Bộ 10 đề thi học kì 1 KTPL 12 Kết nối tri thức có đáp án năm 2024

20

Tailieumoi.vn xin giới thiệu bộ đề thi học kì 1 môn Kinh tế Pháp luật 12 sách Kết nối tri thức năm 2024 – 2025. Tài liệu gồm 4 đề thi có ma trận chuẩn bám sát chương trình học và đáp án chi tiết, được biên soạn bởi đội ngũ giáo viên THPT dày dặn kinh nghiệm sẽ giúp các em ôn tập kiến thức và rèn luyện kĩ năng nhằm đạt điểm cao trong bài thi học kì 1 Kinh tế Pháp luật 12. Mời các bạn cùng đón xem:

Đề thi học kì 1 Kinh tế Pháp luật 12 Kết nối tri thức có đáp án năm 2024

Đề thi học kì 1 KTPL 12 Kết nối tri thức có đáp án - Đề 1

Sở Giáo dục và Đào tạo ...

Đề thi học kì 1 - Kết nối tri thức

Năm học 2024 - 2025

Môn: Kinh tế Pháp luật lớp 12

Thời gian làm bài: phút

(Đề số 1)

PHẦN I. TRẮC NGHIỆM NHIỀU LỰA CHỌN (6 điểm)

(Thí sinh lựa chọn đáp án đúng duy nhất trong 4 đáp án A, B, C, D)

Câu 1. Thước đo chủ yếu về sự tiến bộ kinh tế, xã hội trong mỗi giai đoạn phát triển quốc gia là

A. sự giàu có của các quốc gia.

B. sự phát triển của khoa học, công nghệ.

C. dân số tăng nhanh và ổn định.

D. tăng trưởng kinh tế và phát triển kinh tế.

Câu 2. “Tổng thu nhập từ hàng hoá và dịch vụ cuối cùng do công dân của một quốc gia tạo nên trong một thời kì nhất định” là nội dung của khái niệm nào sau đây?

A. Tổng thu nhập quốc dân.

B. Tổng thu nhập quốc nội. 

C. Tổng thu nhập nội địa.

D. Tổng thu nhập quốc gia.

Câu 3. Sự chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế theo hướng hiện đại không được thể hiện qua yếu tố nào sau đây?

A. Tăng tỉ trọng của ngành dịch vụ.

B. Giảm tỉ trọng của ngành nông nghiệp.

C. Tăng tỉ trọng của ngành công nghiệp.

D. Giảm tỉ trọng của tất cả các ngành.

Câu 4. Trong mối quan hệ với phát triển bền vững, tăng trưởng kinh tế

A. không gây ảnh hưởng đến phát triển bền vững.

B. quan trọng nhưng không đảm bảo phát triển bền vững. 

C. là điều kiện tiên quyết để đạt được phát triển bền vững. 

D. tồn tại độc lập, không liên quan đến phát triển bền vững.

Câu 5. Trong hội nhập kinh tế quốc tế, hợp tác song phương là hợp tác được kí kết giữa

A. 2 quốc gia.    

B. 3 quốc gia.    

C. 4 quốc gia.

D. 5 quốc gia.

Câu 6.  Nội dung nào sau đây phản ánh đúng sự cần thiết của hội nhập kinh tế quốc tế?

A. Giúp giải quyết triệt để mọi mâu thuẫn trong xã hội.

B. Tạo điều kiện để xóa bỏ sự chênh lệch giàu - nghèo.

C. Góp phần nâng cao thu nhập của các tầng lớp dân cư.

D. Loại bỏ mọi nguy cơ mất ổn định kinh tế - chính trị.

Câu 7.  Đối với các nước đang và kém phát triển thì hội nhập kinh tế quốc tế càng trở nên cần thiết vì hội nhập quốc tế:

A. Mở rộng thị trường, thúc đẩy thương mại trong nước và ngoài nước phát triển

B. Nâng cao trình độ nguồn nhân lực và tiềm lực khoa học công nghệ quốc gia

C. Tạo động lực thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng hợp lý, hiện đại và hiệu quả hơn

D. Cả 3 ý đều đúng

Câu 8.  Một dịch vụ tài chính thông qua đó người tham gia bảo hiểm sẽ đóng phí bảo hiểm cho bên cung cấp dịch vụ bảo hiểm để được hưởng bồi thường, chi trả bảo hiểm cho những thiệt hại mà người tham gia bảo hiểm hoặc người thứ ba phải gánh chịu khi rủi ro hay sự kiện bảo hiểm xảy ra - đó là nội dung của khái niệm nào sau đây?

A. Quản trị rủi ro.    

B. Bảo hiểm.     

C. Đề phòng rủi ro.   

D. Khắc phục rủi ro.

Câu 9. Nội dung nào dưới đây không thể hiện vai trò của bảo hiểm đối với mỗi cá nhân và gia đình?

