Đọc bài văn phân tích nhân vật sau đây và rút ra dàn ý cần có để viết được bài văn này

642

Với giải Bài tập 1 trang 31, 32, 33 SBT Ngữ Văn lớp 7 Kết nối tri thức chi tiết trong Bài 3 Cội nguồn yêu thương giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong SBT Ngữ Văn 7. Mời các bạn đón xem:

Giải sách bài tập Ngữ Văn lớp 7 Bài 3: Cội nguồn yêu thương

Bài tập 1 trang 31, 32, 33 SBT Ngữ Văn lớp 7 Tập 1: Đọc bài văn phân tích nhân vật sau đây và rút ra dàn ý cần có để viết được bài văn này:

"Dế Mèn phiêu lưu kí" là thiên đồng thoại xuất sắc nhất của Tô Hoài. Tác phẩm kể về cuộc phiêu lưu đầy hấp dẫn, thú vị, li kì của Dế Mèn qua nhiều vùng đất của các loài vật khác nhau. Nhân vật Dế Mèn đã được miêu tả rõ nét cả về ngoại hình và tính cách trong đoạn trích "Bài học đường đời đầu tiên"

Ngay phần mở đầu đoạn trích, Tô Hoài đã vẽ nên bức chân dung về một chàng dế khoẻ mạnh, cường tráng, trẻ trung, đầy sức sống. Câu chuyện được kể theo ngôi thứ nhất, qua lời của nhân vật Dế Mèn. Dế Mèn tự hào giới thiệu về mình: “Bởi tôi ăn uống điều độ và làm việc có chừng mực nên tôi chóng lớn lắm. Chẳng bao lâu, tôi đã trở thành một chàng đế thanh niên cường tráng”. Nhưng chính vì sự tự hào và tự tin thái quá đó mà Dế Mèn trở nên kiêu căng, tự phụ về vẻ đẹp và sức mạnh của mình. Dế Mèn thường xuyên cà khia, chọc ghẹo tất cả bà con trong xóm. Dế Mèn tưởng mình là tay ghê gớm, có thể sắp đứng đầu thiên hạ rồi. Nhà văn đã miêu tả khá kĩ và tinh tế hầu hết các bộ phận chính của ngoại hình Dế Mèn, tập trung làm nổi bật vẻ đẹp cường tráng, chất chứa sức sống mạnh mẽ của tuổi trẻ ở nhân vật: đôi càng mẫm bóng, những cái vuốt nhọn hoắt, cái đầu to ra và nổi từng tảng trông rất bướng, hai cái răng đen nhánh nhai ngoàm ngoạp như hai lưỡi liễm máy làm việc, sợi râu dài và uốn cong một vẻ rất đỗi hùng dũng. Vẻ cường tráng của chàng dế mới lớn còn được thể hiện trong từng điệu bộ, động tác của nhân vật: co cẳng lên, đạp phanh phách vào các ngọn cỏ; chốc chốc lại trịnh trọng và khoan thai đưa cả hai chân lên vuốt râu. Cách miêu tả nhân vật của Tô Hoài rất đặc sắc: vừa tả hình dáng bao quát, vừa tập trung làm nổi bật các chi tiết quan trọng; vừa miêu tả ngoại hình, vừa diễn tả cử chỉ, hành động. Nhà văn đã sử dụng những từ ngữ đắc địa, đặc biệt là các từ láy để khắc hoạ đậm nét đặc điểm của nhân vật một cách tinh tế và hấp dẫn.

Nếu như ở phần đầu đoạn trích, Dế Mèn được nhà văn khắc hoạ chủ yếu qua ngoại hình, hành động thì ở phần hai, đặc điểm của nhân vật được thể hiện qua mối quan hệ với một người bạn hàng xóm. Dế Mèn đã thể hiện thái độ trịch thượng, khinh thường người bạn hàng xóm yếu đuối này. Dế Mèn đặt tên cho bạn với thái độ chế giễu là “Dế Choắt” Lời lẽ, giọng điệu của Dế Mèn với Dế Choắt thể hiện sự coi thường bạn: “Ôi thôi, chú mày ơi! Chú mày có lớn mà chẳng có khôn Khi nghe Dế Choắt thỉnh cầu giúp đỡ đào một cái ngách sang bên nhà Dế Mèn phòng khi khó khăn, hoạn nạn thì Dế Mèn “hếch răng lên, xì một hơi rõ dài” và từ chối phũ phàng bằng một giọng điệu khinh thường, chế nhạo. Nhưng cũng chính nhờ người bạn hàng xóm yếu đuối ấy mà Dế Mèn đã rút ra được bài học đắt giá cho bản thân. Một buổi chiều, Dế Mèn mỉa mai, cạnh khoé, trêu chị Cốc. Sau đó, Dế Mèn chui tọt vào trong hang, bỏ mặc Dế Choắt ở ngoài. Dế Mèn đâu biết rằng trò đùa dại dột của mình đã gây ra cái chết cho Dế Choắt. Trước cái chết thảm thương của người bạn hàng xóm chỉ vì một phút nông nổi, hống hách của bản thân, Dế Mèn đã thức tỉnh, ân hận về lỗi lầm của mình và thấm thía bài học đường đời đầu tiên. Bài học ấy đã được nói lên qua lời khuyên của Dế Choắt: “… ở đời mà có thói hung hăng bậy bạ, có óc mà không biết nghĩ, sớm muộn rồi cũng mang vạ vào mình đấy “Câu nói cuối cùng của Dế Choắt đã giúp Dế Mèn hiểu ra nhiều điều, rút ra bài học sâu sắc về thái độ sống, cách ứng xử với những người xung quanh và tình bạn chân thành.

