Lý thuyết Kinh tế pháp luật 10 Bài 17 (Kết nối tri thức): Nội dung cơ bản của Hiến pháp về kinh tế, văn hóa, xã hội, giáo dục, khoa học, công nghệ, môi trường

9.5 K

Với tóm tắt lý thuyết Kinh tế pháp luật lớp 10 Bài 17: Nội dung cơ bản của Hiến pháp về kinh tế, văn hóa, xã hội, giáo dục, khoa học, công nghệ, môi trường sách Kết nối tri thức hay, chi tiết cùng với bài tập trắc nghiệm chọn lọc có đáp án giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt môn Kinh tế pháp luật 10.

Kinh tế pháp luật lớp 10 Bài 17: Nội dung cơ bản của Hiến pháp về kinh tế, văn hóa, xã hội, giáo dục, khoa học, công nghệ, môi trường

Phần 1. Lý thuyết Kinh tế pháp luật 10 Bài 17: Nội dung cơ bản của Hiến pháp về kinh tế, văn hóa, xã hội, giáo dục, khoa học, công nghệ, môi trường

1. Nội dung của Hiến pháp năm 2013 về kinh tế

- Nội dung về kinh tế được quy đinh tại các Điều 50, 51, 52, 53, 54, 55, 56 của Hiến pháp năm 2013. Theo đó:

+ Nền kinh tế Việt Nam là nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa với nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế, kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo.

+ Các chủ thể thuộc các thành phần kinh tế hoạt động theo pháp luật, bình đẳng trước pháp luật, hợp tác và cạnh tranh lành mạnh.

+ Đất đai, tài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản, nguồn lợi ở vùng biển, vùng trời, tài nguyên thiên nhiên khác và các tài sản do Nhà nước đầu tư, quản lí là tài sản công thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước là đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lí.

+ Đất đai là tài nguyên đặc biệt của quốc gia, nguồn lực quan trọng phát triển đất nước, được quản lí theo pháp luật.

+ Ngân sách nhà nước, dự trữ quốc gia, quỹ tài chính nhà nước và các nguồn tài chính công khác do Nhà nước thống nhất quản lí và phải được sử dụng hiệu quả, công bằng, công khai, minh bạch, đúng pháp luật.

Lý thuyết KTPL 10 Kết nối tri thức Bài 17: Nội dung cơ bản của Hiến pháp về kinh tế, văn hóa,  xã hội, giáo dục, khoa học, công nghệ, môi trường

2. Nội dung của Hiến pháp năm 2013 về văn hóa, xã hội

- Nội dung về văn hoá, xã hội được quy định tại Điều 57, 58, 59, 60 của Hiến pháp năm 2013. Theo đó: Hiến pháp quy định vai trò, trách nhiệm của Nhà nước và xã hội đối với các lĩnh vực của văn hoá, xã hội như:

+ Tạo việc làm cho người lao động, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động, người sử dụng lao động và tạo điều kiện xây dựng quan hệ lao động tiến bộ, hài hoà và ổn định;

+ Chăm lo, phát triển sức khoẻ của nhân dân; tạo bình đẳng về cơ hội để công dân thụ hưởng phúc lợi xã hội, phát triển hệ thống an sinh xã hội: chăm lo xây dựng và phát triển nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại;...

Lý thuyết KTPL 10 Kết nối tri thức Bài 17: Nội dung cơ bản của Hiến pháp về kinh tế, văn hóa,  xã hội, giáo dục, khoa học, công nghệ, môi trường

Chiến lược phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam

3. Nội dung của Hiến pháp năm 2013 về giáo dục

- Điều 61 Hiến pháp năm 2013 xác định:

+ Phát triển giáo dục là quốc sách hàng đầu nhằm nâng cao dân trí, phát triển nguồn nhân lực, bồi dưỡng nhân tài.

+ Nhà nước Việt Nam ưu tiên đầu tư và thu hút các nguồn đầu tư cho giáo dục; chăm lo phát triển giáo dục ở các cấp học, thực hiện phổ cập giáo dục và các chính sách về học bổng, học phí hợp lí; ưu tiên phát triển giáo dục ở các vùng có điều kiện khó khăn, tạo điều kiện để các nhóm yếu thế được tiếp cận với giáo dục.