A. Gia tăng bạo lực giới.

B. Đảm bảo an toàn tài chính.

C. Được chia sẻ khi gặp rủi ro.

D. Ổn định vật chất, tinh thần.

Câu 10. Đối tượng nào sau đây khám, chữa bệnh bằng BHYT đúng tuyến được hưởng 100% chi phí khám, chữa bệnh

A. Cán bộ, công chức

B. Học sinh, sinh viên

C. Người có công với cách mạng, cựu chiến binh

D. Công nhân, người lao động phổ thông.

Câu 11. Hệ thống các chính sách can thiệp của Nhà nước và các lực lượng xã hội thực hiện nhằm giảm mức độ nghèo đói, nâng cao năng lực tự bảo vệ của người dân và xã hội trước những rủi ro hay nguy cơ giảm hoặc mất thu nhập, bảo đảm ổn định, phát triển và công bằng xã hội - đó là nội dung của khái niệm nào sau đây?

A. An sinh xã hội.

B. Trật tự xã hội.

C. Phúc lợi xã hội.

D. Trợ cấp xã hội.

Câu 12. Chính sách an sinh xã hội nào được đề cập đến trong đoạn thông tin sau?

Thông tin. Theo Niên giám thống kê 2022, chính sách việc làm của Việt Nam đã hỗ trợ người lao động có việc làm và thu nhập, chất lượng cuộc sống nâng lên. Năm 2022, lao động có việc làm trong các ngành kinh tế đạt 50,6 triệu người. Tỉ lệ thiếu việc làm trong độ tuổi lao động năm 2022 là 2,21%. Thu nhập bình quân đầu người tăng lên 55 961 000 đồng. Công tác giảm nghèo đạt kết quả nổi bật, đời sống của người dân ngày càng được cải thiện. Tỉ lệ hộ nghèo từ gần 60% vào năm 1986 đã giảm xuống còn dưới 3%.

Nguồn:  SGK Giáo dục Kinh tế và pháp luật - bộ sách Chân trời sáng tạo, trang 33

A. Chính sách trợ giúp xã hội.

B. Chính sách bảo hiểm xã hội.

C. Chính sách dịch vụ xã hội cơ bản.

D.  Chính sách việc làm, bảo đảm thu nhập và giảm nghèo.

Câu 13. Trong trường hợp sau, gia đình anh A đã được hưởng chính sách an sinh xã hội nào?

Trường hợp. Trước năm 2018, gia đình anh A thuộc diện hộ nghèo. Với sự hỗ trợ của Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016 - 2020, anh A đã chịu khó tìm hiểu, vừa làm, vừa học hỏi, vừa rút kinh nghiệm để chuyển đổi cơ cấu vật nuôi, cây trồng. Đến nay, gia đình anh A đã vươn lên thoát nghèo, có thu nhập ổn định.

A. Chính sách trợ giúp xã hội.

B. Chính sách bảo hiểm xã hội.

C. Chính sách dịch vụ xã hội cơ bản.

D. Chính sách việc làm, thu nhập và giảm nghèo.

Câu 14. Phân tích SWOT trong kế hoạch kinh doanh là gì?

A. Phân tích chi tiết tài chính.

B. Phân tích đối thủ cạnh tranh.

C. Phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức.

D. Phân tích các chiến lược tiếp thị.

Câu 15. Phân tích thị trường trong kế hoạch kinh doanh thường bao gồm những yếu tố nào?

A. Đối thủ cạnh tranh, xu hướng thị trường, và đối tượng khách hàng.

B. Chi phí sản xuất, lợi nhuận dự kiến, và dòng tiền.

C. Tầm nhìn doanh nghiệp, sứ mệnh và mục tiêu.

D. Kế hoạch phát triển sản phẩm, chiến lược tiếp thị và tuyển dụng.

Câu 16. Một kế hoạch kinh doanh hiệu quả cần có những yếu tố nào sau đây?

A. Kế hoạch tài chính, chiến lược tiếp thị, phân tích thị trường, và mục tiêu doanh nghiệp.

B. Chiến lược giá cả, phân tích đối thủ cạnh tranh, và quy trình sản xuất.

C. Kế hoạch tuyển dụng, chiến lược quản lý nhân sự, và quy trình bán hàng.

D. Báo cáo tài chính, kế hoạch sản xuất, và đánh giá rủi ro.

Câu 17. Trong các biểu hiện sau đây, đâu là biểu hiện thiếu trách nhiệm đối với xã hội của một doanh nghiệp?

