Bộ 10 đề thi học kì 1 KTPL 12 Chân trời sáng tạo có đáp án năm 2024

24

Tailieumoi.vn xin giới thiệu bộ đề thi học kì 1 môn Kinh tế Pháp luật 12 sách Chân trời sáng tạo năm 2024 – 2025. Tài liệu gồm 4 đề thi có ma trận chuẩn bám sát chương trình học và đáp án chi tiết, được biên soạn bởi đội ngũ giáo viên THPT dày dặn kinh nghiệm sẽ giúp các em ôn tập kiến thức và rèn luyện kĩ năng nhằm đạt điểm cao trong bài thi học kì 1 Kinh tế Pháp luật 12. Mời các bạn cùng đón xem:

Đề thi học kì 1 Kinh tế Pháp luật 12 Chân trời sáng tạo có đáp án năm 2024

Đề thi học kì 1 KTPL 12 Chân trời sáng tạo có đáp án - Đề 1

Sở Giáo dục và Đào tạo ...

Đề thi học kì 1 - Chân trời sáng tạo

Năm học 2024 - 2025

Môn: Kinh tế Pháp luật lớp 12

Thời gian làm bài: phút

(Đề số 1)

PHẦN I. TRẮC NGHIỆM NHIỀU LỰA CHỌN (6 điểm)

(Thí sinh lựa chọn đáp án đúng duy nhất trong 4 đáp án A, B, C, D)

Câu 1. Tổng giá trị thị trường của tất cả hàng hoá và dịch vụ cuối cùng được sản xuất ra trên lãnh thổ một nước trong một thời kì nhất định được gọi là

A. tổng sản phẩm quốc nội.

B. tổng sản phẩm quốc dân. 

C. tổng sản phẩm hàng hoá.

D. tổng sản phẩm sản xuất.

Câu 2.Phát biểu nào sau đây không phải là vai trò của tăng trưởng kinh tế và phát triển kinh tế?

A. Tạo điều kiện giải quyết công ăn việc làm.

B. Làm cho mức thu nhập của dân cư tăng.

C. Giảm bớt tình trạng đói nghèo.

D. Thúc đẩy khoảng cách giàu nghèo trong xã hội.

Câu 3. Đoạn thông tin dưới đây đề cập đến chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế nào?

Thông tin. Tổng giá trị bằng tiền (theo giá cả thị trường) của toàn bộ hàng hoá và dịch vụ cuối cùng tạo ra trong phạm vi lãnh thổ của quốc gia trong một thời kì nhất định (thường là một năm); Là thước đo đánh giá tốc độ tăng trưởng kinh tế của một quốc gia trong một thời điểm nhất định.

A. Tổng sản phẩm quốc nội (GDP).

B. Tổng thu nhập quốc dân (GNI).

C. Chỉ số phát triển con người (HDI).

D. Chỉ số bất bình đẳng xã hội (Gini).

Câu 4. Nội dung nào sau đây không đúng khi nói về mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và phát triển bền vững?

A. Tăng trưởng kinh tế là điều kiện tiên quyết để thực hiện phát triển bền vững.

B. Tăng trưởng kinh tế không hợp lí có thể cản trở tiến trình phát triển bền vững.

C. Phát triển bền vững góp phần quan trọng trong việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

D. Tăng trưởng kinh tế và phát triển bền vững tồn tại độc lập, không liên quan tới nhau.

Câu 5. Hội nhập kinh tế quốc tế được thực hiện theo nhiều cấp độ khác nhau như 

A. đối thoại đa phương, đối thoại khu vực và đối thoại toàn cầu. 

B. hội nhập song phương, hội nhập khu vực và hội nhập toàn cầu. 

C. kết nối toàn diện, kết nối song phương và kết nối toàn cầu.

D. cộng tác toàn diện, cộng tác song phương và cộng tác đa phương.

Câu 6. Hình thức hội nhập kinh tế song phương được thực hiện thông qua

A. các hiệp định thương mại tự do, đầu tư trực tiếp nước ngoài,…

D. các điều ước quốc tế và các tổ chức liên kết kinh tế - tài chính toàn cầu.

B. hoạt động của các tổ chức kinh tế khu vực, diễn đàn hợp tác kinh tế khu vực. 

C. hoạt động của các tổ chức liên kết kinh tế - tài chính toàn cầu, như: WTO, WB,…

Câu 7. Đoạn thông tin sau đề cập đến hình thức hội nhập kinh tế nào?

Thông tin. Là hiệp định được kí kết ngày 25/12/2008 và có hiệu lực từ ngày 01/10/2009. Đây là Hiệp định thương mại tự do (FTA) song phương đầu tiên của Việt Nam. Hiện nay, Nhật Bản đang là đối tác kinh tế quan trọng hàng đầu của Việt Nam. Hợp tác song phương giữa hai nước đã góp phần thúc đẩy liên kết đầu tư, phát triển kinh tế - xã hội, đem lại lợi ích thiết thực cho nhân dân và cộng đồng doanh nghiệp của hai quốc gia. Trong lĩnh vực đầu tư, các nhà đầu tư Nhật Bản đã hiện diện ở 57/63 tỉnh, thành phố của Việt Nam, với 4 978 dự án còn hiệu lực với tổng số vốn đăng kí gần 69 tỉ USD tính đến tháng 12/2022, đứng thứ 3 trong số 141 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam.

