Vở thực hành Ngữ văn 7 (Kết nối tri thức) Thực hành đọc và thực hành tiếng Việt trang 33

3.7 K

Với giải vở thực hành Ngữ văn 7 Thực hành đọc và thực hành tiếng Việt trang 33 sách Kết nối tri thức hay, chi tiết giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong VTH Ngữ văn 7. Mời các bạn đón xem:

Giải VTH Ngữ văn lớp 7 Thực hành đọc và thực hành tiếng Việt trang 33

Văn bản 1: Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ

Bài tập 1 trang 33 VTH Ngữ văn 7 Tập 1Đọc đoạn trích (từ đầu đến Tôi hay gọi bố chỉ để nghe âm thanh) trong SGK (tr. 59 – 61) và điền các nội dung phù hợp:

1. Cách “nhìn” đặc biệt mà người bố dạy cho nhân vật “tôi” nhận ra những bông hoa trong vườn:

2. “Trò chơi” mà nhân vật “tôi” và bố thường chơi ngoài vườn và trong nhà:

3. Điều giúp nhân vật “Tôi” có thể biết chính xác tiếng kêu cứu của bạn Tí vang lên từ “cách đây khoảng ba chục mét, hướng này!”

Trả lời:

1. Cách “nhìn” đặc biệt mà người bố dạy cho nhân vật “tôi” nhận ra những bông hoa trong vườn:  Nhân vật “tôi” đã được bố dạy cho cách “nhìn” để nhận ra những bông hoa bằng cách: nhắm mắt lại rồi đi chạm từng bông hoa.

2. “Trò chơi” mà nhân vật “tôi” và bố thường chơi ngoài vườn và trong nhà: Nhân vật chơi còn chơi những trò chơi khác với bố ở trong nhà, luôn đoán đúng khoảng cách và vị trí những đồ vật một cách thần kì.

3. Điều giúp nhân vật “Tôi” có thể biết chính xác tiếng kêu cứu của bạn Tí vang lên từ “cách đây khoảng ba chục mét, hướng này!”: Cảm giác luyện tập qua các trò chơi với bố.

Bài tập 2 trang 33 VTH Ngữ văn 7 Tập 1Đọc đoạn trích (từ Thằng Tí hay đem cho bố tôi những trái ổi đến hết) trong SGK (tr.61 – 63) và điền các thông tin phù hợp:

1. Em có đồng tính với những điều nhân vật bố nói về các “món quà” không?

Lí do:

2. Trò chơi mà người bố nghĩ ra để nhân vật “tôi” cảm nhận về những bông hoa trong vườn là:

Trả lời:

- Em đồng tình với những điều nhân vật người bố nói về các “món quà”. Vì trong thực tế, bất cứ ai trong số chúng ta cũng thích được tặng quà. Đó còn là cái nhìn trân trọng của con người tới những điều nhỏ bé xung quanh mình.

- Trò chơi của nhân vật “tôi” với người bố. Khi thì người bố dấu cục kẹo, khi thì bố đố nhân vật tôi nhắm mắt và đoán bố cách bao xa. Nhân vật “tôi” có thể đoán dễ dàng chỉ cần nghe số bước chân.

Bài tập 3 trang 34 VTH Ngữ văn 7 Tập 1Nhân vật người bố chủ yếu được miêu tả qua lời kể của nhân vật:

Việc lựa chọn người kể chuyện như vậy có tác dụng:

Cảm nhận của em về tính cách nhân vật người bố:

Trả lời:

- Cảm nhận về tính cách của nhân vật người bố: vui vẻ, hiền lành, yêu thương và quan tâm đến nhân vật “tôi”

- Một số chi tiết khiến em có những cảm nhận đó:

+ Bố làm cho tôi một bình tưới nhỏ, thỉnh thoảng chơi những trò chơi với nhân vật “tôi”

+ Bố quăng chén cơm rồi băng vườn chạy ra khi biết có cậu bé ngã xuống sông.

+ Bố giảng giải cho nhân vật “tôi” về những cái tên và mỗi món quà.