A. Tạo quan hệ gắn bó giữa nhân viên và công ty. 

B. Đảm bảo quyền lợi cho người lao động. 

C. Ủng hộ đồng bào miền Trung bị lũ lụt.

D. Xả chất thải chưa qua xử lí môi trường. 

Câu 18. Nội dung nào sau đây không thể hiện ý nghĩa trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp?

A. Tăng lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp.

B. Thúc đẩy quá trình phân hoá giàu nghèo. 

C. Giải quyết khó khăn của cộng đồng và xã hội.

D. Thúc đẩy sự phát triển bền vững của đất nước.

Câu 19. Khi thực hiện nhiệm vụ điều hành doanh nghiệp, mỗi công dân không có nghĩa vụ phải

A. tuân thủ quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.

B. duy trì chất lượng sản phẩm của doanh nghiệp.

C. xây dựng môi trường làm việc thân thiện, an toàn. 

D. mở rộng quy mô, áp dụng các tiêu chuẩn quốc tế.

Câu 20. Trong nhiều năm qua, Công ty C thường xuyên thực hiện quyên góp từ thiện giúp đỡ nhân dân các vùng gặp khó khăn, hoạn nạn. Việc làm của Công ty C thể hiện hình thức thực hiện trách nhiệm xã hội nào của doanh nghiệp? 

A. Trách nhiệm pháp lí.

B. Trách nhiệm kinh tế. 

C. Trách nhiệm đạo đức.

D. Trách nhiệm từ thiện, tình nguyện.

Câu 21.   Để đáp ứng nhu cầu vật chất, tinh thần của các thành viên trong gia đình sao cho phù hợp với các nguồn thu nhập thì mỗi gia đình cần quan tâm đến việc

A. tiêu xài theo cảm hứng cá nhân.

B. chú trọng vào nhu cầu không thiết yếu.

C. tập trung vào khoản tiết kiệm.

D. quản lí việc thu, chi trong gia đình.

Câu 22. Để lập kế hoạch thu, chi, mỗi gia đình cần lưu ý

A. tạo ra áp lực tài chính và các khoản nợ.

B. không theo dõi và ghi chép chi tiêu hằng ngày. 

C. xác định mục tiêu tài chính trong gia đình.

D. tạo thói quen chi tiêu theo cảm hứng.

Câu 23. Để lập kế hoạch thu, chi, mỗi gia đình cần lưu ý 

A. thống nhất các khoản chi thiết yếu, không thiết yếu. 

B. chỉ xác định khoản tiết kiệm, đầu tư.

C. chỉ xác định những khoản chi không thiết yếu.

D. chỉ xác định những khoản chi thiết yếu.

 Đọc thông tin và trả lời câu hỏi 

Gia đình anh T có thu nhập khá cao và đang có kế hoạch sau 6 năm nữa sẽ mua một căn hộ trên phố. Tuy nhiên, gia đình anh thường xuyên chi tiêu vượt quá giới hạn đặt ra trong kế hoạch, đặc biệt là trong các hoạt động giải trí và mua sắm đồ xa xỉ. Thói quen chi tiêu này đã khiến khả năng tiết kiệm và đầu tư của gia đình anh bị suy giảm, thậm chí phải đối mặt với áp lực tài chính và nợ nần. 

Câu 24. Để thực hiện kế hoạch mua nhà sau 6 năm, gia đình anh T cần 

A. giảm bớt tất cả các khoản chi.

B. công khai tài chính của gia đình. 

C. lập kế hoạch thu, chi trong gia đình.

D. tuyệt đối không tham gia đầu tư.

PHẦN II. TRẮC NGHIỆM LỰA CHỌN ĐÚNG – SAI. (4 điểm)

(Thí sinh đọc đoạn tư liệu và lựa chọn Đúng – Sai trong mỗi ý A, B, C, D)

Câu 1. Đọc đoạn thông tin sau:

Cơ cấu ngành kinh tế của Việt Nam giai đoạn 1986 – 2022 đã chuyển dịch theo đúng quy luật của chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Cụ thể: Tỉ trọng nhóm ngành nông, lâm nghiệp và thuỷ sản trong GDP có xu hướng giảm xuống, từ mức 38,06 % năm 1986 giảm xuống còn 24,53 % năm 2000 và còn 11,88 % vào năm 2022 (bình quân giảm 0,73 %/năm); Tỉ trọng nhóm ngành công nghiệp và xây dựng có xu hướng tăng mạnh nhất, từ mức 28,88 % năm 1986 lên mức 36,73 % năm 2000 và đạt mức 38,26 % vào năm 2022 (bình quân tăng 0,26 %/năm); Tỉ trọng nhóm ngành dịch vụ cũng có xu hướng tăng lên, từ mức 33,06 % năm 1986 lên mức 38,74 % năm 2000 và đạt mức 41,33 % vào năm 2022 (bình quân tăng 0,23 %/năm). Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế là con đường duy nhất để Việt Nam hiện thực hoá mục tiêu trở thành nước công nghiệp hiện đại trong thời gian tới. 