Nguồn:  SGK Giáo dục Kinh tế và pháp luật - bộ sách Cánh diều, trang 20.

A. Hội nhập kinh tế song phương.

B. Hội nhập kinh tế khu vực. 

C. Hội nhập kinh tế toàn cầu.

D. Hội nhập kinh tế đa phương.

Câu 8.  Phát biểu nào sau đây là sai khi đề cập đến vai trò của bảo hiểm về khía cạnh xã hội?

A. Góp phần ngăn ngừa rủi ro, giảm thiểu tổn thất cho con người.

B. Điều tiết giá cả và thu nhập.

C. Đảm bảo an toàn cho cuộc sống của con người.

D. Góp phần tạo việc làm trong lĩnh vực bảo hiểm.

Câu 9. Đối với nhà nước, một trong những vai trò của bảo hiểm là góp phần giúp cho ngân sách nhà nước

A. không bị thâm hụt.

B. ổn định và tăng thu.

C. mất cân đối thu chi.

D. tăng chi nhiều hơn.

Câu 10. Ông M được cơ quan có thẩm quyền ra quyết định nghỉ hưu theo quy định, sau khi hoàn

thiện các thủ tục, ông M được nhận chế độ hưu trí hàng tháng. Ông M đã tham gia loại hình bảo

hiểm nào dưới đây?

A. Bảo hiểm y tế.

B. Bảo hiểm xã hội.

C. Bảo hiểm thương mại.

D. Bảo hiểm thất nghiệp.

Câu 11. Chính sách trợ giúp xã hội không nhằm thực hiện mục tiêu nào dưới đây?

A. Thực hiện bình đẳng trong xã hội.

B. Gia tăng sự phân hóa, bất bình đẳng. 

C. Hỗ trợ người có hoàn cảnh khó khăn.

D. Giúp người yếu thế ổn định cuộc sống.

Câu 12. Quy định về việc học sinh tiểu học trong cơ sở giáo dục công lập không phải đóng học phí (Theo Điều 99 Luật Giáo dục năm 2019) thể hiện nội dung của chính sách an sinh xã hội nào sau đây?

A. Chính sách việc làm, thu nhập và giảm nghèo.

B. Chính sách bảo hiểm xã hội.

C. Chính sách trợ giúp xã hội.

D. Chính sách về dịch vụ xã hội cơ bản.

Câu 13. Chính sách an sinh xã hội nào được đề cập đến trong đoạn thông tin sau?

Thông tin. Theo Niên giám thống kê năm 2022, chính sách bảo hiểm xã hội Việt Nam đóng vai trò trung tâm trong lưới an sinh xã hội, giúp người lao động chống đỡ các rủi ro mất hoặc suy giảm thu nhập nếu người lao động không may không thể làm việc, mất việc làm do bệnh tật, thai sản, tai nạn lao động, ... hoặc nghỉ hưu do tuổi già. Năm 2021, số người tham gia và thụ hưởng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và bảo hiểm thất nghiệp tăng. Tổng số thu bảo hiểm đạt 477,3 nghìn tỉ đồng, tổng số chi bảo hiểm đạt 393,6 nghìn tỉ đồng.

Nguồn:  SGK Giáo dục Kinh tế và pháp luật - bộ sách Chân trời sáng tạo, trang 33

A. Chính sách giảm nghèo.

B. Chính sách bảo hiểm xã hội.

C. Chính sách dịch vụ xã hội cơ bản.

D. Chính sách trợ giúp xã hội.

Câu 14. Đâu không phải là tiêu chí đánh giá mục tiêu kinh doanh?

A. Tính khả thi.

B. Tính сụ thể.  

C. Tính rõ ràng.

D. Tính nhất quán.

Câu 15. Nội dung nào không phản ánh đúng sự cần thiết của việc lập kế hoạch kinh doanh?

A. Là yếu tố đảm bảo chắc chắn cho sự thành công của hoạt động kinh doanh.

B. Giúp chủ thể kinh doanh xác định được mục tiêu, chiến lược, thị trường.

C. Giúp chủ thể kinh doanh chủ động thực hiện và điều chỉnh kế hoạch.

D. Tăng khả năng huy động vốn cho chủ thể kinh doanh.

Câu 16. Đọc trường hợp sau và trả lời câu hỏi:

Trường hợp. Chị N nhận thấy rằng có nhiều bậc phụ huynh đang tìm kiếm các khóa học trực tuyến cho trẻ em nên đã lập kế hoạch kinh doanh và quyết định mở khóa học này trên nền tảng trực tuyến với mức học phí dưới 500.000 đồng, mục tiêu thu hút tối thiểu 100 học viên mỗi tháng. Chị N cho rằng không cần thiết phải kiểm tra chứng nhận giảng dạy của giáo viên nên đã không tìm hiểu.

Câu hỏi: Trong trường hợp sau, chị N đã không thực hiện bước nào trong lập kế hoạch kinh doanh?

A. Xác định mục tiêu kinh doanh.

B. Xác định ý tưởng kinh doanh.

C. Phân tích yếu tố pháp lí khi thực hiện ý tưởng.

D. Tìm hiểu thị trường, nhu cầu của khách hàng.

Câu 17. Trong các trách nhiệm sau đây, đâu không phải là trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp?

A. Trách nhiệm quốc phòng.

B. Trách nhiệm kinh tế.

C. Trách nhiệm pháp lí.

D. Trách nhiệm đạo đức.

Câu 18. Hành vi, việc làm nào dưới đây là không thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp?

