Lý thuyết Kinh tế pháp luật 10 Bài 16 (Kết nối tri thức): Quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân trong Hiến pháp

8.1 K

Với tóm tắt lý thuyết Kinh tế pháp luật lớp 10 Bài 16: Quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân trong Hiến pháp sách Kết nối tri thức hay, chi tiết cùng với bài tập trắc nghiệm chọn lọc có đáp án giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt môn Kinh tế pháp luật 10.

Kinh tế pháp luật lớp 10 Bài 16: Quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân trong Hiến pháp

Phần 1. Lý thuyết Kinh tế pháp luật 10 Bài 16: Quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân trong Hiến pháp

1. Nội dung của Hiến pháp năm 2013 về quyền con người

- Hiến pháp năm 2013 quy định rõ quyền con người như sau:

+ Mọi người đều bình đẳng trước pháp luật, không ai bị phân biệt đối xử trong đời sống chính tri, dân sự, kinh tế, văn hoá, xã hội (Điều 16);

+ Mọi người đều có quyền sống (Điều 19);

+ Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm;

+ Mọi người có quyền hiến mô, bộ phận cơ thể người và hiến xác theo quy định của luật (Điều 20);

+ Mọi người có quyển bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân và bí mật gia đình; Mọi người có quyền bảo vệ danh dự, uy tín của mình; Mọi ngưởi có quyền bí mật thư tín, điện thoại, điện tin và các hình thức trao đổi thông tin riêng tư khác (Điều 21).

Lý thuyết KTPL 10 Kết nối tri thức Bài 16: Quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân trong Hiến pháp

Bình đẳng giữa các dân tộc

2. Nội dung của Hiến pháp năm 2013 về quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân

a) Các quyền về chính trị, dân sự

- Hiến pháp năm 2013 quy định công dân có các quyền về chính trị, dân sự như:

+ Quyền có nơi ở hợp pháp (Điều 22); q

+ Quyền tự do đi lại và cư trú ở trong nước, có quyền ra nước ngoài và từ nước ngoài về nước theo luật định (Điều 23);

+ Quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình theo luật định (Điều 25);

+ Quyền bầu cử khi đủ 18 tuổi trở lên và quyền ứng cử vào Quốc hội. Hội đồng nhân dân khi đủ 21 tuổi trở lên (Điều 27)

+ Quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội, tham gia thảo luận và kiến nghị với cơ quan nhà nước về các vấn đề của cơ sở, địa phương và cả nước (Điều 28)

+ Quyền biểu quyết khi Nhà nước tổ chức trưng cầu ý dân khi đủ 18 tuổi trở lên (Điều 29)..

Lý thuyết KTPL 10 Kết nối tri thức Bài 16: Quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân trong Hiến pháp

Quyền bầu cử

b) Các quyền về kinh tế, văn hóa, xã hội

- Hiến pháp năm 2013 quy định công dân có các quyền về kinh tế, văn hoá, xã hội như:

+ Quyền bình đẳng về kinh tế, văn hóa, xã hội (Điều 26);

+ Quyền được bảo đảm an sinh xã hội (Điều 34);

+ Quyền làm việc, lựa chọn nghề nghiệp, việc làm và nơi làm việc (Điều 35);

+ Quyền học tập (Điều 39);

+ Quyền xác định dân tộc của mình, sử dụng ngôn ngữ mẹ đẻ, lựa chọn ngôn ngữ giao tiếp (Điều 42).

Lý thuyết KTPL 10 Kết nối tri thức Bài 16: Quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân trong Hiến phápendif]>

Các dân tộc bình đẳng trong học tập

c) Nghĩa vụ cơ bản của công dân

- Hiến pháp năm 2013 quy định công dân có các nghĩa vụ cơ bản như:

+ Nghĩa vụ học tập (Điều 39);

+ Nghĩa vụ bảo vệ môi trường (Điều 43),

+ Nghĩa vụ trung thành với Tồ quốc (Điều 44);

+ Nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc, nghĩa vụ quân sự và tham gia xây dựng nền quốc phòng toàn dân (Điều 45);

+ Nghĩa vụ tuân theo Hiến pháp và pháp luật, tham gia bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội và chấp hành những quy tắc sinh hoạt công cộng (Điều 46);

+ Nghĩa vụ nộp thuế theo luật định (Điều 47).