Bài tập 4 trang 34 VTH Ngữ văn 7 Tập 1Điền nội dung phù hợp vào bảng dưới đây:

Cảm nhận, suy nghĩ của nhân vật “tôi” về thế giới tự nhiên

Cảm nhận, suy nghĩ của nhân vật “tôi” về bạn Tí

Cảm nhận, suy nghĩ của nhân vật “tôi về người bố

- Cảm nhận về khu vườn:

- Cảm nhận về những bông hoa:

- Cảm nhận về tên của bạn Tí:

- Cảm nhận về những trái ổi của Tí:

- Cảm nhận về bố khi bố dạy cách nhận ra những bông hoa trong vườn bằng cảm giác của đôi bàn tay:

- Cảm nhận về bố khi nhắm mắt và chạm tay rồi gọi tên từng món quà:

Từ bảng trên, ghi lại nhận xét của em về đặc điểm tính cách của nhân vật “tôi”

Trả lời:

Cảm nhận, suy nghĩ của nhân vật “tôi” về thế giới tự nhiên

Cảm nhận, suy nghĩ của nhân vật “tôi” về bạn Tí

Cảm nhận, suy nghĩ của nhân vật “tôi về người bố

- Cảm nhận về khu vườn: đẹp đẽ, tươi mát.

- Cảm nhận về những bông hoa: xinh đẹp

- Cảm nhận về tên của bạn Tí: dễ gần, thân thiện

- Cảm nhận về những trái ổi của Tí: hạnh phúc

- Cảm nhận về bố khi bố dạy cách nhận ra những bông hoa trong vườn bằng cảm giác của đôi bàn tay: yêu thương, gần gũi.

 - Cảm nhận về bố khi nhắm mắt và chạm tay rồi gọi tên từng món quà: Giàu tình cảm

Từ bảng trên, ghi lại nhận xét của em về đặc điểm tính cách của nhân vật “tôi”: - Liệt kê những chi tiết tiêu biểu miêu tả cảm xúc, suy nghĩ của nhân vật “tôi” về bố và bạn Tí:

+ Tí, Tí!

+ Thằng Tí hay đem cho bố tôi những trái ổi. Nó trèo cây giỏi lắm, nhà nó có một vườn ổi.

+ A! Món qùa của tui đây rồi. Ôi cái món quà này bự quá!

- Những chi tiết đó cho thấy đặc điểm tính cách của nhân vật “tôi”: quý trọng bạn bè, thông minh và tình tế.  

Bài tập 5 trang 35 VTH Ngữ văn 7 Tập 1Khi “vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ”, nhân vật “tôi” đã phát hiện được những “bí mật”

Điều có ý nghĩa mà những bí mật mang lại cho cuộc sống hằng ngày của nhân vật “tôi”

Trả lời:

- Khi “vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ”, nhân vật “tôi” đã phát hiện được những “bí mật” đó là:

+ Hiểu khu vườn nói gì

+ Hiểu bây giờ là mùa gì và bông hoa nào đang nở, tên gì

+ Cảm nhận được tiếng bước chân trong vườn cách bạn bao xa, biết tiếng bước chân đó là của ai.

- Những “bí mật” ấy mang lại rất nhiều điều cho cuộc sống của nhân vật: cách cảm nhận tinh tế, có thể cảm nhận mọi thứ khi nhắm mắt và không bao giờ lạc lối trong khu vườn.

Bài tập 6 trang 35 VTH Ngữ văn 7 Tập 1Viết đoạn văn (khoảng 5-7 câu) về một “món quà” em đặc biệt yêu thích.

Trả lời:

Đối với em, sự có mặt của những người thân xung quanh em luôn là một điều quý giá. Nhưng “món quà” em cảm thấy trân trọng và yêu thích nhất đó là người mẹ của em. Mẹ không chỉ là một người mẹ luôn quan tâm và hy sinh mọi thứ cho em, mà mẹ còn là một người bạn bên cạnh em mỗi khi em gặp khó khăn. Có lần, em và cô bạn thân ở lớp có xích mích với nhau, em đã rất buồn, rồi nghĩ rằng phải chấm dứt tình bạn này. Tuy nhiên, mẹ đã nhìn thấy nỗi buồn đó trong em và hỏi han em rất nhiều. Cuối cùng, nhờ có mẹ đứng ra khuyên nhủ, chỉ ra lỗi sai của cả hai nên chúng em đã có thể làm hoà và hội ngộ nhau. Em rất cảm ơn mẹ và cảm ơn cuộc đời đã mang tới cho em một “món quà” quý giá như vậy!