Lý thuyết KTPL 10 Kết nối tri thức Bài 17: Nội dung cơ bản của Hiến pháp về kinh tế, văn hóa,  xã hội, giáo dục, khoa học, công nghệ, môi trường

Giáo dục thời đại 4.0

4. Nội dung của Hiến pháp năm 2013 về khoa học, công nghệ

- Điều 62 Hiến pháp năm 2013 khẳng định:

+ Phát triển khoa học và công nghệ là quốc sách hàng đầu, giữ vai trò then chốt trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

+ Nhà nước ưu tiên đầu tư và khuyến khích tổ chức, cá nhân đầu tư nghiên cứu, phát triển, chuyển giao, ứng dụng có hiệu quả thành tựu khoa học và công nghệ; bảo đảm quyền nghiên cứu khoa học và công nghệ; bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ. Nhà nước tạo điều kiện để mọi người tham gia và được thụ hưởng lợi ích từ các hoạt động khoa học và công nghệ.

Lý thuyết KTPL 10 Kết nối tri thức Bài 17: Nội dung cơ bản của Hiến pháp về kinh tế, văn hóa,  xã hội, giáo dục, khoa học, công nghệ, môi trường

Phát triển tiềm lực Khoa học công nghệ

5. Nội dung của Hiến pháp năm 2013 về môi trường

- Điều 63 Hiến pháp năm 2013 quy định:

+ Nhà nước có chính sách bảo vệ môi trường; quản lí, sử dụng hiệu quả, bền vững các nguồn tài nguyẻn thiên nhiên; bảo tồn thiên nhiên, đa dạng sinh học; chủ động phòng, chống thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu.

+ Nhà nước khuyến khích mọi hoạt động bảo vệ môi trường, phát triển, sử dụng năng lượng mới, năng lượng tái tạo.

+ Tổ chức, cá nhân gây ô nhiễm môi trường, làm suy kiệt tài nguyên thiên nhiên và suy giảm đa dạng sinh học phải bị xử lí nghiêm và có trách nhiệm khắc phục, bồi thường thiệt hại.

Lý thuyết KTPL 10 Kết nối tri thức Bài 17: Nội dung cơ bản của Hiến pháp về kinh tế, văn hóa,  xã hội, giáo dục, khoa học, công nghệ, môi trường

Lực lượng Công an trong bảo vệ môi trường, ứng phó biến đổi khí hậu

Phần 2. Trắc nghiệm Kinh tế pháp luật 10 Bài 17: Nội dung cơ bản của Hiến pháp về kinh tế, văn hóa, xã hội, giáo dục, khoa học, công nghệ, môi trường

Câu 1. Nội dung về văn hoá, xã hội của Hiến pháp có ý nghĩa như thế nào đến đời sống của nhân dân và sự phát triển của đất nước?

A. Tạo việc làm cho người lao động.

B. Chăm lo, phát triển sức khoẻ của nhân dân.

C. Chăm lo xây dựng và phát triển nền văn hoá Việt Nam tiên tiến.

D. Cả A, B, C đều đúng.

Đáp án đúng là: D

Hiến pháp quy định vai trò, trách nhiệm của Nhà nước và xã hội đối với các lĩnh vực của văn hoá, xã hội như:

+ Tạo việc làm cho người lao động, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động, người sử dụng lao động và tạo điều kiện xây dựng quan hệ lao động tiễn bộ, hài hoà và ổn định

+ Chăm lo, phát triển sức khoẻ của nhân dân; tạo bình đẳng về cơ hội để công dân thụ hưởng phúc lợi xã hội, phát triển hệ thống an sinh xã hội

+ Chăm lo xây dựng và phát triển nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hoà nhân loại

+ Tạo môi trường xây dựng gia đình Việt Nam ấm no, tiến bộ, hạnh phúc

+ Xây dựng con người Việt Nam có sức khoẻ, văn hoá, giàu lòng yêu nước, có tinh thần đoàn kết, ý thức làm chủ, trách nhiệm công dân

Câu 2. Đâu là những biểu hiện cụ thể của Hiến pháp 2013 về giáo dục?