A. Ủng hộ tiền và hàng hoá cho các gia đình ở vùng bị thiên tai, lũ lụt. 

B. Sử dụng nguyên liệu không đảm bảo chất lượng để sản xuất sản phẩm. 

C. Sản xuất hàng hoá đạt tiêu chuẩn chất lượng để bảo vệ người tiêu dùng. 

D. Ủng hộ tiền xây nhà tình nghĩa cho những người có công với đất nước. 

Câu 19. Trong trường hợp sau, công ty C đã thực hiện hình thức trách nhiệm xã hội nào của doanh nghiệp?

Trường hợp. Công ty C hoạt động trong lĩnh vực truyền thông. Trong nhiều năm qua, công ty thường xuyên thực hiện hoạt động quyên góp từ thiện giúp đỡ nhân dân các vùng gặp khó khăn, hoạn nạn. Công ty đã phát động phong trào “Vì miền Trung thân yêu”, nhằm chia sẻ khó

khăn để đồng bào các tỉnh miền Trung vượt qua những cơn lũ lụt, nhận được sự ủng hộ nhiệt tình của đông đảo cán bộ nhân viên công ty, đóng góp công sức để chia sẻ phần nào khó khăn với bà con miền Trung thân yêu.

A. Trách nhiệm kinh tế.

B. Trách nhiệm pháp lí.

C. Trách nhiệm bắt buộc.

D. Trách nhiệm từ thiện.

Câu 20. Hành vi nào sau đây vi phạm trách nhiệm kinh tế của doanh nghiệp?

A. Đầu tư tối ưu quy trình vận hành, tiết kiệm chi phí sản xuất.

B. Sản xuất hàng hoá, dịch vụ mà xã hội cần với mức giá cả hợp lí.

C. Tạo công ăn việc làm cho người lao động với mức thù lao xứng đáng.

D. Cắt giảm chi phí đầu vào bằng việc nhập nguyên liệu không rõ nguồn gốc. 

Câu 21.  Quản lí thu, chi trong gia đình là việc quản lí các khoản thu nhập, chi tiêu nhằm 

A. đáp ứng toàn bộ những nhu cầu vật chất của các thành viên trong gia đình.

B. chi tiêu thỏa thích cho những nhu cầu vật chất và tinh thần của các thành viên.

C. đáp ứng nhu cầu vật chất, tinh thần cho các thành viên và phù hợp với thu nhập.

D. tiết kiệm tối đa, cắt giảm toàn bộ những chi tiêu cho hoạt động vui chơi, giải trí.

Câu 22.  Mục tiêu tài chính ngắn hạn là những mục tiêu có thể đạt được trong khoảng thời gian từ

A. 6 tháng đến 1 năm.

B. 2 đến 5 năm.

C. từ 5 năm trở lên.

D. từ 10 năm trở lên.

Câu 23. Các khoản thu nhập nhận được từ hao phí sức lao động để tạo ra giá trị sản phẩm hoặc dịch vụ như: tiền lương, tiền thưởng, lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh, ... được gọi là

A. thu nhập chủ động.

B. thu nhập thụ động.

C. thu nhập tăng thêm.

D. thu nhập thường niên.

Câu 24. Vợ chồng chị H đồng thuận thực hiện kế hoạch quản lí thu, chi bằng sổ theo dõi hằng tháng sau khi bàn bạc trong tháng đầu chung sống. Theo đó, vợ chồng chị sẽ dành 50% tổng thu nhập cho chi tiêu thiết yếu, sinh hoạt hằng ngày; 20% dành cho các khoản dự phòng, tiết kiệm, mua nhà, ... và 30% còn lại dành cho các hoạt động giải trí, giao tiếp xã hội, ... Việc làm của vợ chồng chị H thực hiện bước nào dưới đây trong lập kế hoạch, thu chi của gia đình?

A. Liệt kê các khoản thu nhập chủ động và thụ động.

B. Xác định các nguồn thu nhập trong gia đình.

C. Thống nhất các khoản chi và tiết kiệm.

D. Điều chỉnh kế hoạch thu, chi (nếu có).

PHẦN II. TRẮC NGHIỆM LỰA CHỌN ĐÚNG – SAI. (4 điểm)

(Thí sinh đọc đoạn tư liệu và lựa chọn Đúng – Sai trong mỗi ý A, B, C, D)

Câu 1.  Đọc thông tin và chọn đúng hoặc sai trong mỗi ý A, B, C, D ở câu sau: 

Thông tin. Tính chung thời kì thực hiện Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm (2011 -2020), tăng trưởng GDP của Việt Nam đạt khoảng 5,9%/năm, thuộc nhóm các nước tăng trưởng cao trong khu vực. Quy mô GDP tăng gấp 2,4 lần, từ 116 tỉ USD năm 2010 lên 268,4 tỉ USD vào năm 2020. GDP bình quân đầu người tăng từ 1.331 USD năm 2010 lên khoảng 2.750 USD năm 2020. Tỉ lệ hộ nghèo cả nước giảm nhanh, từ 14,2% năm 2010 xuống còn 7% năm 2015 (theo chuẩn nghèo giai đoạn 2011 - 2015) và giảm từ 9,2% năm 2016 xuống còn 4,8% vào năm 2020 (theo chuẩn nghèo đa chiều). Cơ sở hạ tầng thiết yếu ở các huyện nghèo, xã nghèo, vùng đồng bào dân tộc thiểu số được tăng cường. Thực hiện nhiều giải pháp tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho người lao động.