Thực hành tiếng Việt trang 35

Bài tập 1 trang 35 VTH Ngữ văn 7 Tập 1Gạch dưới số từ trong các câu sau:

a. Buổi chiều ra đồngvề, bố thường dẫn tôi ra vườn, hai bố con thi nhau tưới.

b. Bố làm cho tôi một bình tưới nhỏ bằng cái thùng đựng sơn rất vừa tay.

c. - Cách đây khoảng ba chục mét, hướng này!

Trả lời:

a. Buổi chiều ra đồngvề, bố thường dẫn tôi ra vườn, hai bố con thi nhau tưới.

b. Bố làm cho tôi một bình tưới nhỏ bằng cái thùng đựng sơn rất vừa tay.

c. - Cách đây khoảng ba chục mét, hướng này!

Bài tập 2 trang 35 VTH Ngữ văn 7 Tập 1Gạch dưới số từ chỉ số lượng ước chừng trong các câu sau:

a. Bố có thể lặn một hơi dài đến mấy phút.

b. Tôi còn về vài ngày nữa là khác.

c. Tôi nghe nói bà về đây một hai hôm rồi đi.

Tìm thêm ba số từ chỉ số lượng ước chừng khác và đặt câu với mỗi từ:

- Số từ:

Đặt câu:

- Số từ:

Đặt câu:

- Số từ:

Đặt câu:

Trả lời:

- Số từ chỉ số lượng ước chừng:

a. mấy

b. vài

c. một hai

- Tìm thêm ba số từ chỉ số lượng ước chừng và đặt câu với mỗi từ: vài, dăm ba, mươi.

+ Em có vài quyển vở.

+ Tôi về dăm ba ngày.

+ Bà tôi bảo tôi còn mươi phút là đến giờ đi học.

Bài tập 3 trang 36 VTH Ngữ văn 7 Tập 1Trong câu: “Nó là thằng Tí, con bà Sáu.”, từ Sáu có phải là số từ không?

Lí do từ này được viết hoa

Trả lời:

- Trong câu trên, từ Sáu không phải số từ.

- Từ này được viết hoa vì đây là tên riêng của một người.

Bài tập 4 trang 36 VTH Ngữ văn 7 Tập 1Trong câu: “Bụng nó đầy nước, bố phải nắm ngược hai chân dốc xuống như xiếc”, có số từ hai kết hợp với chân (hai chân). Trong tiếng Việt, bên cạnh hai chân còn có đôi chân. Những trường hợp tương tự và sự khác nhau về nghĩa giữa cụm từ có số từ hai và cụm từ có danh từ đơn vị đôi có ý nghĩa số lượng trong mỗi trường hợp:

- Trường hợp 1:

- Trường hợp 2:

Trả lời:

- Tìm thêm những trường hợp tương tự: mười lá – chục lá, mười hai cái bút – một tá bút.

- Sự khác nhau:

+ Nghĩa của cụm từ có số từ hai: cụ thể, rõ ràng, gần gũi.

+ Nghĩa của cụm từ có danh từ đơn vị đôi: trang trọng hơn.

Bài tập 5 trang 36 VTH Ngữ văn 7 Tập 1Có những từ vốn chỉ số lượng xác định nhưng một số trường hợp lại mang nghĩa biểu trưng, ước lệ, không xác định. Ví dụ: Một nghề cho chín còn hơn chín nghề. Từ chín thứ hai là số từ chỉ số lượng xác định những ở đây lại thể hiện số nhiều (nhiều nghề). Một thành ngữ có số từ được dùng theo cách như vậy:

- Thành ngữ:

- Nghĩa của thành ngữ:

Trả lời:

- Tìm một thành ngữ có số từ được dùng theo cách trên:

“Chín người mười ý”

- Giải thích: Mỗi người có một suy nghĩ riêng, không giống ai, khó để lựa chọn.