(Theo: Tạp chí Tài chính, “Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế trong bối cảnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở Việt Nam”, ngày 19/11/2023)

a. Trong những năm gần đây, cơ cấu ngành kinh tế của nước ta có sự chuyển biến theo hướng tiến bộ.

b. Việt Nam chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tiến bộ là tăng tỉ trọng của ngành công nghiệp, xây dựng và dịch vụ, giảm tỉ trọng của ngành nông nghiệp. 

c. Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế theo hướng hiện đại, hợp lí để giúp nước ta thu hẹp khoảng cách phát triển với thế giới.

d. Cơ cấu của một nền kinh tế bao gồm cơ cấu ngành kinh tế, cơ cấu vùng kinh tế và cơ cấu xây dựng kinh tế.

Câu 2.  Đọc thông tin sau và thực hiện yêu cầu:

Thông tin: Bảo hiểm nhà đất bao gồm bảo vệ cho cả công trình xây dựng và tài sản bên trong nhà.

Yêu cầu: Chọn đúng hoặc sai trong mỗi câu hỏi sau:

a. Bảo hiểm nhà đất không bao gồm bảo vệ cho thiệt hại do cháy nổ.

b. Bảo hiểm nhà đất bao gồm bảo vệ cho thiệt hại do thiên tai như lụt lội.

c. Bảo hiểm nhà đất bao gồm bảo vệ cho chi phí sửa chữa do hư hỏng kỹ thuật.

d. Bảo hiểm nhà đất không liên quan đến việc bảo vệ cho tài sản di động trong nhà.

Câu 3. Đọc thông tin sau và thực hiện yêu cầu:

Thông tin: Lập kế hoạch kinh doanh là quá trình xác định các mục tiêu kinh doanh và xây dựng các chiến lược, biện pháp để đạt được những mục tiêu đó. Một kế hoạch kinh doanh đầy đủ thường bao gồm các phần như giới thiệu doanh nghiệp, phân tích thị trường, chiến lược tiếp thị, kế hoạch tài chính, và phân tích SWOT. Mục tiêu của việc lập kế hoạch kinh doanh là giúp doanh nghiệp xác định rõ ràng hướng đi và thu hút nhà đầu tư.

Yêu cầu: Chọn đúng hoặc sai trong mỗi câu hỏi sau:

a. Lập kế hoạch kinh doanh là quá trình xác định các mục tiêu kinh doanh và xây dựng các chiến lược để đạt được những mục tiêu đó.

b. Phân tích SWOT không phải là một phần của kế hoạch kinh doanh.

c. Một kế hoạch kinh doanh đầy đủ bao gồm giới thiệu doanh nghiệp, phân tích thị trường, chiến lược tiếp thị, kế hoạch tài chính và phân tích SWOT.

d. Mục tiêu chính của lập kế hoạch kinh doanh là tạo ra một báo cáo tài chính hàng năm.

Câu 4.  Đọc đoạn thông tin sau:

Gia đình chị A và gia đình chị C có cách tiếp cận khác nhau trong việc quản lí thu, chi. Chị A cho rằng gia đình chị có thu nhập cao nên ít khi quan tâm đến việc chi tiêu có kế hoạch. Trong khi đó, chị C luôn có kế hoạch chi tiêu cụ thể, cân nhắc những khoản chi phí cần thiết phục vụ cho gia đình và gia đình chị luôn tuân thủ kế hoạch chi tiêu. Chị A luôn thoải mái mua sắm, có khi còn tiêu hết toàn bộ thu nhập của gia đình, thậm chí có thời điểm phải vay nợ. Thấy chị C duy trì kế hoạch chi tiêu lành mạnh, không lãng phí, không bị thâm hụt, lại còn có tiền tiết kiệm, đầu tư, chị A rất nể phục và tự nhủ cũng sẽ bắt tay vào việc lập kế hoạch quản lí thu, chi cho gia đình mình ngay.

a. Việc quản lí thu, chi của chị C sẽ khiến chị và gia đình sống tằn tiện, không dám mua gì vì sợ tốn tiền.

b. Quản lí tốt kế hoạch thu, chi sẽ giúp nâng cao chất lượng cuộc sống của gia đình.

c. Trong mỗi gia đình, việc lập kế hoạch quản lí thu, chi chủ yếu để thực hiện mục tiêu tiết kiệm.

d. Việc lập kế hoạch thu, chi trong gia đình giúp chị C duy trì tình hình tài chính lành mạnh, có tiết kiệm và đầu tư.