A. Miễn giảm học phí cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn.

B. Đầu tư cơ sở vật chất, sửa chữa trường học tại vùng sâu, vùng xA.

C. Tặng học bổng cho học sinh – sinh viên có thành tích học tập xuất sắC.

D. Cả A, B, C đều đúng.

Đáp án đúng là: D

Một số quy định của Hiến pháp 2013 về giáo dục được biểu hiện cụ thể trong xã hội, như:

+ Miễn giảm học phí cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn

+ Đầu tư cơ sở vật chất, sửa chữa trường học tại vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới, hải đảo

+ Tặng học bổng cho học sinh – sinh viên có thành tích học tập xuất sắc

Câu 3. Vì sao Hiến pháp năm 2013 lại xác định giáo dục là quốc sách hàng đầu của quốc gia?

A. Giáo dục đào tạo là điều kiện tiên quyết góp phần phát triển kinh tế.

B. Giáo dục đào tạo góp phần ổn định chính trị xã hội.

C. Giáo dục đào tạo góp phần nâng cao chỉ số phát triển con người.

D. Cả A, B, C đều đúng.

Đáp án đúng là: D

Giáo dục đào tạo đóng vai trò quan trọng, là nhân tố chìa khóa, là động lực thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Không chỉ ở Việt Nam mà ở hầu hết các quốc gia khác trên thế giới, các chính phủ đều coi giáo dục là quốc sách hàng đầu.

- Thứ nhất: Giáo dục đào tạo là điều kiện tiên quyết góp phần phát triển kinh tế.

- Thứ hai: Giáo dục đào tạo góp phần ổn định chính trị xã hội.

- Thứ ba: Trên hết giáo dục đào tạo góp phần nâng cao chỉ số phát triển con người.

Câu 4. Ý nghĩa nội dung của Hiến pháp năm 2013 về khoa học, công nghệ là gì?

A. Khẳng định vai trò then chốt của khoa học, công nghệ trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội.

B. Tạo tiền đề, căn cứ pháp lí để phát triển khoa học, công nghệ trong nước

C. Tạo nền tảng, điều kiện để xây dựng, phát triển đất nước toàn diện kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội.

D. Cả A, B, C đều đúng.

Đáp án đúng là: D

Ý nghĩa nội dung của Hiến pháp về khoa học, công nghệ:

+ Khẳng định vai trò then chốt của khoa học, công nghệ trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội đối với đất nước

+ Tạo tiền đề, căn cứ pháp lí để phát triển khoa học, công nghệ trong nước

+ Tạo điều kiện người dân được tham gia và thụ hưởng công bằng lợi ích từ hoạt động khoa học, công nghệ, góp phần cải thiện, nâng cao chất lượng đời sống nhân dân.

+ Tạo nền tảng, điều kiện để xây dựng, phát triển đất nước toàn diện kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội.

Câu 5. Biểu hiện của việc chưa thực hiện tốt quy định của Hiến pháp năm 2013 về môi trường là

A. Người dân tham gia bảo dọn dẹp vệ sinh môi trường biển.

B. Người dân trồng nhiều cây xanh để phủ xanh đất trống, đồi trọc.

C. Phá rừng lấy đất làm rẫy.

D. Người dân tích cực hưởng ứng chiến dịch Giờ Trái Đất.

Đáp án đúng là: C

Biểu hiện của việc thực hiện tốt quy định của Hiến pháp năm 2013 về môi trường là:

- Người dân tham gia bảo dọn dẹp vệ sinh môi trường biển

- Người dân trồng nhiều cây xanh để phủ xanh đất trống, đồi trọc

- Người dân tích cực hưởng ứng chiến dịch Giờ Trái Đất

Câu 6. Chế độ, chính sách của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam về kinh tế, văn hoá, xã hội, giáo dục, khoa học, công nghệ và môi trường được quy định ở đâu trong Hiến pháp 2013?

A. Chương I, Hiến pháp năm 2013.

B. Chương II, Hiến pháp năm 2013.

C. Chương III, Hiến pháp năm 2013.

D. Chương IV, Hiến pháp năm 2013.

Đáp án đúng là: C

Hiến pháp năm 2013 có 14 điều tại Chương III để quy định chế độ, chính sách của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam về về kinh tế, văn hoá, xã hội, giáo dục, khoa học, công nghệ và môi trường.

Câu 7. Đâu là nội dung nói về khẩu hiệu trong kinh tế nước ta?

