20 câu Trắc nghiệm Kinh tế pháp luật 10 Bài 10 (Cánh diều) có đáp án 2024: Lập kế hoạch tài chính cá nhân

5.8 K

Tailieumoi.vn xin giới thiệu Trắc nghiệm Kinh tế pháp luật lớp 10 Bài 10: Lập kế hoạch tài chính cá nhân sách Cánh diều. Bài viết gồm 20 câu hỏi trắc nghiệm với đầy đủ các mức độ và có hướng dẫn giải chi tiết sẽ giúp học sinh ôn luyện kiến thức và rèn luyện kĩ năng làm bài trắc nghiệm Kinh tế pháp luật 10. Ngoài ra, bài viết còn có phần tóm tắt nội dung chính lý thuyết Bài 10: Lập kế hoạch tài chính cá nhân. Mời các bạn đón xem:

Trắc nghiệm Kinh tế pháp luật 10 Bài 10: Lập kế hoạch tài chính cá nhân

Phần 1. Trắc nghiệm Kinh tế pháp luật 10 Bài 10: Lập kế hoạch tài chính cá nhân

Câu 1. Tài chính cá nhân gồm những yếu tố cơ bản nào?

A. Thu nhập.

B. Tiêu dùng.

C. Tiết kiệm.

D. Cả A, B,C đều đúng.

Đáp án đúng là: D

Các yếu tố cơ bản của tài chính cá nhân gồm:

- Thu nhập: từ lương, thưởng, các hoạt động kinh doanh,…

- Tiêu dùng: chi phí sinh hoạt, chi phí học hành, chi phí mua sắm, giải trí,…

- Tiết kiệm: làm sổ tiết kiệm, mua vàng tích trữ,…

- Đầu tư: các hoạt động sản xuất kinh doanh, mua vàng, ngoại tệ, chứng khoán,…

- Bảo vệ: tham gia bảo hiểm, chi phí dự phòng,…

Câu 2. Ý kiến nào dưới đây không đúng khi nói về kế hoạch tài chính cá nhân?

A. Lập kế hoạch tài chính cá nhân chủ yếu để thực hiện mục tiêu cân đối thu chi, trên cơ sở đó thực hiện được mục tiêu tiết kiệm.

B. Tăng thu nhập là nội dung quan trọng trong kế hoạch tài chính cá nhân.

C. Lập kế hoạch tài chính cá nhân để có phương án dự phòng tốt cho tương lai.

D. Lập kế hoạch tài chính cá nhân để có biện pháp bảo vệ tài chính của cá nhân.

Đáp án đúng là: B

Ý kiến tăng thu nhập là nội dung quan trọng trong kế hoạch tài chính cá nhân sai, vì lập kế hoạch tài chính cá nhân nhiều khi không đặt ra mục tiêu tăng thu nhập mà chủ yếu là cân đối thu chi và tiết kiệm.

Câu 3. Có mấy loại kế hoạch tài chính cá nhân?

A. 2.

B. 3.

C. 4.

D. 5.

Đáp án đúng là: B

 - Các loại kế hoạch tài chính cá nhân bao gồm:

+ Kế hoạch tài chính cá nhân ngắn hạn (dưới 3 tháng). 

+ Kế hoạch tài chính cá nhân trung hạn (từ 3 – 6 tháng).

+ Kế hoạch tài chính cá nhân dài hạn (từ 6 tháng trở lên).

Câu 4. Trong các loại kế hoạch tài chính cá nhân, loại kế hoạch nào là cơ sở để thực hiện các kế hoạch tài chính cá nhân còn lại?

A. kế hoạch tài chính cá nhân ngắn hạn.

B. kế hoạch tài chính cá nhân trung hạn.

C. kế hoạch tài chính cá nhân dài hạn.

D. kế hoạch tài chính cá nhân trung hạn và dài hạn.

Đáp án đúng là: A

Mỗi cá nhân có thể thực hiện đồng thời nhiều kế hoạch tài chính, trong đó kế hoạch tài chính cá nhân ngắn hạn là cơ sở để thực hiện kế hoạch tài chính cá nhân trung hạn và dài hạn.

Câu 5. Lợi ích của việc lập kế hoạch tài chính cá nhân là gì?