Văn bản 2: Người thầy đầu tiên

Bài tập 1 trang 37 VTH Ngữ văn 7 Tập 1Mối quan hệ giữa các nhân vật trong đoạn trích:

Phần (1)

Phần (2)

- Phần này kể về:

- Người kể chuyện là:

- Phần này kể về:

- Người kể chuyện là:

Phần (3)

Phần (4)

- Phần này kể về:

- Người kể chuyện là:

- Phần này kể về:

- Người kể chuyện là:

Trả lời:

Phần (1)

Phần (2)

- Phần này kể về: Bức thư trở về làng vào ngày vui.

- Người kể chuyện là: người kể chuyện là người hoạ sĩ, ngôi thứ nhất.

- Phần này kể về: Kí ức về thầy giáo cũ

- Người kể chuyện là:  người kể chuyện là An – tư – nai, ngôi thứ nhất.

Phần (3)

Phần (4)

- Phần này kể về: Kí ức về mùa đông với trận mua tuyết đầu mùa, thầy Đuy-sen đã bế các em ra suối.

- Người kể chuyện là: người kể chuyện là An – tư – nai, ngôi thứ nhất.

- Phần này kể về: Bức tranh “Người thầy đầu tiên.”

- Người kể chuyện là: người kể chuyện là người hoạ sĩ: ngôi thứ nhất.

Bài tập 2 trang 37 VTH Ngữ văn 7 Tập 1Mối quan hệ giữa các nhân vật người kể chuyện trong văn bản.

Trả lời:

- Các nhân vật người kể chuyện trong đoạn trích là đồng hương với nhau.

Bài tập 3 trang 37 VTH Ngữ văn 7 Tập 1Đọc phần (2) của văn bản trong SGK (tr.66-67) và hình dung về hoàn cảnh sống của An-tư-nai.

Những lời nói của An-tư-nai và các bạn giúp em có hình dung:

Trả lời:

Hoàn cảnh sống của An – tư – nai: mồ côi, phải sống với gia đình chú thím, bị cấm đoán và đối xử độc ác.

Bài tập 4 trang 38 VTH Ngữ văn 7 Tập 1Đọc phần (3) của văn bản trong SGK (tr.67-70) và thực hiện các yêu cầu:

1. Điền các thông tin theo gợi dẫn:

Hành động của thầy Đuy-sen khi các em  học sinh không thể lội qua con suối lạnh:

Thái độ của thầy Đuy-sen trước những lời lăng mạ của bọn nhà giàu

Hành động của thầy Đuy sen khi An-tư-nai bị ngã xuống dòng nước:

Lời động viên, khen ngợi của thầy với An-tư-nai:

2. Từ sơ đồ trên, khái quát đặc điểm tính cách nhân vật thầy Đuy-sen

Trả lời:

1. Điền các thông tin theo gợi dẫn:

Hành động của thầy Đuy-sen khi các em học sinh không thể lội qua con suối lạnh: Thầy Đuy – sen bế các em qua suối. Lưng thì cõng, tay thì bế và cứ như thế thầy lần lượt đưa hết các em sang.

Thái độ của thầy Đuy-sen trước những lời lăng mạ của bọn nhà giàu: Thầy Đuy – sen thì dường như không để ý đến những lời lăng mạ đó, coi như không nghe thấy gì hết.

Hành động của thầy Đuy sen khi An-tư-nai bị ngã xuống dòng nước: Thầy Đuy – sen lẳng tảng đá đi, nhảy ngay lại bên tôi, đỡ tôi lên tay, rồi bế tôi chạy lên bờ và lót chiếc áo choàng đặt tôi ngồi vào đấy.

Lời động viên, khen ngợi của thầy với An-tư-nai: “An – tư – nai, em ngồi đây cho ấm, đừng xuống nữa. Một mình thầy làm cũng đủ.”; “Thế nào, cô em giúp việc, đã đỡ rét chưa? Khoác cái áo choàng lên, thế … thế!; “Dòng suối trong trẻo của thầy – em thông minh lắm”

2. Từ sơ đồ trên, khái quát đặc điểm tính cách nhân vật thầy Đuy-sen: cẩn thận, tỉ mỉ, chăm chút, yêu thương học trò.

Bài tập 5 trang 38 VTH Ngữ văn 7 Tập 1Tình cảm của An-tư-nai dành cho thầy Đuy-sen.

Những thay đổi của cuộc đời An-tư-nai nhờ thầy Đuy-sen.