A. Phát triển mạnh kinh tế biển nhằm tăng cường tiềm lực kinh tế quốc gia và bảo vệ chủ quyền biển, đảo.

B. Kiên quyết phòng, chống tham nhũng, lãng phí, thực hành tiết kiệm.

C. Chất lượng sản phẩm là thương hiệu quốc giA.

D. Cả A, B, C đều đúng.

Đáp án đúng là: D

Một số khẩu hiệu trong kinh tế nước ta là:

+ Phát triển mạnh kinh tế biển nhằm tăng cường tiềm lực kinh tế quốc gia và bảo vệ chủ quyền biển, đảo

+ Cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư, kinh doanh, khai thông mọi nguồn lực để phát triển đất nước

+ Chất lượng sản phẩm là thương hiệu quốc gia

+ Kiên quyết phòng, chống tham nhũng, lãng phí, thực hành tiết kiệm

+ Tạo môi trường đầu tư, kinh doanh thuận lợi cho phát triển nhanh và bền vững

+ Phát huy sức mạnh tổng hợp và sức sáng tạo của cộng đồng doanh nghiệp, doanh nhân

Câu 8. Các chủ thể thuộc các thành phần kinh tế hoạt động theo nguyên tắc nào?

A. Theo quy định của pháp luật.

B. Bình đẳng trước pháp luật.

C. Hợp tác và cạnh tranh lành mạnh.

D. Cả A, B, C đều đúng.

Đáp án đúng là: D

Các chủ thể thuộc các thành phần kinh tế hoạt động theo pháp luật, bình đẳng trước pháp luật, hợp tác và cạnh tranh lành mạnh.

Câu 9. Theo Hiến pháp 2013 nội dung về kinh tế, khẳng định nguồn tài nguyên đặc biệt quan trọng của nước ta là gì?

A. Sông, hồ.

B. Vùng trời.

C. Đất đai.

D. Biển đảo.

Đáp án đúng là: C

Theo Hiến pháp 2013 nội dung về kinh tế ghi rõ: Đất đai là tài nguyên đặc biệt của quốc gia, nguồn lực quan trọng phát triển đất nước, được quản lí theo pháp luật, Ngân sách nhà nước, dự trữ quốc gia, quỹ tài chính nhà nước và các nguồn tài chính công khác do Nhà nước thống nhất quản lý và phải được sử dụng hiệu quả, công bằng, công khai, minh bạch, đúng pháp luật.

Câu 10. Nhà nước bảo đảm thực hiện chính sách ưu đãi người có công, có chính sách trợ giúp người cao tuổi, người khuyết tật là đang thể hiện nội dung của Hiến pháp năm 2013 trên lĩnh vực nào?

A. Môi trường.

B. Văn hóa, xã hội.

C. Chính trị.

D. Kinh tế.

Đáp án đúng là: B

Hiến pháp năm 2013 về văn hóa, xã hội quy định: Nhà nước bảo đảm thực hiện chính sách ưu đãi người có công và tạo phúc lợi xã hội, phát triển hệ thống an sinh xã hội, có chính sách trợ giúp người cao tuổi, người khuyết tật, người nghèo và người có hoàn cảnh khó khăn khác, có chính sách phát triển nhà ở, tạo điều kiện để mọi người có chỗ ở (...).

Xem thêm các bài tóm tắt lý thuyết Kinh tế pháp luật lớp 10 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Lý thuyết Kinh tế pháp luật 10 Bài 16: Quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân trong Hiến pháp

Lý thuyết Kinh tế pháp luật 10 Bài 17: Nội dung cơ bản của Hiến pháp về kinh tế, văn hóa, xã hội, giáo dục, khoa học, công nghệ, môi trường

Lý thuyết Kinh tế pháp luật 10 Bài 18: Nội dung cơ bản của Hiến pháp về bộ máy nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Lý thuyết Kinh tế pháp luật 10 Bài 19: Đặc điểm, cấu trúc và nguyên tắc hoạt động của hệ thống chính trị Việt Nam

Lý thuyết Kinh tế pháp luật 10 Bài 20: Đặc điểm, nguyên tắc tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Lý thuyết Kinh tế pháp luật 10 Bài 21: Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Đánh giá

0

0 đánh giá