ĐÁP ÁN

Phần I. Câu hỏi trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn

- Mỗi câu hỏi trả lời đúng, thí sinh được 0,25 điểm

  1. D

2-D

3-D

4-C

5-A

6-C

7-D

8-B

9-A

10-C

11-A

12-D

13-D

14-C

15-A

16-A

17-D

18-B

19-D

20-D

21-D

22-C

23-A

24-C

           

Phần II. Câu hỏi trắc nghiệm đúng/sai

Điểm tối đa của 01 câu hỏi là 1 điểm.

- Thi sinh chi lựa chọn chính xác 01 ý trong 1 câu hỏi được 0,1 điểm.

- Thí sinh chỉ lựa chọn chính xác 02 ý trong 1 câu hỏi được 0,25 điểm.

- Thí sinh chỉ lựa chọn chính xác 03 ý trong 1 câu hỏi được 0,50 điểm.

- Thí sinh lựa chọn chính xác cả 04 ý trong 1 câu hỏi được 1 điểm.

 

Nội dung A

Nội dung B

Nội dung C

Nội dung D

Câu 1

Đúng

Đúng

Đúng

Sai

Câu 2

Đúng

Đúng

Đúng

Sai

Câu 3

Đúng

Sai

Đúng

Sai

Câu 4

Sai

Đúng

Sai

Đúng

Đề thi học kì 1 KTPL 12 Kết nối tri thức có đáp án - Đề 2

Sở Giáo dục và Đào tạo ...

Đề thi học kì 1 - Kết nối tri thức

Năm học 2024 - 2025

Môn: Kinh tế Pháp luật lớp 12

Thời gian làm bài: phút

(Đề số 2)

PHẦN I. TRẮC NGHIỆM NHIỀU LỰA CHỌN (6 điểm)

(Thí sinh lựa chọn đáp án đúng duy nhất trong 4 đáp án A, B, C, D)

Câu 1. Sự gia tăng về quy mô sản lượng của một nền kinh tế trong một thời kì nhất định so với thời kì gốc được gọi là

A. tăng trưởng kinh tế.

B. phát triển kinh tế.

C. Thành phần kinh tế.

D. Chuyển dịch kinh tế.

Câu 2. Sự tăng trưởng kinh tế được so sánh với các năm gốc kế tiếp nhau được gọi là

A. tốc độ tăng thu nhập.

B. tốc độ tăng trưởng kinh tế.

C. tốc độ gia tăng việc làm.

D. tốc độ phát triển xã hội.

Câu 3. Để nâng cao chỉ số phát triển con người, nước ta đẩy mạnh sự phát triển của con người thông qua các chỉ số

A. sức khoẻ, thông minh và dân số.

B. thông minh, dân số và giới tính.

C. sức khoẻ, giáo dục và thu nhập.

D. giới tính, thông minh và hạnh phúc.

Câu 4. Các chỉ tiêu để đánh giá phát triển kinh tế bao gồm?

A. Sự gia tăng GDP, GNI, GDP/người, GNI/người; Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế theo hướng tích cực; Chỉ tiêu về tiến dộ xã hội.

B. Sự gia tăng GDP, GNI, GDP/người, GNI/người

C. Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế theo hướng tích cực; Chỉ tiêu về tiến dộ xã hội.

D. Sự gia tăng GDP, GNI; Chỉ tiêu về tiến dộ xã hội.

Câu 5.  Phát biểu nào sau đây là sai về quan điểm định hướng hội nhập kinh tế ở Việt Nam?

A. Tích cực hội nhập kinh tế quốc tế toàn diện.

B. Tích cực hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng.

C. Hạn chế tham gia thoả thuận thương mại quốc tế.

D. Đa phương hoá, đa dạng hoá quan hệ quốc tế.

Câu 6. Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) là hình thức đầu tư?

A. Của tư nhân, công ty vào một công ty ở nước khác và trực tiếp điều hành công ty đó

B. Mua cổ phiếu, trái phiếu của một doanh nghiệp ở nước khác

C. Cho vay ưu đãi giữa chính phủ các nước

D. Dùng cải cách hành chính, tư pháp, tăng cường năng lực của cơ quan quản lý nhà nước

Câu 7. Chính sách nào sau đây không nhằm thúc đẩy hội nhập kinh tế quốc tế?

A. Đẩy mạnh toàn diện thể chế, cải cách hành chính.

B. Hạn chế điều kiện cho địa phương tham gia hội nhập kinh tế quốc tế.

C. Cải thiện môi trường thu hút đầu tư nước ngoài.

D. Thực hiện hiệu quả các cam kết quốc tế.

Câu 8. Bên mua bảo hiểm đóng phí bảo hiểm để tổ chức bảo hiểm bồi thường, trả tiền bảo hiểm khi xảy ra sự kiện bảo hiểm theo thoả thuận trong hợp đồng bảo hiểm là đặc điểm của loại hình bảo hiểm nào sau đây?