A. Cân đối các khoản chi cần thiết cho đời sống, học tập

B. Hiểu rõ tình hình tài chính của bản thân để chủ động điều chỉnh cho phù hợp.

C. Dự phòng cho các tình huống phát sinh và đạt được mục tiêu tài chính đã đặt ra.

D. Cả A, B, C đều đúng.

Đáp án đúng là: D

Lập kế hoạch tài chính cá nhân giúp mỗi người có thể cân đối các khoản chi cần thiết cho đời sống, học tập; hiểu rõ tình hình tài chính của bản thân để chủ động điều chỉnh cho phù hợp, đảm bảo chi tiêu đúng kế hoạch, không lãng phí, dự phòng cho các tình huống phát sinh và đạt được mục tiêu tài chính đã đặt ra.

Câu 6. Có bao nhiêu bước lập kế hoạch tài chính cá nhân?

A. 2.

B. 3.

C. 4.

D. 5.

Đáp án đúng là: C

Các bước lập kế hoạch tài chính cá nhân:

- Bước 1: Xác định mục tiêu và thời hạn của kế hoạch tài chính cá nhân .

- Bước 2 Xác định tình hình tài chính hiện tại, thu và chi thường xuyên của cá nhân

- Bước 3: Thiết lập quy tắc thu chi cá nhân.

- Bước 4: Tuân thủ kế hoạch tài chính cá nhân.

Câu 7. Đâu là thói quen đúng về cách sử dụng tiền hợp lí?

A. Chi tiêu có kế hoạch: chỉ mua những thứ thực sự cần và phù hợp với khả năng chi trả của bản thân.

B. Đặt mục tiêu tiết kiệm tiền.

C. Không lãng phí thức ăn, điện, nước.

D. Cả A, B, C đều đúng.

Đáp án đúng là: D

Các nội dung thể hiện thói quen đúng về cách sử dụng tiền hợp lí:

- Chi tiêu có kế hoạch: chỉ mua những thứ thực sự cần và phù hợp với khả năng chi trả của bản thân.

- Đặt mục tiêu tiết kiệm tiền

- Không lãng phí thức ăn, điện, nước…

Câu 8. Do đặt ra kế hoạch có một khoản tiền 200 000 đồng để thực hiện chuyến đi chơi cuối tuần cùng các bạn trong lớp nên D dự định sẽ nghỉ học hai buổi để phụ giúp việc bán hàng cho bác B đầu ngõ để lấy tiền công. Theo em, B nên làm gì?

A. cân đối lại việc chi tiêu của bản thân.

B. nghỉ học hai buổi để phụ giúp việc bán hàng cho bác B.

C. không thực hiện chuyến đi chơi cuối tuần nữA.

D. lấy tiền của bố mẹ để đi chơi.

Đáp án đúng là: A

D không nên hành động như vậy, việc nghỉ học để phụ giúp bác B bán hàng có thể làm cho kết quả học tập của D bị giảm sút. Để có tiền đi du lịch cùng bạn, D có thể cân đối lại việc chi tiêu của bản thân: chỉ mua những thứ thực sự cần và phù hợp với khả năng chi trả của bản thân.

Câu 9. Việc làm đầu tiên khi lập bảng kế hoạch tài chính cá nhân là gì?

A. Xác định tình hình tài chính hiện tại.

B. Xác định mục tiêu và thời hạn của kế hoạch tài chính cá nhân.

C. Thiết lập quy tắc thu chi cá nhân cụ thể.

D. Tuân thủ kế hoạch tài chính cá nhân, quyết tâm thực hiện kế hoạch đã đề ra.  

Đáp án đúng là: B

Bước 1 của kế hoạch tài chính cá nhân là: Xác định mục tiêu và thời hạn của kế hoạch tài chính cá nhân. Mục tiêu của kế hoạch tài chính cá nhân đặt ra phải cụ thể, phù hợp với khả năng, có dự kiến thời gian để hoàn thành.

Câu 10. Đặc điểm của lập kế hoạch tài chính cá nhân thể hiện ở nội dung nào sau đây?