(Theo Báo cáo Tổng kết thực hiện chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2011 - 2020 của Việt Nam tại Đại hội đại biểu toàn quốc Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ XIII)

A. Có 2 chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế được đề cập đến trong đoạn thông tin trên.

B. Đoạn thông tin trên cho thấy: tăng trưởng kinh tế đóng vai trò quan trọng trong việc giảm tỉ lệ hộ nghèo trên cả nước; tạo việc làm và nâng cao thu nhập cho người lao động.

C. Trong giai đoạn 2010 - 2020, tổng sản phẩm quốc nội và tổng sản phẩm quốc nội bình quân đầu người đều sụt giảm.

D. Kết quả đạt được trong thời kì thực hiện Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm (2011 -2020), cho thấy: công tác xóa đói, giảm nghèo của Đảng và nhà nước Việt Nam còn chậm và chưa đạt được hiệu quả.

Câu 2. Đọc thông tin và chọn đúng hoặc sai trong mỗi ý A, B, C, D ở câu sau: 

Thông tin. Năm 2020, cả nước có 3 149 226 người được nhận trợ cấp xã hội hằng tháng (trong đó: 51 229 trẻ em mồ côi, mất nguồn nuôi dưỡng; 1 812 372 người cao tuổi; 1 096 027 người khuyết tật và 189 598 đối tượng bảo trợ xã hội khác) với tổng kinh phí hơn 18,050 nghìn tỉ đồng, bao gồm chi trợ cấp xã hội hằng tháng và mua thẻ bảo hiểm y tế.

Ngoài ra, để khắc phục hậu quả do mưa, lũ gây ra, Chính phủ đã quyết định xuất cấp tổng cộng 22 989,145 tấn gạo cứu đói cho 265 967 hộ với 1 046 326 khẩu thiếu đói.

Nguồn:  SGK Giáo dục Kinh tế và pháp luật - bộ sách Cánh diều, trang 32

a. Chính sách trợ giúp xã hội được thể hiện qua thông tin trên.

b. Thông tin trên đề cập đến chính sách đảm bảo các dịch vụ xã hội cơ bản.

c. Cả 2 chính sách: trợ giúp thường xuyên cho những người có hoàn cảnh khó khăn và trợ giúp đột xuất cho người dân gặp rủi ro… đều được đề cập đến trong thông tin trên.

d. Chính sách an sinh xã hội chỉ được tiến hành thông qua hoạt động cộng đồng của các lực lượng xã hội (cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp,…).

Câu 3. Đọc đoạn thông tin sau:

Doanh nghiệp M hoạt động trong ngành chế biến thực phẩm. Trong quá trình chế biến, doanh nghiệp làm mọi cách để có thể tăng lợi nhuận. Khi sản phẩm có chỗ đứng trên thị trường, doanh nghiệp chủ trương sử dụng những nguyên liệu giá rẻ, không rõ nguồn gốc, xuất xứ; Hệ thống nước thải chưa qua xử lí cũng được xả thẳng ra môi trường gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ và đời sống của người dân khu vực xung quanh. Nhiều đối tác và người tiêu dùng khi biết thông tin đã tẩy chay sản phẩm của doanh nghiệp.

a. Trong sản xuất kinh doanh, lợi nhuận chính là mục tiêu hàng đầu và duy nhất giúp doanh nghiệp duy trì và phát triển.

b. Việc làm của doanh nghiệp M thể hiện sự thiếu trách nhiệm đối với xã hội, cần bị lên án.

c. Việc doanh nghiệp M thiếu trách nhiệm xã hội khiến uy tín và thương hiệu của doanh nghiệp bị suy giảm, tác động tiêu cực đến môi trường sống và sức khoẻ cộng đồng.

d. Doanh nghiệp M gây ô nhiễm môi trường là không thực hiện trách nhiệm đạo đức của doanh nghiệp, có thể bị phạt hành chính, thậm chí bị truy cứu trách nhiệm hình sự. 

Câu 4. Đọc đoạn thông tin sau:

Do nhiều lần vỡ kế hoạch tài chính, chị H quyết định lập kế hoạch thu, chi cho gia đình. Trên cơ sở theo dõi mức chi tiêu của gia đình, căn cứ vào nguồn thu và mục tiêu tài chính trong tương lai, chị H áp dụng tỉ lệ 60/25/15. Trong đó, 60% được sử dụng cho nhà ở, ăn uống, đi lại và đóng học phí cho con; 25% sẽ được dùng để giải trí, mua sắm những thứ chị thực sự thích; còn 15% được dùng để tiết kiệm, đầu tư. Nếu gặp những dịp tiêu tiền có kế hoạch như đi chơi, du lịch, gia đình sẽ trích ngay khoản tiền dành cho hoạt động đó từ đầu tháng. Trước khi mua sắm thêm bất cứ thứ gì, chị đều cân nhắc tài chính của mình để phù hợp. Chị cũng luôn để dành khoản tiền cho những trường hợp bất khả kháng như sửa chữa nhà cửa.

A. Để xây dựng kế hoạch quản lý thu, chi thì nhất định phải chia theo đúng tỉ lệ 60/25/15 mới có khả năng quản lý được tài chính trong gia đình.

B. Một trong những mục đích của quản lý thu, chi trong gia đình là duy trì những thói quen chi tiêu hợp lý và hạn chế những thói quen chi tiêu không cần thiết.