A. Bảo hiểm thương mại.

B. Bảo hiểm xã hội.

C. Bảo hiểm y tế.

D. Bảo hiểm thất nghiệp.

Câu 9. Đâu là vai trò của bảo hiểm xã hội?

A. Gia tăng tổn thất, đảm bảo an toàn cho cuộc sống của con người.

B. Gia tăng thất nghiệp trong nền kinh tế.

C. Kìm hãm hội nhập kinh tế quốc tế.

D. Góp phần chuyển giao rủi ro, là một kệnh huy động vốn để đầu tư phát triển kinh tế - xã hội.

Câu 10. Người lao động được hưởng bảo hiểm y tế trong các trường hợp nào?

A. Trong thời gian nghỉ việc hưởng trợ cấp thai sản khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi.

B. Đang hưởng lương hưu.

C. Nghỉ việc hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hằng tháng.

D. Cả A, B và C đều đúng

Câu 11. An sinh xã hội là gì?

A. Hệ thống chăm sóc y tế miễn phí cho mọi người.

B. Hệ thống các biện pháp và chính sách bảo vệ và cải thiện điều kiện sống của con người.

C. Hệ thống giáo dục bắt buộc cho trẻ em.

D. Hệ thống bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên.

Câu 12. Những ai được hưởng lợi từ các chương trình an sinh xã hội?

A. Chỉ có người lao động.

B. Chỉ có người già và trẻ em.

C. Tất cả mọi người, không phân biệt độ tuổi, giới tính, hoặc nghề nghiệp.

D. Chỉ có người nghèo và thất nghiệp.

Câu 13. Nguyên nhân nào khiến một người có thể nhận được trợ cấp xã hội?

A. Có công việc ổn định.

B. Mất việc làm do bị sa thải hoặc công ty phá sản.

C. Có thu nhập cao.

D. Không có bảo hiểm y tế.

Câu 14. Mục tiêu chính của việc lập kế hoạch kinh doanh là gì?

A. Xác định chiến lược tiếp thị.

B. Thu hút các nhà đầu tư.

C. Định rõ mục tiêu và các bước thực hiện để đạt được mục tiêu.

D. Tạo ra một báo cáo tài chính hàng năm.

Câu 15. Tại sao kế hoạch tài chính lại quan trọng trong kế hoạch kinh doanh?

A. Để xác định số lượng nhân viên cần thiết.

B. Để dự báo doanh thu và chi phí.

C. Để phân tích thị trường.

D. Để lập danh sách nhà cung cấp.

Câu 16. Phân tích thị trường trong kế hoạch kinh doanh thường bao gồm những yếu tố nào?

A. Đối thủ cạnh tranh, xu hướng thị trường, và đối tượng khách hàng.

B. Chi phí sản xuất, lợi nhuận dự kiến, và dòng tiền.

C. Tầm nhìn doanh nghiệp, sứ mệnh và mục tiêu.

D. Kế hoạch phát triển sản phẩm, chiến lược tiếp thị và tuyển dụng.

Câu 17. Toàn bộ trách nhiệm bắt buộc và tự nguyện mà một doanh nghiệp thực hiện đối với xã hội bằng những chính sách và việc làm cụ thể, nhằm mang lại ảnh hưởng tích cực đến xã hội, đóng góp cho các mục tiêu xã hội và sự phát triển bền vững của đất nước – đó là nội dung của khái niệm nào sau đây?

A. Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp.

B. Đạo đức kinh doanh của doanh nghiệp.

C. Chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp.

D. Chiến dịch truyền thông của doanh nghiệp.

Câu 18. Hành vi, việc làm nào dưới đây biểu hiện thiếu trách nhiệm đối với xã hội của doanh nghiệp?

A. Tuân thủ pháp luật về thuế, môi trường và các quy định khác của pháp luật.

B. Sản xuất kinh doanh hướng tới mục tiêu tối đa hoá lợi nhuận bằng mọi giá.

C. Sản xuất sản phẩm, dịch vụ có chất lượng tốt, thân thiện với môi trường.

D. Đảm bảo chất lượng, an toàn sản phẩm/ dịch vụ cho người tiêu dùng.

Câu 19. Chủ thể nào dưới đây có hành vi vi phạm trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp?

A. Chị T nhập hoa quả từ Trung Quốc về bán nhưng quảng cáo là hàng nhập khẩu từ Mĩ.

B. Doanh nghiệp P đóng bảo hiểm đầy đủ cho nhân viên theo đúng quy định pháp luật.

C. Cửa hàng X thường xuyên lấy ý kiến của khách hàng để cải thiện chất lượng dịch vụ.

D. Khi phát hiện hàng hóa bị lỗi, doanh nghiệp K chủ động tiến hành thu hồi sản phẩm.

Câu 20. Trong trường hợp dưới đây, hành động nào không phải là biểu hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp qua hoạt động của công ty B?