Lý thuyết KTPL 10 Kết nối tri thức Bài 16: Quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân trong Hiến pháp

Phần 2. Trắc nghiệm Kinh tế pháp luật 10 Bài 16: Quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân trong Hiến pháp

Câu 1.Quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội, tham gia thảo luận và kiến nghị với cơ quan nhà nước về các vấn đề của cơ sở, địa phương và cả nước thuộc nhóm quyền nào của con người quy định trong Hiến pháp 2013?

A. Các quyền về kinh tế, văn hoá, xã hội.

B. Các quyền về chính trị, dân sự

C. Các quyền về kinh tế, văn hoá.

D. Các quyền về kinh tế, dân sự.

Đáp án đúng là: B

Hiến pháp năm 2013 quy định công dân có các quyền về chính trị, dân sự như: quyền có nơi ở hợp pháp (Điều 22), quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội, tham gia thảo luận và kiến nghị với cơ quan nhà nước về các vấn đề của cơ sở, địa phương và cả nước (Điều 28),...

Câu 2. Những quyền về kinh tế, văn hoá, xã hội của công dân được quy định trong Hiến pháp năm 2013 có ý nghĩa như thế nào?

A. Thể hiện sự quan tâm của Nhà nước đối với lợi ích, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân.

B. Thể hiện trách nhiệm của Đảng và Nhà nước ta với đời sống nhân dân.

C. Là căn cứ pháp lí để người dân thực hiện các hoạt động kinh tế, văn hoá, xã hội.

D. Cả A, B, C đều đúng.

Đáp án đúng là: D

Các quyền về kinh tế, văn hoá, xã hội của công dân được quy định trong Hiến pháp năm 2013 thể hiện sự quan tâm, trách nhiệm của Đảng và Nhà nước ta đối với lợi ích, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân. Là căn cứ pháp lí để người dân thực hiện các hoạt động kinh tế, văn hoá, xã hội nhằm phát triển, nâng cao chất lượng cuộc sống của bản thân và gia đình về mọi mặt.

Câu 3.Hiến pháp năm 2013 quy định công dân có các nghĩa vụ cơ bản nào sau đây?

A. Nghĩa vụ học tập.

B. Nghĩa vụ bảo vệ môi trường.

C. Nghĩa vụ trung thành với Tổ quốC.

D. Cả A, B, C đều đúng.

Đáp án đúng là: D

Hiến pháp năm 2013 quy định công dân có các nghĩa vụ cơ bản như: nghĩa vụ học tập (Điều 39), nghĩa vụ bảo vệ môi trường (Điều 43); nghĩa vụ trung thành với Tổ quốc (Điều 44); nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc, nghĩa vụ quân sự và tham gia xây dựng nền quốc phòng toàn dân (Điều 45);...

Câu 4.Nội dung nào thể hiện chủ thể thực hiện tốt nghĩa vụ cơ bản của công dân?

A. Anh Q thực hiện nghĩa vụ quân sự bằng việc nhập ngũ sau khi tốt nghiệp trung học phổ thông

B. Là một cán bộ đoàn gương mẫu, anh N luôn nghiêm chỉnh chấp hành các quy định của Hiến pháp và pháp luật Việt Nam.

C. Vì không muốn xa bố mẹ, A đã bỏ vào Sài Gòn một thời gian khi có giấy trúng tuyển.

D. Cả A, và B đều đúng.

Đáp án đúng là: D

Việc anh Q thực hiện nghĩa vụ quân sự bằng việc nhập ngũ sau khi tốt nghiệp trung học phổ thông và anh N luôn nghiêm chỉnh chấp hành các quy định của Hiến pháp và pháp luật Việt Nam là đang thực hiện tốt nghĩa vụ cơ bản của công dân.

Câu 5.Việc đẩy mạnh các chính sách an sinh xã hội cho người dân, giúp họ khắc phục khó khăn do dịch bệnh COVID - 19 thể hiện Nhà nước ta đang thực hiện chính sách đảm bảo quyền của công dân trong lĩnh vực gì?

A. Xã hội.

B. Văn hóa.

C. Chính trị.

D. Kinh tế.

Đáp án đúng là: A

Việc Đảng và Nhà nước thực hiện quyền được đảm bảo an sinh xã hội cho người dân bằng việc tích cực đẩy mạnh các chính sách an sinh xã hội cho người dân, giúp họ khắc phục khó khăn do dịch bệnh gây ra là đang đảm bảo quyền của công dân về lĩnh vực xã hội được quy định trong Hiến pháp 2013.