C. Cứng nhắc, thiếu linh hoạt là một trong những sai lầm dễ mắc phải trong quá trình thực hiện kế hoạch thu, chi trong gia đình.

D. Chỉ khi nào chị H được chi tiêu theo mọi sở thích, thoả mãn mọi nhu cầu của các thành viên trong gia đình thì mới đạt được mục tiêu tự do tài chính.

ĐÁP ÁN

Phần I. Câu hỏi trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn

- Mỗi câu hỏi trả lời đúng, thí sinh được 0,25 điểm

  1. A

2-D

3-A

4-D

5-B

6-A

7-A

8-B

9-B

10-B

11-B

12-D

13-B

14-C

15-A

16-C

17-A

18-B

19-D

20-D

21-C

22-A

23-A

24-C

           

Phần II. Câu hỏi trắc nghiệm đúng/sai

Điểm tối đa của 01 câu hỏi là 1 điểm.

- Thi sinh chi lựa chọn chính xác 01 ý trong 1 câu hỏi được 0,1 điểm.

- Thí sinh chỉ lựa chọn chính xác 02 ý trong 1 câu hỏi được 0,25 điểm.

- Thí sinh chỉ lựa chọn chính xác 03 ý trong 1 câu hỏi được 0,50 điểm.

- Thí sinh lựa chọn chính xác cả 04 ý trong 1 câu hỏi được 1 điểm.

 

 

Nội dung A

Nội dung B

Nội dung C

Nội dung D

Câu 1

Đúng

Đúng

Sai

Sai

Câu 2

Đúng

Sai

Đúng

Sai

Câu 3

Sai

Đúng

Đúng

Đúng

Câu 4

Sai

Đúng

Đúng

Sai

Đề thi học kì 1 KTPL 12 Chân trời sáng tạo có đáp án - Đề 2

Sở Giáo dục và Đào tạo ...

Đề thi học kì 1 - Chân trời sáng tạo

Năm học 2024 - 2025

Môn: Kinh tế Pháp luật lớp 12

Thời gian làm bài: phút

(Đề số 2)

PHẦN I. TRẮC NGHIỆM NHIỀU LỰA CHỌN (6 điểm)

(Thí sinh lựa chọn đáp án đúng duy nhất trong 4 đáp án A, B, C, D)

Câu 1. Tăng trưởng kinh tế là

A. sự biến đổi về chất kết quả đầu ra hoạt động của nền kinh tế trong một năm.

B. sự gia tăng thu nhập của nền kinh tế trong một khoảng thời gian nhất định.

C. sự liên kết chặt chẽ giữa hoàn thiện cả về kinh tế và xã hội của mỗi quốc gia.

D. sự kết hợp giữa tăng thu nhập với bảo vệ môi trường và cải thiện đời sống.

Câu 2.Tăng trưởng kinh tế được phản ánh thông qua chỉ tiêu nào sau đây?

A. Tổng thu nhập quốc dân bình quân đầu người.

B. Tăng tỉ trọng công nghiệp, giảm tỉ trọng nông nghiệp.

C. Các chỉ số phát triển con người như sức khoẻ, giáo dục.

D. Sự chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế theo hướng hiện đại.

Câu 3. Đâu không phải là chỉ tiêu của phát triển kinh tế?

A. Tiến bộ xã hội.

B. Tăng trưởng kinh tế.

C. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng hiện đại.

D. Kiềm chế được sự gia tăng dân số.

Câu 4. Chỉ số nào được tính bằng cách chia tổng sản phẩm quốc nội trong năm cho dân số trung bình của năm tương ứng?

A. GNI/người.

B. GDP/người.

C. GPT/người.

D. BMI/người.

Câu 5. Nội dung nào dưới đây không đúng khi nói về hội nhập kinh tế quốc tế?

A. Chỉ mang lại lợi ích cho các nước lớn trên thế giới.

B. Là phương thức phát triển phổ biến của các quốc gia.

C. Tạo cơ hội cho các quốc gia tiếp cận các nguồn lực bên ngoài.

D. Là tất yếu khách quan của các quốc gia trong bối cảnh toàn cầu hóa.

Câu 6. Trong xu thế toàn cầu hoá, hội nhập kinh tế quốc tế là

A. nhu cầu tối thiểu.

B. quá trình đơn lẻ.

C. tình trạng khẩn cấp.

D. tất yếu khách quan.

Câu 7. Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về chính sách nhằm thúc đẩy hội nhập kinh tế quốc tế ở Việt Nam?

A. Đẩy mạnh bảo hộ sản xuất trong nước.

B. Đẩy mạnh hoàn thiện thể chế, cải cách hành chính.

C. Cải thiện môi trường đầu tư, thu hút đầu tư nước ngoài.

D. Thực hiện hiệu quả các cam kết quốc tế.

Câu 8.  Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng về bảo hiểm xã hội?

A. Là loại hình bảo hiểm bắt buộc đối với công dân Việt Nam từ đủ 15 tuổi trở lên.

B. Bảo hiểm xã hội bao gồm bảo hiểm xã hội bắt buộc và bảo hiểm xã hội tự nguyện.

C. Người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện sẽ được hưởng chế độ hưu trí và tử tuất.

D. Người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện được lựa chọn mức đóng phù hợp thu nhập.

Câu 9. Loại hình bảo hiểm nào được đề cập đến trong thông tin sau?