Trường hợp. Công ty B luôn đặt chữ tín, trách nhiệm doanh nghiệp lên hàng đầu. Đồng thời, công ty áp dụng các mô hình quản trị tiên tiến trên thế giới đề vận hành phát triển và giảm thiểu ô nhiễm môi trường, khẳng định vị thế, xứng đáng với sự tin yêu của người tiêu dùng. Đối với người lao động, công ty thực hiện đảm bảo lợi ích chính đáng (tiền lương, điều kiện lao động, bảo hiểm, chế độ chính sách,..) theo đúng cam kết. Chính những điều đó đã làm cho các nhân viên trong công ty gắn bó lâu dài và luôn tận tâm, tận tụy trong công việc.

A. Áp dụng mô hình quản trị tiên tiến khi điều hành công ty.

B. Phát triển kinh doanh gắn với trách nhiệm bảo vệ môi trường.

C. Đảm bảo các quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động.

D. Đặt lợi ích công ty lên trên hết để tối ưu hóa lợi nhuận.

Câu 21. Việc quản lí các khoản thu nhập, chi tiêu nhằm đáp ứng nhu cầu vật chất, tinh thần cho các thành viên trong gia đình và phù hợp với thu nhập được gọi là

A. quản lí hoạt động tín dụng.

B. quản lí hoạt động tiêu dùng.

C. quản lí thu, chi trong gia đình.

D. quản lí đầu tư trong gia đình.

Câu 22.  Hành vi nào sau đây là không phù hợp khi nói về quản lí thu, chi trong gia đình?

A. Ghi chép khoản thu hằng tháng.

B. Lập kế hoạch chi tiêu hằng tháng.

C. Tuyệt đối không tiêu dùng cho hoạt động giải trí.

D. Phân loại các khoản chi thiết yếu và không thiết yếu.

Câu 23. Nội dung nào dưới đây không phản ánh sự cần thiết phải quản lí thu, chi trong gia đình?

A. Tăng chất lượng cuộc sống của gia đình.

B. Kiểm soát được nguồn thu, chi trong gia đình.

C. Dự phòng cho các trường hợp khẩn cấp và tương lai.

D. Tăng số tiền mặt cho hoạt động mua sắm hằng ngày.

Câu 24. Yếu tố nào dưới đây thường được coi là một phần quan trọng trong việc thu hút nhà đầu tư vào kế hoạch kinh doanh?

A. Đánh giá nhân viên.

B. Phân tích tài chính chi tiết và kế hoạch phát triển dài hạn.

C. Mô tả sản phẩm chi tiết.

D. Chiến lược tuyển dụng nhân sự.

PHẦN II. TRẮC NGHIỆM LỰA CHỌN ĐÚNG – SAI. (4 điểm)

(Thí sinh đọc đoạn tư liệu và lựa chọn Đúng – Sai trong mỗi ý A, B, C, D)

Câu 1. Thông tin nào dưới đây là những biến đổi tích cực về văn hoá do tác động của sự phát triển kinh tế?

Yêu cầu: Chọn đúng hoặc sai trong mỗi ý a, b, c, d

a. Nhận thức về văn hoá, xã hội, con người ngày càng toàn diện, sâu sắc hơn.

b. Nguy cơ du nhập ồ ạt văn hoá ngoại lai, lối sống thực dụng và các tư tưởng đi ngược lại các giá trị chân, thiện, mĩ.

c. Nhiều giá trị văn hoá truyền thống và di sản văn hoá được kế thừa, bảo tồn và phát huy.

d. Những chuẩn mực, giá trị văn hoá, đạo đức cũng có nguy cơ bị mai một. Con người trong cộng đồng, xã hội dần mất đi nét đẹp trong giao tiếp của “tình làng, nghĩa xóm”, thay vào đó là quan hệ công việc đơn thuần.

Câu 2.  Đọc thông tin sau và thực hiện yêu cầu:

Thông tin: Bảo hiểm sức khỏe cá nhân bao gồm các dịch vụ y tế cơ bản như khám bệnh, chữa bệnh và phẫu thuật, cũng như bảo vệ chi phí điều trị nội trú và ngoại trú.

Yêu cầu: Chọn đúng hoặc sai trong mỗi câu hỏi sau:

a. Bảo hiểm sức khỏe cá nhân không bao gồm bảo vệ chi phí điều trị ngoại trú.

b. Bảo hiểm sức khỏe cá nhân cũng bao gồm bảo vệ chi phí mua thuốc chữa bệnh.

c. Bảo hiểm sức khỏe cá nhân chỉ áp dụng cho các bệnh lý nghiêm trọng.

d. Bảo hiểm sức khỏe cá nhân không liên quan đến việc bảo vệ chi phí khám bệnh định kỳ.