Câu 6.Những lợi ích cơ bản mà công dân được hưởng, được Nhà nước bảo vệ và đảm bảo theo Hiến pháp, pháp luật là

A. Nghĩa vụ cơ bản của công dân.

B. Các quyền con người, quyền công dân.

C. Quyền cơ bản của công dân.

D. Việc thực hiện quyền công dân.

Đáp án đúng là: A

Những lợi ích cơ bản mà công dân được hưởng, được Nhà nước bảo vệ và đảm bảo theo Hiến pháp, pháp luật gọi là nghĩa vụ cơ bản của công dân.

Câu 7.Quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân được quy định tại đâu?

A. Chương I của Hiến pháp năm 2013.

B. Chương II của Hiến pháp năm 2013.

C. Chương III của Hiến pháp năm 2013.

D. Chương IV của Hiến pháp năm 2013.

Đáp án đúng là: B

Quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân được quy định tại Chương II của Hiến pháp năm 2013 với 36 điều (từ Điều 14 đến Điều 49) nhằm khẳng định vai trò quan trọng của quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân trong Hiến pháp.

Câu 8.Đâu là nội dung được Hiến pháp năm 2013 quy định rõ quyền con người?

A. Mọi người đều bình đẳng trước pháp luật, không ai bị phản biệt đối xử.

B. Mọi người đều có quyền sống.

C. Mọi người có quyền hiến mô, bộ phận cơ thể người và hiện xác theo quy định của luật.

D. Cả A, B, C đều đúng.

Đáp án đúng là: D

Hiến pháp năm 2013 quy định rõ quyền con người như sau: Mọi người đều bình đẳng trước pháp luật, không ai bị phản biệt đối xử trong đời sống chính trị, dân sự, kinh tế, văn hoá, xã hội (Điều 16). Mọi người đều có quyền sống (Điều 19): Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm. Mọi người có quyền hiến mô, bộ phận cơ thể người và hiện xác theo quy định của luật (Điều 20).

Câu 9.Ý nghĩa của quyền con người được quy định trong Hiến pháp là gì?

A. Là cơ sở pháp lý để bảo vệ con người.

B. Chống lại các hành vi làm tổn hại đến thân thể, danh dự, nhân phẩm, quyền lợi, sự tự do,... của con người.

C. Thể hiện tính nhân văn, dân chủ của Đảng và Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

D. Cả A, B, C đều đúng.

Đáp án đúng là: D

Ý nghĩa của quyền con người được quy định trong Hiến pháp:

- Quy định của Hiến pháp về quyền con người là cơ sở pháp lý để bảo vệ con người, chống lại các hành vi làm tổn hại đến thân thể, danh dự, nhân phẩm, quyền lợi, sự tự do,... của con người.

- Đồng thời, các quy định này cũng thể hiện tính nhân văn, dân chủ của Đảng và Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Câu 10.Hiến pháp năm 2013 quy định công dân có các quyền về chính trị, dân sự ở các nội dung nào sau đây?

A. Quyền có nơi ở hợp pháp.

B. Quyền tự do đi lại và cư trú ở trong nước, có quyền ra nước ngoài và từ nước ngoài về nước theo luật định.

C. Quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin.

D. Cả A, B, C đều đúng.

Đáp án đúng là: D

Hiến pháp năm 2013 quy định công dân có các quyền về chính trị, dân sự như: quyền có nơi ở hợp pháp (Điều 22), quyền tự do đi lại và cư trú ở trong nước, có quyền ra nước ngoài và từ nước ngoài về nước theo luật định (Điều 23), quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, hội họp, lập hội, biểu tỉnh theo luật định (Điều 25),...

Xem thêm các bài tóm tắt lý thuyết Kinh tế pháp luật lớp 10 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Lý thuyết Kinh tế pháp luật 10 Bài 15: Nội dung cơ bản Hiến pháp về chế độ chính trị

Lý thuyết Kinh tế pháp luật 10 Bài 16: Quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân trong Hiến pháp

Lý thuyết Kinh tế pháp luật 10 Bài 17: Nội dung cơ bản của Hiến pháp về kinh tế, văn hóa, xã hội, giáo dục, khoa học, công nghệ, môi trường

Lý thuyết Kinh tế pháp luật 10 Bài 18: Nội dung cơ bản của Hiến pháp về bộ máy nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Lý thuyết Kinh tế pháp luật 10 Bài 19: Đặc điểm, cấu trúc và nguyên tắc hoạt động của hệ thống chính trị Việt Nam

Lý thuyết Kinh tế pháp luật 10 Bài 20: Đặc điểm, nguyên tắc tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Đánh giá

0

0 đánh giá