Trả lời:

- An – tư – nai đã dành cho thầy Đuy – san tình cảm rất mãnh liệt, cô bé còn có ước mơ thầy giáo là anh trai của mình để bá cổ, nhắm nghiền mắt, thủ thỉ.

- Nhờ “người thầy đầu tiên” ấy, cuộc đời An – tư – nai đã thay đổi, cô lên thành phố học và trở thành viện sĩ.

Bài tập 6 trang 38 VTH Ngữ văn 7 Tập 1Ở phần (4), nhân vật người họa sĩ đã có những ý tưởng cho bức tranh thầy Đuy-sen

Ý tưởng của người họa sĩ mà em ủng hộ (Nên vẽ hình ảnh nào? Đặt tên bức tranh là gì? Vì sao?

Trả lời:

- Ở phần (4), nhân vật người hoạ sĩ đã có những ý tưởng gì cho bức tranh vẽ thầy Đuy – sen:

+ Vẽ hai cây phong của thầy Đuy – sen và An – tư – nai

+ Vẽ lúc Đuy – sen bế trẻ con qua con suối

+ Vẽ người thầy giáo tiễn An – tư – nai lên tỉnh.

- Em ủng hộ ý tưởng thứ hai của người hoạ sĩ: vẽ lúc Đuy – sen bé trẻ con qua con suối và cạnh đấy, trên những con ngựa no nê hung dữ, những con người đần độn, mũ lông cáo đỏ đi qua đang chế giễu ông.

Bài tập 7 trang 39 VTH Ngữ văn 7 Tập 1Tác dụng của việc nhà văn thay đổi kiểu người kể chuyện ở các phần trong văn bản:

Trả lời:

Theo em, cách nhà văn thay đổi kiểu người kể chuyện ở các phần trong đoạn trích có tác dụng là giúp cho người đọc có cái nhìn khách quan về câu chuyện, đồng thời việc hiểu câu chuyện dưới nhiều góc nhìn khác nhau làm cho cốt truyện trở lên phong phú, hấp dẫn.

Bài tập 8 trang 39 VTH Ngữ văn 7 Tập 1Viết đoạn văn (khoảng 5-7 câu) kể lại nội dung của phần (1) hoặc phần (4) văn bản Người thầy đầu tiên bằng lời của người kể chuyện ngôi thứ ba.

Trả lời:

Mùa thu năm ngoái, anh hoạ sĩ nhận được một bức điện từ làng mình gửi đến. Bà con trong làng đã mời anh về dự buổi khánh thành ngôi trường mới do nông trường xây dựng. Nhận được lời mời, anh lập tức quyết định về làng bởi anh nghĩ làm sao có thể vắng mặt được trong ngày vui của quê hương như thế được. Thế rồi, anh hoạ sĩ quyết định về trước hai ngày để dạo quanh ngắm cảnh và vẽ ít bức kí hoạ. Trong số những người về dự có bà viện sĩ tên là Xu – lai – ma – nô – va. Sau khi xong buổi lễ khánh thành, bà ra đi, anh thì trở lại thành phố. Mấy hôm sau, anh hoạ sĩ nhận được thư của bà, bà nói về việc sẽ ở lại Mát – xcơ – va lâu hơn và trải lòng viết về câu chuyện của chính bà. Đọc xong thư, anh hoạ sĩ đã mang nặng trong lòng những ấn tượng mấy ngày liền, không nghĩ được gì hơn ngoài việc chấp nhận thỉnh cầu của bà An – tư – nai.

Thực hành tiếng Việt trang 39

Bài tập 1 trang 39 VTH Ngữ văn 7 Tập 1Gạch dưới phó từ bổ sung ý nghĩa cho danh từ trong các câu sau:

a. Tôi nghĩ không phải chỉ riêng bà con trong làng mà nói chung mọi người, nhất là lứa tuổi trẻ, đều cần biết câu chuyện này.

b. Những lúc ấy, thầy Đuy-sen đã bế các em qua suối.

c. Tuy chúng tôi còn bé, nhưng tôi nghĩ rằng lúc đó chúng tôi đều đã hiểu được những điều ấy.