Câu 3. Đọc thông tin sau và thực hiện yêu cầu:

Thông tin: Lập kế hoạch kinh doanh là quá trình quan trọng giúp doanh nghiệp xác định mục tiêu cụ thể và phương hướng phát triển trong tương lai. Đây là công cụ quản lý chiến lược để điều hành hoạt động kinh doanh và thu hút các nhà đầu tư. Một kế hoạch kinh doanh thường bao gồm các phần như phân tích thị trường, chiến lược sản phẩm/dịch vụ, chiến lược tiếp thị và bán hàng, kế hoạch tài chính, phân tích SWOT và kế hoạch hành động.

Yêu cầu: Chọn đúng hoặc sai trong mỗi câu hỏi sau:

a. Lập kế hoạch kinh doanh giúp doanh nghiệp xác định mục tiêu cụ thể và phương hướng phát triển.

b. Phân tích SWOT là một phần không cần thiết trong kế hoạch kinh doanh.

c. Kế hoạch kinh doanh không bao gồm chiến lược sản phẩm/dịch vụ.

d. Mục tiêu chính của lập kế hoạch kinh doanh là tạo ra một báo cáo tài chính hàng năm.

Câu 4. Đọc trường hợp và chọn đúng hoặc sai trong mỗi ý A, B, C, D ở câu sau:

Trường hợp. Vợ chồng anh A sống ở ngoại ô thành phố. Anh A là nhân viên kinh doanh của công ty M, mức thu nhập hàng tháng của anh dao động trong khoảng 15 đến 20 triệu đồng. Chị K (vợ anh A) là giáo viên, mức thu nhập hàng tháng của chị là 7.5 triệu đồng. Đầu năm, vợ chồng anh A thống nhất đặt mục tiêu mỗi tháng sẽ dành 50% thu nhập cho các chi tiêu thiết yếu, 30% thu nhập cho chi tiêu không thiết yếu và tiết kiệm 20% thu nhập gia đình để thực hiện mục tiêu mua xe máy. 2 tháng trở lại đây, anh A bị mất việc, thu nhập gia đình bị giảm sút, kinh tế gia đình eo hẹp, nhưng chị K vẫn quyết tâm thực hiện mục tiêu tiết kiệm đã đặt ra bằng cách cắt giảm toàn bộ các chi tiêu không thiết yếu; thậm chí, các chi tiêu thiết yếu cũng bị cắt giảm; các món ăn thịt, cá, trứng, sữa… dần dần ít xuất hiện trong bữa ăn gia đình

A. Gia đình chị A đã bỏ qua bước xác định mục tiêu tài chính vì thấy không cần thiết.

B. Khi nguồn thu nhập bị giảm sút, chất lượng cuộc sống của gia đình chị A vẫn không bị ảnh hưởng gì.

C. Việc xác định các khoản thu, chi trong anh A đã được tính toán, cân nhắc.

D. Khi nguồn thu nhập bị giảm sút, chị A đã có sự điều chỉnh kế hoạch chi tiêu, nhưng sự điều chỉnh này chưa thực sự phù hợp.

ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM ĐIỂM

Phần I. Câu hỏi trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn

- Mỗi câu hỏi trả lời đúng, thí sinh được 0,25 điểm

1-A

2-B

3-D

4-A

5-C

6-A

7-B

8-A

9-D

10-D

11-B

12-C

13-B

14-C

15-B

16-A

17-A

18-B

19-A

20-D

21-C

22-D

23-A

24-B

 

 

 

 

 

 

Phần II. Câu hỏi trắc nghiệm đúng/sai

Điểm tối đa của 01 câu hỏi là 1 điểm.

- Thi sinh chi lựa chọn chính xác 01 ý trong 1 câu hỏi được 0,1 điểm.

- Thí sinh chỉ lựa chọn chính xác 02 ý trong 1 câu hỏi được 0,25 điểm.

- Thí sinh chỉ lựa chọn chính xác 03 ý trong 1 câu hỏi được 0,50 điểm.

- Thí sinh lựa chọn chính xác cả 04 ý trong 1 câu hỏi được 1 điểm.

 

Nội dung A

Nội dung B

Nội dung C

Nội dung D

Câu 1

Đúng

Sai

Đúng

Sai

Câu 2

Sai

Đúng

Sai

Đúng

Câu 3

Đúng

Sai

Sai

Sai

Câu 4

Sai

Sai

Đúng

Đúng

Đánh giá

0

0 đánh giá