A. Lập kế hoạch tài chính cá nhân bao gồm nhiều yếu tố liên quan như thu nhập, chi tiêu, tiết kiệm,...

B. Lập kế hoạch tài chính cá nhân là bản kế hoạch về phát triển tài chính cá nhân.

C. Lập kế hoạch tài chính cá nhân là bản kế hoạch về thu chi tài chính cá nhân, tiết kiệm, bảo vệ, đầu tư và phát triển tài chính cá nhân.

D. Cả A, B, C đều đúng.

Đáp án đúng là: D

Tài chính cá nhân là việc quản lí dòng tiền của mỗi người, bao gồm nhiều yếu tố liên quan như thu nhập, chi tiêu, tiết kiệm, đầu tư và bảo vệ,...Kế hoạch tài chính cá nhân là bản kế hoạch về thu chi tài chính cá nhân, tiết kiệm, bảo vệ, đầu tư và phát triển tài chính cá nhân.

Phần 2. Lý thuyết Kinh tế pháp luật 10 Bài 10: Lập kế hoạch tài chính cá nhân

1. Khái niệm kế hoạch tài chính cá nhân

- Tài chính cá nhân là việc quản lí dòng tiền của mỗi người bao gồm nhiều yếu tố liên quan như thu thập, chi tiêu, tiết kiệm, đầu tư và bảo vệ,...

- Kế hoạch tài chính cá nhân là bản kế hoạch về thu chi tài chính cá nhân, tiết kiệm, bảo vệ, đầu tư và phát triển tài chính cá nhân.

2. Kế hoạch tài chính cá nhân

- Các loại kế hoạch tài chính cá nhân bao gồm:

+ Kế hoạch tài chính cá nhân ngắn hạn (dưới 3 tháng).

+ Kế hoạch tài chính cá nhân trung hạn (từ 3 – 6 tháng).

+ Kế hoạch tài chính cá nhân dài hạn (từ 6 tháng trở lên).

- Mỗi cá nhân có thể thực hiện đồng thời nhiều kế hoạch tài chính, trong đó kế hoạch tài chính cá nhân ngắn hạn là cơ sở để thực hiện kế hoạch tài chính cá nhân trung hạn và dài hạn.

3. Tầm quan trọng của lập kế hoạch tài chính cá nhân

- Lập kế hoạch tài chính cá nhân giúp mỗi người có thể:

+ Cân đối các khoản chi cần thiết cho đời sống, học tập;

+ Hiểu rõ tình hình tài chính của bản thân để chủ động điều chỉnh cho phù hợp;

+ Đảm bảo chi tiêu đúng kế hoạch, không lãng phí, dự phòng cho các tình huống phát sinh và đạt được mục tiêu tài chính đã đặt ra.

Lý thuyết KTPL 10 Cánh diều Bài 10: Lập kế hoạch tài chính cá nhân | Kinh tế Pháp luật 10

Cân đối các khoản chi tiêu cá nhân (minh họa)

4. Các bước lập kế hoạch tài chính cá nhân.

- Tuỳ vào từng loại kế hoạch tài chính cá nhân, một bản kế hoạch tài chính phủ hợp sẽ có nhiều bước nhưng về cơ bản bao gồm:

+ Bước 1: Xác định mục tiêu và thời hạn của kế hoạch tài chính cá nhân. Mục tiêu của kế hoạch tài chính cá nhân đặt ra phải cụ thể, phù hợp với khả năng, có dự kiến thời gian để hoàn thành.

Lý thuyết KTPL 10 Cánh diều Bài 10: Lập kế hoạch tài chính cá nhân | Kinh tế Pháp luật 10

Xác định mục tiêu cá nhân

+ Bước 2: Xác định tình hình tài chính hiện tại, thu và chi thường xuyên của cá nhân.

+ Bước 3: Thiết lập quy tắc thu chi cá nhân cụ thể, tránh chỉ tiêu không kế hoạch, cân nhắc sự cần thiết của hàng hoá trước khi mua, lựa chọn tiêu dùng thông minh,...

+ Bước 4: Tuân thủ kế hoạch tài chính cá nhân, quyết tâm thực hiện kế hoạch đã đề ra. Khi tình hình tài chính cá nhân thay đổi thì cần cập nhật thường xuyên, điều chỉnh để bản kế hoạch thực tế hơn.

Đánh giá

0

0 đánh giá