Trả lời:

a. Phó từ: mọi

b. Phó từ: các

c. Phó từ: những

Bài tập 2 trang 40 VTH Ngữ văn 7 Tập 1Điền phó từ và ý nghĩa mà mỗi phó từ bổ sung cho động từ, tính từ trong các câu:

Câu

Phó từ

Ý nghĩa mà mỗi phó từ bổ sung cho động từ, tính từ trong câu

a. Và tôi không nghĩ ra được cách gì hơn là thay mặt bà An-tư-nai Xu-lai-ma-nô-va để kể hết chuyện này.

 

 

b. Các em ghé vào đây xem là hay lắm, các em chả sẽ học tập ở đây là gì?

 

 

c. Chúng tôi cũng đứng dậy cõng những bao ki-giắc lên lưng và rảo bước về làng.

 

 

d. An-tư-nai, cái tên hay quá, mà em thì chắc là ngoan lắm phải không?

 

 

Trả lời:

Câu

Phó từ

Ý nghĩa mà mỗi phó từ bổ sung cho động từ, tính từ trong câu

a. Và tôi không nghĩ ra được cách gì hơn là thay mặt bà An-tư-nai Xu-lai-ma-nô-va để kể hết chuyện này.

Phó từ: không

Bổ sung ý nghĩ về sự phủ định cho động từ “nghĩ”

b. Các em ghé vào đây xem là hay lắm, các em chả sẽ học tập ở đây là gì?

Phó từ: lắm

Bổ sung ý nghĩa về mức độ của từ “hay”

 

c. Chúng tôi cũng đứng dậy cõng những bao ki-giắc lên lưng và rảo bước về làng.

Phó từ: cũng

Bổ sung ý nghĩa về sự tiếp diễn tương tự với việc ở phía trước.

d. An-tư-nai, cái tên hay quá, mà em thì chắc là ngoan lắm phải không?

Phó từ: quá, lắm

bổ sung ý nghĩa về mức độ của trạng thái được nhắc tới.

Bài tập 3 trang 40 VTH Ngữ văn 7 Tập 1Trong phần (4) của văn bản Người thầy đầu tiên, phó từ hãy được lặp lại nhiều lần. Tác dụng của việc lặp lại phó từ hãy:

Trả lời:

Tác dụng của việc lặp lại phó từ hãy, bổ sung ý nghĩa cho động từ phía sau nó, chỉ sự cầu khiến, mệnh lệnh. Từ đó, nhấn mạnh nỗi băn khoăn, trăn trở của người hoạ sĩ.

Bài tập 4 trang 40 VTH Ngữ văn 7 Tập 1Viết đoạn văn (khoảng 5-7) câu trình bày cảm nhận của em về nhân vật thầy Đuy-sen hoặc An-tư-nai, trong đoạn văn có sử dụng ít nhất 3 phó từ, Gạch dưới các phó từ đó.

Trả lời:

Nhân vật thầy Đuy – sen là một người thầy được An – tư – nai và các học trò khác hết mực yêu quý. Đầu tiên, theo lời kể của nhân vật An – tư – nai, thầy Đuy – sen xuất hiện với những câu hỏi thăm rất gần gũi. Thầy đã hỏi bọn học trò nhỏ đi đâu, có thích đi học không và còn hỏi cả tên của An – tư – nai nữa. Khi nhận ra hoàn cảnh khó khăn của An – tư – nai, thầy Đuy – sen không hề tỏ ra thương hại, thầy luôn khuyến khích An – tư – nai đi học. Trong văn bản, ta còn nhận thấy thầy Đuy – sen với nét tính vô cùng đặc biệt khi cùng học trò qua suối. Thầy là người đã hy sinh rất nhiều cho học trò, bế các em qua suối băng lạnh giá, cứ thế lần lượt đưa hết các em sang bờ bên kia. Hãy tưởng tượng bạn làm một việc có ích nhưng lại bị người khác gièm pha, bạn sẽ cảm thấy như thế nào? Chắc chắn là sẽ không bằng lòng và khó chịu trong người. Tuy nhiên, với thầy Đuy – sen, khi bị người khác trêu trọc, thầy không hề tỏ ra quan tâm, bận lòng. Thầy cứ thế vui vẻ, còn kể ra một câu chuyện vui khiến bọn học trò cười phá lên.