Thông tin. Loại hình bảo hiểm xã hội do Nhà nước tố chức mà người tham gia được lựa chọn mức đóng, phương thức đóng phù hợp với thu nhập của mình và Nhà nước có chính sách hỗ trợ tiền đóng bảo hiểm xã hội để người tham gia hưởng chế độ hưu trí và tử tuất.

(Khoản 3 Điều 3 Luật Bảo hiếm xã hội năm 2014).

A. Bảo hiểm xã hội bắt buộc.

B. Bảo hiểm xã hội tự nguyện.

C. Bảo hiểm xã hội thương mại.

D. Bảo hiểm xã hội toàn diện.

Câu 10. Theo quy định của pháp luật, với người tham gia loại hình bảo hiểm xã hội trường hợp nào dưới đây người tham gia bảo hiểm không được nhận quyền lợi bảo hiểm?

A. Thai sản hoặc bệnh nghề nghiệp.

B. Bị sa thải vì vi phạm kỷ luật.

C. Hết tuổi lao động theo quy định.

D. Ôm đau hoặc tai nạn lao động.

Câu 11. Bảo vệ phố cập đối với mọi thành viên trong xã hội trên cơ sở sự tương trợ cộng đồng, chia sẻ rủi ro - đó là một trong những nội dung của chính sách an sinh xã hội nào sau đây?

A. Chính sách trợ giúp xã hội.

B. Chính sách bảo hiểm xã hội.

C. Chính sách dịch vụ xã hội cơ bản.

D. Chính sách việc làm.

Câu 12. Quy định về việc học sinh tiểu học trong cơ sở giáo dục công lập không phải đóng học phí (Theo Điều 99 Luật Giáo dục năm 2019) thể hiện nội dung của chính sách an sinh xã hội nào sau đây?

A. Chính sách việc làm, thu nhập và giảm nghèo.

B. Chính sách bảo hiểm xã hội.

C. Chính sách trợ giúp xã hội.

D. Chính sách về dịch vụ xã hội cơ bản.

Câu 13. Theo số liệu thống kê trên Cổng Thông tin giám định Bảo hiểm y tế từ ngày 01/01/2021 đến ngày 02/7/2021, cả nước có 75,58 triệu lượt khám, chữa bệnh với số tiền đề nghị cơ quan Bảo hiểm xã hội thanh toán là trên 48 774 tỉ đồng. Trong đó có: hơn 68,6 triệu lượt khám, chữa bệnh ngoại trú với số tiền đề nghị thanh toán là trên 18 740 tỉ đồng; gần 7 triệu lượt khám, chữa bệnh nội trú với số tiền đề nghị thanh toán là trên 30 033 tỉ đồng.

Đoạn thông tin thể hiện vai trò gì của bảo hiểm?

A. Góp phần ổn định tài chính và đảm bảo an toàn cho các khoản đầu tư.

B. Là một kênh huy động vốn cho đầu tư phát triển kinh tế – xã hội.

C. Góp phần ổn định và tăng thu ngân sách nhà nước.

D. Góp phần ngăn ngừa rủi ro, giảm thiểu tổn thất cho con người.

Câu 14. Bản mô tả những nội dung cơ bản về định hướng, mục tiêu, nguồn lực, tài chính, kế hoạch bán hàng,... nhằm giúp chủ thể kinh doanh xác định được các nhiệm vụ để thực hiện mục tiêu đề ra được gọi là

A. dự án kinh doanh.

B. kế hoạch tài chính.

C. kế hoạch kinh doanh.

D. quản trị kinh doanh.

Câu 15. Trong kế hoạch kinh doanh không bao gồm nội dung nào sau đây?

A. Kế hoạch hoạt động kinh doanh.

B. Mục tiêu và chiến lược kinh doanh.

C. Các điều kiện thực hiện hoạt động kinh doanh.

D. Thông số kĩ thuật, công thức sản xuất sản phẩm.

Câu 16. Trong trường hợp sau, anh M đã không thực hiện bước nào trong lập kế hoạch kinh doanh?

Trường hợp. Anh M thấy khách hàng là nữ giới đang có nhu cầu cao về các sản phẩm dưỡng da tự nhiên nên đã lập kế hoạch kinh doanh và quyết định nhập và bán các sản phẩm này trên mạng xã hội với phân khúc giá dưới 1.000.000 đồng, mục tiêu doanh số bán hàng tối thiểu 300 đơn/ngày, anh M nghĩ giấy chứng nhận nguồn gốc xuất xứ của sản phẩm không cần thiết lắm nên không tìm hiểu.

A. Xác định mục tiêu kinh doanh.

B. Xác định ý tưởng kinh doanh.

C. Phân tích yếu tố pháp lí khi thực hiện ý tưởng.

D. Tìm hiểu thị trường, nhu cầu của khách hàng.

Câu 17. Nội dung nào sau đây không đúng khi nói về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp?

A. Bao gồm trách nhiệm bắt buộc và trách nhiệm tự nguyện.

B. Mang tính bắt buộc thực hiện bằng những việc làm cụ thể.

C. Thực hiện trách nhiệm xã hội sẽ mang lại ảnh hưởng tích cực.

D. Thực hiện trách nhiệm xã hội giúp doanh nghiệp ngày càng phát triển.

Câu 18. Các chủ thể sản xuất, kinh doanh không được thực hiện hành vi nào sau đây?