Nhân vật Dế Mèn được nhà văn khắc hoạ qua ngoại hình, cử chỉ, lời nói, suy nghĩ, hành động và mối quan hệ với các nhân vật khác. Có thể nói, Tô Hoài có sở trường miêu tả ngoại hình và hành động để từ đó thể hiện tính cách, cá tính nhân vật. Trong đoạn trích, sự thay đổi, trưởng thành trong suy nghĩ, hành động của nhân vật diễn ra hết sức chân thực, hợp lí. Bài học đường đời đầu tiên của Dế Mèn cũng chính là hành trình chiêm nghiệm để trưởng thành của những người trẻ tuổi.

"Bài học đường đời đầu tiên" đã để lại cho người đọc những ấn tượng sâu sắc về nhân vật Dế Mèn. Được xây dựng bằng nghệ thuật độc đáo, nhân vật Dế Mèn đã khiến bao độc giả nhỏ tuổi say mê, thích thú.

(Bài làm của học sinh)

Gợi ý dàn ý của bài văn:

1. Mở bài

Giới thiệu tác phẩm văn học và nhân vật: .........................................

2. Thân bài

- Đặc điểm nhân vật: .......................................

Bằng chứng trong tác phẩm:

…………………………………………………………..

- Đánh giá về nghệ thuật xây dựng nhân vật: ..................................................,

- Ý nghĩa của hình tượng nhân vật: .......................................

3. Kết bài

Nêu ấn tượng chung về nhân vật: ..........................................

Trả lời:

1. Mở bài

Giới thiệu tác phẩm văn học và nhân vật: "Dế Mèn phiêu lưu kí" là thiên đồng thoại xuất sắc nhất của Tô Hoài. Tác phẩm kể về cuộc phiêu lưu đầy hấp dẫn, thú vị, li kì của Dế Mèn qua nhiều vùng đất của các loài vật khác nhau. Nhân vật Dế Mèn đã được miêu tả rõ nét cả về ngoại hình và tính cách trong đoạn trích "Bài học đường đời đầu tiên"

2. Thân bài

- Đặc điểm nhân vật: Tô Hoài đã vẽ nên bức chân dung về một chàng dế khoẻ mạnh, cường tráng, trẻ trung, đầy sức sống

Bằng chứng trong tác phẩm:

+ Dế Mèn tự hào giới thiệu về mình: “Bởi tôi ăn uống điều độ và làm việc có chừng mực nên tôi chóng lớn lắm. Chẳng bao lâu, tôi đã trở thành một chàng đế thanh niên cường tráng”. Nhưng chính vì sự tự hào và tự tin thái quá đó mà Dế Mèn trở nên kiêu căng, tự phụ về vẻ đẹp và sức mạnh của mình. Dế Mèn thường xuyên cà khia, chọc ghẹo tất cả bà con trong xóm. Dế Mèn tưởng mình là tay ghê gớm, có thể sắp đứng đầu thiên hạ rồi.

+ đôi càng mẫm bóng, những cái vuốt nhọn hoắt, cái đầu to ra và nổi từng tảng trông rất bướng, hai cái răng đen nhánh nhai ngoàm ngoạp như hai lưỡi liễm máy làm việc, sợi râu dài và uốn cong một vẻ rất đỗi hùng dũng. Vẻ cường tráng của chàng dế mới lớn còn được thể hiện trong từng điệu bộ, động tác của nhân vật: co cẳng lên, đạp phanh phách vào các ngọn cỏ; chốc chốc lại trịnh trọng và khoan thai đưa cả hai chân lên vuốt râu.

+ Nhân vật Dế Mèn được nhà văn khắc hoạ qua ngoại hình, cử chỉ, lời nói, suy nghĩ, hành động và mối quan hệ với các nhân vật khác.

+ …..

- Đánh giá về nghệ thuật xây dựng nhân vật:

Nhà văn đã miêu tả khá kĩ và tinh tế hầu hết các bộ phận chính của ngoại hình Dế Mèn, tập trung làm nổi bật vẻ đẹp cường tráng, chất chứa sức sống mạnh mẽ của tuổi trẻ ở nhân vật

+ Cách miêu tả nhân vật của Tô Hoài rất đặc sắc

+ Nhà văn đã sử dụng những từ ngữ đắc địa, đặc biệt là các từ láy để khắc hoạ đậm nét đặc điểm của nhân vật một cách tinh tế và hấp dẫn.

- Ý nghĩa của hình tượng nhân vật: Bài học đường đời đầu tiên của Dế Mèn cũng chính là hành trình chiêm nghiệm để trưởng thành của những người trẻ tuổi.