Văn bản 3: Quê hương

Bài tập 1 trang 41 VTH Ngữ văn 7 Tập 1Điền các từ ngữ thích hợp vào chỗ trống để hoàn thành thông tin về bài thơ.

- Bài thơ Quê hương gồm…khổ thơ. Mỗi dòng thơ có…tiếng

- Bài thơ viết về:

- Hình ảnh xuyên suốt bài thơ:

Trả lời:

- Bài thơ Quê hương gồm 4 khổ thơ. Mỗi dòng thơ có 8 tiếng

- Bài thơ viết về: tình cảm của tác giả với quê hương.

- Hình ảnh xuyên suốt bài thơ: Con thuyền, cánh buồm.

Bài tập 2 trang 41 VTH Ngữ văn 7 Tập 1Hiệu quả của một số biện pháp tu từ được tác giả sử dụng để miêu tả hình ảnh con thuyền lúc ra khơi trong đoạn thơ từ Khi trời trong, gió nhẹ, sớm mai hồng, đến Rướn thân trắng bao la thâu góp gió…

Trả lời:

- Tác giả sử dụng biện pháp tu từ nhân hoá và so sánh để miêu tả hình ảnh con thuyền lúc ra khơi. Hiệu quả của các biện pháp đó là làm nổi bật hình ảnh con thuyền hùng vĩ trước biển khơi, và nói lên khí thế lao động đầy hăng say của người dân làng chài.

Bài tập 3 trang 41 VTH Ngữ văn 7 Tập 1Chọn phân tích một số từ ngữ, hình ảnh đặc sắc trong đoạn thơ từ Dân chài lưới, làn da ngăm rám nắng đến Nghe chất muối thần dần trong thớ vỏ

Trả lời:

- Hình ảnh người dân chài có làn da ngăm rám nắng: “Dân chài lưới làn dan ngăm rám nắng/ Cả thân hình nồng thở vị xa xăm” là một hình ảnh tiêu biểu cho con người ở làng chài ven biển. Hàng ngày, người dân chài phải đội mưa, đội nắng ngoài biển khơi để mang về được những mẻ cá tươi ngon. Chính vì vậy, cả thân hình của họ đều bị cháy nắng và thấm đẫm nước biển. Có thể nói, tác giả đã mô tả một cách rất chân thực nhưng không kém phần lãng mạn thân hình của những người dân chài.

- Từ “im” và “trở về” trong câu “Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằm đã tạo lên một liên tưởng thú vị. Tác giả đã sử dụng biện pháp tư từ nhân hoá, khiến cho chiếc thuyền trở nên gần gũi như con người. Giống như mọi người dân chài, sau một ngày làm việc hăng say và mệt mỏi, chiếc thuyền quay trở về bến nghỉ ngơi.

Bài tập 4 trang 41 VTH Ngữ văn 7 Tập 1Cảm nhận về vẻ đẹp của con người và cuộc sống nơi làng chài.

Trả lời:

- Vẻ đẹp của con người: khoẻ khoắn, hăng say lao động.

- Vẻ đẹp của cuộc sống: tấp nập, náo nhiệt, vui vẻ.

Bài tập 5 trang 41 VTH Ngữ văn 7 Tập 1Tình cảm của tác giả với quê hương được thể hiện trong bài thơ.

Trả lời:

Tình cảm của tác giả với quê hương được thể hiện qua việc tác giả nhớ lại vẻ đẹp con người và cuộc sống nơi đây.

“Nay xa cách lòng tôi luôn tưởng nhớ

Màu nước xanh, cá bạc, chiếc buồm vôi,

Thoáng con thuyền rẽ sóng chạy ra khơi

Tôi thấy nhớ cái mùi nồng mặn quá!”

Chắc hẳn, tác giả phải là một người có tình yêu quê hương sâu nặng thì ông mới có thể cảm nhận một cách tinh tế đến vậy.

Văn bản 4: Trong lòng mẹ

Bài tập 1 trang 42 VTH Ngữ văn 7 Tập 1Điền các từ ngữ thích hợp vào chỗ trống để hoàn thành thông tin về văn bản

- Câu chuyện trong văn bản được kể theo ngôi… Người kể chuyện là…

- Nhân vật trong truyện là:

Trả lời:

- Câu chuyện trong văn bản được kể theo ngôi thứ nhất. Người kể chuyện là bé Hồng.