A. Xây dựng môi trường làm việc an toàn, đảm bảo quyền lợi cho người lao động.

B. Cung ứng những sản phẩm/ dịch vụ có chất lượng tốt đến người tiêu dùng.

C. Cắt giảm chi phí đầu vào bằng việc nhập nguyên liệu không rõ nguồn gốc.

D. Tuân thủ quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường, thuế.

Câu 19. Nhân vật nào trong tình huống sau đây đã vi phạm trách nhiệm pháp lí trong quá trình sản xuất, kinh doanh?

Tình huống. Ông X mua chiếc tài có tổng dung tích trên 40 m3, máy nổ và các phụ tùng để hút cát từ lòng sông Hồng lên khoang tàu. Sau khi lắp ráp xong, ông X không đăng kí, đăng kiểm nhưng vẫn sử dụng tàu để khai thác cát. Mặc dù chưa có giấy phép khai thác khoáng sản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền nhưng ông X vẫn giao tàu cho anh T (con trai) quản lí, sử dụng,trong khi anh T chưa có giấy phép điều khiển phương tiện giao thông đường thủy. Phát hiện hành vi sai phạm của gia đình ông X, anh M đã báo cáo sự việc với lực lượng công an.

A. Anh M và ông X.

B. Ông X và anh T.

C. Anh M và anh T.

D. Ông X, anh T và anh M.

Câu 20. Việc doanh nghiệp đầu tư tối ưu quy trình vận hành để tiết kiệm chi phí; sản xuất hàng hoá, dịch vụ mà xã hội cần với mức giá hợp lí; tạo công ăn việc làm cho người lao động với mức thù lao xứng đáng; đảm bảo chất lượng, an toàn sản phẩm cho người tiêu dùng đề cập đến hình thức hình thực hiện trách nhiệm xã hội nào của doanh nghiệp?

A. Trách nhiệm kinh tế.

B. Trách nhiệm pháp lí.

C. Trách nhiệm đạo đức.

D. Trách nhiệm từ thiện.

Câu 21. Việc sử dụng các khoản thu và chỉ nhằm đáp ứng nhu cầu vật chất, tinh thần ác thành viên sao cho phù hợp với các nguồn thu nhập là nội dung của khái niệm nào dưới đây?

A. Quản lí nhu cầu của gia đình.

B. Quản lí kinh tế trong gia đình.

C. Quản lí tài chính cá nhân.

D. Quản lí thu chi trong gia đình.

Câu 22.  Trong quá trình thực hiện các khoản thu, chi theo kế hoạch cần

A. không sử dụng các ứng dụng quản lí thu, chi thông minh.

B. quyết tâm thực hiện mục tiêu tài chính đã đề ra.

C. đặt ra thật nhiều mục tiêu cùng lúc.

D. tuyệt đối không điều chỉnh trong quá trình thực hiện.

Câu 23. Nhân vật nào dưới đây chi tiêu hợp lí?

A. Chị M có đam mê mua quần áo mặc dù không dùng hết.

B. Anh K vay tiền của bạn để đưa gia đình đi du lịch.

C. Mỗi tháng, anh T đều trích một khoản lương để tiết kiệm.

D. Anh P dùng tiền lương mỗi tháng để chơi cá độ bóng đág.

Câu 24. Vợ chồng anh X hằng tháng đều lập kế hoạch thu chi trong gia đình. Anh chị phân bổ các khoản chi theo tỉ lệ 50/20/30. Việc làm của vợ chồng anh X thực hiện bước nào dưới đây trong lập kế hoạch, thu chi của gia đình?

A. Thống nhất các khoản chi thiết yếu, không thiết yếu.

B. Thống nhất tỉ lệ phân chia khoản thu, chi trong gia đình.

C. Thực hiện việc xác định mục tiêu tài chính trong gia đình.

D. Thực hiện khoản thu chi, đánh giá điều chỉnh kế hoạch nếu có.

PHẦN II. TRẮC NGHIỆM LỰA CHỌN ĐÚNG – SAI. (4 điểm)

(Thí sinh đọc đoạn tư liệu và lựa chọn Đúng – Sai trong mỗi ý A, B, C, D)

Câu 1. Đọc thông tin, quan sát biểu đồ và chọn đúng hoặc sai trong mỗi ý A, B, C, D ở câu sau:

Thông tin. Sau 10 năm thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011 - 2020, cơ cấu ngành kinh tế và cơ cấu lao động của nước ta đã có sự chuyển biến theo hướng tiến bộ. Biểu đồ.

3 Đề thi Học kì 1 KTPL 12 Chân trời sáng tạo (có đáp án + ma trận)

Nguồn: Dẫn theo SGK Giáo dục Kinh tế Pháp luật 12 Cánh diều, trang 9

A. Thông tin và biểu đồ trên đề cập đến chỉ tiêu phát triển kinh tế.

B. Cơ cấu kinh tế ở Việt Nam đã và đang có sự chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa - hiện đại hóa.

C. So với năm 2015, tỉ trọng của tất cả các ngành kinh tế ở Việt Nam năm 2020 đều tăng.

D. Năm 2015 và năm 2020, ngành dịch vụ luôn chiếm tỉ trọng cao nhất trong cơ cấu các ngành kinh tế.

Câu 2. Đọc thông tin và chọn đúng hoặc sai trong mỗi ý A, B, C, D ở câu sau:

Thông tin. Năm 2020, cả nước có 3 149 226 người được nhận trợ cấp xã hội hằng tháng (trong đó: 51 229 trẻ em mồ côi, mất nguồn nuôi dưỡng; 1 812 372 người cao tuổi; 1 096 027 người khuyết tật và 189 598 đối tượng bảo trợ xã hội khác) với tổng kinh phí hơn 18,050 nghìn tỉ đồng, bao gồm chi trợ cấp xã hội hằng tháng và mua thẻ bảo hiểm y tế.