3. Kết bài

Nêu ấn tượng chung về nhân vật: "Bài học đường đời đầu tiên" đã để lại cho người đọc những ấn tượng sâu sắc về nhân vật Dế Mèn. Được xây dựng bằng nghệ thuật độc đáo, nhân vật Dế Mèn đã khiến bao độc giả nhỏ tuổi say mê, thích thú.

Xem thêm lời giải soạn văn lớp 7 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Câu 1 trang 29 SBT Ngữ Văn lớp 7 Tập 1: Bức tranh của thầy Bản trong phòng triển lãm được miêu tả như thế nào?...

Câu 2 trang 29 SBT Ngữ Văn lớp 7 Tập 1: Tại sao các học trò của thầy Bản lại ghi cảm tưởng về bức tranh của thầy?...

Câu 3 trang 29 SBT Ngữ Văn lớp 7 Tập 1: Những lời nói của thầy Bản với học trò về bức tranh của mình cho em cảm nhận về nhân vật như thế nào?...

Câu 4 trang 29 SBT Ngữ Văn lớp 7 Tập 1: Tại sao nhân vật “tôi” và các bạn lại muốn “xin thầy tha lỗi”?...

Câu 5 trang 29 SBT Ngữ Văn lớp 7 Tập 1: Em có đồng tình với hành động ghi cảm tưởng và kí những cái tên giả của nhân vật “tôi” và các bạn trong phòng triển lãm không? Vì sao?...

Câu 6 trang 29 SBT Ngữ Văn lớp 7 Tập 1: Nêu một bài học em rút ra được từ câu chuyện...

Câu 7 trang 29 SBT Ngữ Văn lớp 7 Tập 1: So sánh các cặp câu dưới đây và nhận xét về tác dụng của việc mở rộng thành phần trạng ngữ, vị ngữ của câu bằng cụm từ...

Câu 8 trang 29 SBT Ngữ Văn lớp 7 Tập 1: Tìm các phó từ bổ nghĩa cho động từ trong những câu sau và cho biết mỗi phó từ bổ sung ý nghĩa gì:...

Câu 9 trang 29 SBT Ngữ Văn lớp 7 Tập 1: Tìm các phó từ bổ nghĩa cho danh từ trong những câu sau và cho biết mỗi phó từ bổ sung ý nghĩa gì:...

Câu 1 trang 31 SBT Ngữ Văn lớp 7 Tập 1: Câu chuyện được kể bằng lời của người kể chuyện ngôi thứ mấy?...

Câu 2 trang 31 SBT Ngữ Văn lớp 7 Tập 1: Căn phòng cũ của nhân vật “tôi” đã thay đổi như thế nào? Trước sự thay đổi đó, nhân vật “tôi” có cảm xúc gì?...

Câu 3 trang 31 SBT Ngữ Văn lớp 7 Tập 1: Tại sao nhân vật “tôi” chợt giật mình nhận ra lớp kỉ niệm của mình trên những bức tường sẽ luôn nằm giữa lớp kỉ niệm của người đến trước và người đến sau?...

Câu 4 trang 31 SBT Ngữ Văn lớp 7 Tập 1: Em hiểu thế nào về ý nghĩa nhan đề: Chiều dày của bức tường?...

Câu 5 trang 31 SBT Ngữ Văn lớp 7 Tập 1: Tìm một từ thuộc từ loại số từ trong văn bản trên...

Câu 6 trang 31 SBT Ngữ Văn lớp 7 Tập 1: Câu nào sau đây có phó từ đi kèm danh từ?...

Câu 7 trang 31 SBT Ngữ Văn lớp 7 Tập 1: Tìm một câu trong đoạn trích có hai phó từ khác nhau và giải thích ý nghĩa của các phó từ đó...

Bài tập 2 trang 33 SBT Ngữ Văn lớp 7 Tập 1: Lập dàn ý cho đề văn sau: Phân tích đặc điểm nhân vật thầy Đuy-sen trong văn bản Người thầy đầu tiên (trích, Trin-ghi-dơ Ai-tơ-ma-tốp)...

Bài tập 1 trang 33 SBT Ngữ Văn lớp 7 Tập 1: Trình bày ý kiến của em về tình yêu thương loài vật được gợi ra từ nhân vật Mên và Mon trong văn bản Bầy chim chìa vôi của Nguyễn Quang Thiều...

Bài tập 2 trang 33 SBT Ngữ Văn lớp 7 Tập 1: Lập dàn ý cho đề văn sau: Phân tích đặc điểm nhân vật thầy Đuy-sen trong văn bản Người thầy đầu tiên (trích, Trin-ghi-dơ Ai-tơ-ma-tốp)...

Xem thêm các bài giải SBT Ngữ Văn lớp 7 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Bài 2: Khúc nhạc tâm hồn

Bài 3: Cội nguồn yêu thương

Đọc mở rộng trang 34 tập 1

Bài 4: Giai điệu đất nước

Bài 5: Màu sắc trăm miền

Đánh giá

0

0 đánh giá