu thương

Đọc mở rộng trang 34 tập 1

Bài 4: Giai điệu đất nước

Bài 5: Màu sắc trăm miền

Đánh giá

0

0 đánh giá