Ngoài ra, để khắc phục hậu quả do mưa, lũ gây ra, Chính phủ đã quyết định xuất cấp tổng cộng 22 989,145 tấn gạo cứu đói cho 265 967 hộ với 1 046 326 khẩu thiếu đói.

Nguồn:  SGK Giáo dục Kinh tế và pháp luật - bộ sách Cánh diều, trang 32

a. Chính sách trợ giúp xã hội được thể hiện qua thông tin trên.

b. Thông tin trên đề cập đến chính sách đảm bảo các dịch vụ xã hội cơ bản.

c. Cả 2 chính sách: trợ giúp thường xuyên cho những người có hoàn cảnh khó khăn và trợ giúp đột xuất cho người dân gặp rủi ro… đều được đề cập đến trong thông tin trên.

d. Chính sách an sinh xã hội chỉ được tiến hành thông qua hoạt động cộng đồng của các lực lượng xã hội (cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp,…).

Câu 3. Đọc đoạn thông tin sau:

Công ty A chuyên sản xuất và lắp ráp xe gắn máy. Ban Giám đốc công ty không chỉ chú trọng nâng cao chất lượng sản phẩm mà luôn quan tâm đến cuộc sống của người lao động bằng các chế độ chính sách ưu đãi, tạo điều kiện để nhân viên được làm việc trong một môi trường an toàn, thân thiện. Công ty đẩy mạnh phong trào thi đua lao động giỏi, lao động sáng tạo, phối hợp với phòng nhân sự đề xuất chương trình “Giữ chân nhân tài”, khuyến khích người lao động gắn bó lâu dài với công ty. Đồng thời, công ty đảm bảo đầy đủ quyền lợi của người lao động, đánh giá thành tích cá nhân cuối năm để làm căn cứ nâng lương, thưởng và thăng tiến trong công việc cho người lao động.

a. Việc làm của công ty A nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người lao động, đóng góp cho các mục tiêu xã hội và sự phát triển bền vững của đất nước.

b. Việc đảm bảo chất lượng sản phẩm, chăm lo đến đời sống người lao động với chế độ đãi ngộ xứng đáng thể hiện trách nhiệm cá nhân của doanh nghiệp.

c. Chương trình “Giữ chân nhân tài” có thể khiến người lao động thấy mình được đánh giá cao, sinh ra tự mãn bản thân, thiếu động lực cố gắng.

d. Công ty A đã biết kết hợp hài hoà lợi ích của doanh nghiệp và lợi ích của người tiêu dùng.

Câu 4. Đọc trường hợp và chọn đúng hoặc sai trong mỗi ý A, B, C, D ở câu sau:

Trường hợp. Gia đình anh K đã quyết định tiết kiệm tiền để mua một chiếc ô tô mới vào giữa năm. Trong 5 tháng đầu, họ đã đạt được một nửa số tiền cần thiết. Tuy nhiên, vào tháng thứ sáu, anh K phải chi một khoản lớn cho việc khám chữa bệnh. Mặc dù vậy, gia đình anh vẫn quyết tâm duy trì kế hoạch tiết kiệm bằng cách cắt giảm một số khoản chi tiêu không cần thiết.

A. Gia đình anh K đã không đặt ra mục tiêu tiết kiệm cụ thể và rõ ràng.

B. Gia đình anh K đã thực hiện kế hoạch tiết kiệm theo mục tiêu đã đề ra.

C. Gia đình anh K không cần phải điều chỉnh kế hoạch chi tiêu khi có phát sinh bất ngờ.

D. Gia đình anh K đã phân loại các khoản chi thành thiết yếu và không thiết yếu để kiểm soát tốt hơn.

ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM ĐIỂM

Phần I. Câu hỏi trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn

- Mỗi câu hỏi trả lời đúng, thí sinh được 0,25 điểm

1-B

2-A

3-A

4-A

5-A

6-D

7-A

8-A

9-B

10-B

11-A

12-D

13-D

14-C

15-D

16-C

17-B

18-C

19-D

20-A

21-D

22-B

23-C

24-A

 

 

 

 

 

 

Phần II. Câu hỏi trắc nghiệm đúng/sai

Điểm tối đa của 01 câu hỏi là 1 điểm.

- Thi sinh chi lựa chọn chính xác 01 ý trong 1 câu hỏi được 0,1 điểm.

- Thí sinh chỉ lựa chọn chính xác 02 ý trong 1 câu hỏi được 0,25 điểm.

- Thí sinh chỉ lựa chọn chính xác 03 ý trong 1 câu hỏi được 0,50 điểm.

- Thí sinh lựa chọn chính xác cả 04 ý trong 1 câu hỏi được 1 điểm.

 

Nội dung A

Nội dung B

Nội dung C

Nội dung D

Câu 1

Đúng

Đúng

Sai

Đúng

Câu 2

Đúng

Sai

Đúng

Sai

Câu 3

Đúng

Sai

Sai

Đúng

Câu 4

Sai

Đúng

Sai

Đúng

Đánh giá

0

0 đánh giá