- Nhân vật trong truyện là: Bé Hồng, mẹ.

Bài tập 2 trang 42 VTH Ngữ văn 7 Tập 1Đọc văn bản và viết câu trả lời theo gợi dẫn.

Phần (1): Từ đầu đến và mày cũng phải có họ, có hàng, người ta hỏi đến chứ?

Phần này kể về:

Phần (2): Phần còn lại

Phần này kể về:

Trả lời:

Phần (1): Từ đầu đến và mày cũng phải có họ, có hàng, người ta hỏi đến chứ?

Phần này kể về: Cuộc sống của bé Hồng khi xa cách mẹ.

Phần (2): Phần còn lại

Phần này kể về: Cuộc gặp gỡ của 2 mẹ con khi bé Hồng được ở trong lòng mẹ.

Bài tập 3 trang 42 VTH Ngữ văn 7 Tập 1Điền thông tin phù hợp vào bảng sau:

Những cảm xúc, suy nghĩ của nhân vật Hồng về mẹ khi trả lời người cô

Những cảm xúc, suy nghĩ của nhân vật Hồng về mẹ khi được gặp mẹ

- Hình ảnh người mẹ hiện lên trong kí ức của bé Hồng khi nghe người cô hỏi có vào Thanh Hóa với mẹ không:

- Tình cảm của bé Hồng dành cho mẹ:

- Hành động của bé Hồng khi thoáng thấy bóng người ngồi trên xe kéo giống mẹ:

 - Hình ảnh người mẹ trong quan sát của bé Hồng:

- Cảm giác sung sướng của bé Hồng khi ở trong lòng mẹ:

Cảm nhận của em về nhân vật bé Hồng:

Trả lời:

Những cảm xúc, suy nghĩ của nhân vật Hồng về mẹ khi trả lời người cô

Những cảm xúc, suy nghĩ của nhân vật Hồng về mẹ khi được gặp mẹ

- Hình ảnh người mẹ hiện lên trong kí ức của bé Hồng khi nghe người cô hỏi có vào Thanh Hóa với mẹ không: Hồng vẫn luôn dành tình yêu và lòng kính mến đối với mẹ, nhất quyết không để lộ mong muốn muốn gặp mẹ cho người cô biết.- Tình cảm của bé Hồng dành cho mẹ: yêu thương, mong nhớ.

- Hành động của bé Hồng khi thoáng thấy bóng người ngồi trên xe kéo giống mẹ: Bồi hồi, xúc động

 - Hình ảnh người mẹ trong quan sát của bé Hồng: + Mẹ không còm cõi, xơ xác như cô Hòng nhắc.

+ Gương mặt mẹ tươi sáng với đôi mắt trong, và nước da min làm nổi bật màu hồng của hai gò má.

- Cảm giác sung sướng của bé Hồng khi ở trong lòng mẹ: Phải bé lại và lăn vào lòng một người mẹ, áp mặt vào bầu sữa nóng của người mẹ, để bàn tay người mẹ vuốt ve từ trán xuống cằm, gãi rôm ở sống lưng cho, mới thấy người mẹ có một êm dịu vô cùng.

Cảm nhận của em về nhân vật bé Hồng: Bé Hồng lương thiện, đầy tình yêu thương mẹ.

Bài tập 4 trang 43 VTH Ngữ văn 7 Tập 1Nhân vật người cô qua suy nghĩ của bé Hồng

Trả lời:

Nhân vật người cô qua suy nghĩ của nhân vật Hồng: là người có ý nghĩa cay đọc, nét mặt giả tạo, luôn gieo vào đầu Hồng những hoài nghi để Hồng khinh miệt và ruồng rẫy mẹ.

Bài tập 5 trang 43 VTH Ngữ văn 7 Tập 1Ghi lại bài học cuộc sống được gợi ra từ câu chuyện của bé Hồng.

Trả lời:

Không nên nghe theo những lời dụ dỗ ngon ngọt của người khác, mà chúng ta cần hiểu được điều chúng ta mong muốn là gì. Hãy luôn kiên định với lựa chọn của mình và theo đuổi ước mơ đến cùng!

Đánh giá

0

0 đánh giá