Lý thuyết Kinh tế pháp luật 10 Bài 20 (Kết nối tri thức): Đặc điểm, nguyên tắc tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

7.6 K

Với tóm tắt lý thuyết Kinh tế pháp luật lớp 10 Bài 20: Đặc điểm, nguyên tắc tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam sách Kết nối tri thức hay, chi tiết cùng với bài tập trắc nghiệm chọn lọc có đáp án giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt môn Kinh tế pháp luật 10.

Kinh tế pháp luật lớp 10 Bài 20: Đặc điểm, nguyên tắc tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Phần 1. Lý thuyết Kinh tế pháp luật 10 Bài 20: Đặc điểm, nguyên tắc tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

1. Nguyên tắc tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

a) Nguyên tắc đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam

- Đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng là một nguyên tắc hiến định trong tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước Việt Nam.

- Sự lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước được thể hiện qua các phương diện như:

+ Đảng đề ra đường lối, chủ trương, phương hướng lớn cho Nhà nước:

+ Đảng chỉ đạo, hướng dẫn, giám sát hoạt động của Nhà nước;

+ Đảng đào tạo, bồi dưỡng các cán bộ, công chức, viên chức nhà nước, giới thiệu nhân sự vào các vị trí quan trọng trong bộ máy nhà nước,...

Lý thuyết KTPL 10 Kết nối tri thức Bài 20: Đặc điểm, nguyên tắc tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Hội nghị lần thứ 8, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII

b) Nguyên tắc quyền lực nhà nước là thống nhất nhưng có sự phân công, phối hợp, kiểm soát

- Tính thống nhất của quyền lực nhà nước Việt Nam được xác định bởi chính chủ thể duy nhất và tối cao của quyền lực là nhân dân.

- Quyền lực nhà nước được phân chia thành quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp và được giao cho các cơ quan tương ứng thực hiện một cách độc lập nhưng có sự phối hợp, kiểm soát, giám sát lẫn nhau để thực hiện quyền lực nhà nước, đảm bảo mục tiêu chung phục vụ nhân dân và phục vụ dân tộc.

c) Nguyên tắc quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân

- Quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân là nguyên tắc quan trọng nhất trong tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

- Nguyên tăc này thiết lập nền tảng để hình thành toàn bộ bộ máy nhà nước.

- Nội dung nguyên tảc này khẳng định nhân dân Việt Nam là người thành lập ra Nhà nước, trao quyền cho Nhà nước và kiểm tra, giám sát hoạt động cùa các cơ quan, cán bộ, công chức, viên chức trong bộ máy nhà nước.

d) Nguyên tắc tập trung dân chủ

- Bộ máy nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam được tổ chức, hoạt động trong sự phối kết hợp giữa các yếu tố dân chủ và tập trung với hàng loạt các hình thức và chế độ như:

+ Bầu cử, bổ nhiệm kết hợp với phê chuẩn một số chức danh trong bộ máy;

+ Mô hình tổ chức hội đồng, uỷ ban để kết hợp chế độ lãnh đạo tập thể, cá nhân phụ trách;

+ Thiểu số phục tùng đa số;

+ Cấp dưới phục tùng cấp trên;

+ Thảo luận dân chủ, quyết định theo đa số;...

e) Nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa

- Nhà nước Cộng hoã xã hội chủ nghĩa Việt Nam được tổ chức và hoạt động theo Hiến pháp và pháp luật, quản lí xã hội bằng Hiến pháp và pháp luật.

- Pháp luật quy định rõ ràng, cụ thể, minh bạch toàn bộ việc thành lập, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu, hình thức hoạt động của cơ quan nhà nước, cán bộ, công chức nhà nước về việc tổ chức bộ máy nhà nước phải tuân theo các quy định đó.

- Cơ quan nhà nước, cán bộ, công chức, viên chức nhà nước phải nghiêm chỉnh tuân thủ pháp luật, mọi hành vi vi phạm pháp luật đều bị xử lí.

Lý thuyết KTPL 10 Kết nối tri thức Bài 20: Đặc điểm, nguyên tắc tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Ông Đinh La Thăng bị xét xử về tội: vi phạm quy định về quản lí,

sử dụng tài sản nhà nước, gây thất thoát, lãng phí

2. Đặc điểm của bộ máy nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

a) Tính thống nhất

- Bộ máy nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam thể hiện tính thống nhất trong tổ chức và hoạt động.

- Hệ thống các cơ quan trong bộ máy nhà nước được sắp xếp, tổ chức thống nhất từ trung ương xuống địa phương và đều chịu sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam.

- Các cơ quan, cán bộ, cổng chức, viên chức nhà nước đều hoạt động vì lợi ích của nhân dân và lợi ích của dân tộc.

b) Tính nhân dân

Bộ máy nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam do nhân dân thành lập nên, được nhân dân uỷ quyền để thực hiện việc quản lí nhà nước và xã hội.

- Mọi hoạt động của các cơ quan, cán bộ, công chức, viên chức trong bộ máy nhà nước đều nhằm mục đích phục vụ cho lợi ích của nhân dân và chịu sự kiểm tra, giám sát của nhân dân.

c) Tính quyền lực

- Tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam mang tính quyền lực.

- Điều đó được thể hiện ở việc phân chia quyền lực nhà nước cho các cơ quan nhà nước để thực hiện những chức năng, nhiệm vụ riêng biệt.

- Đồng thời, thể hiện qua việc các cơ quan, cá nhân ở cấp dưới bắt buộc phải phục tùng, phải thực hiện các nhiệm vụ, quyết định của cấp trên.

d) Tính pháp quyền xã hội chủ nghĩa

- Bộ máy nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện nay mang tính pháp quyền xã hội chủ nghĩa.

- Thực hiện quản lí mọi mặt của đời sống xã hội bằng Hiến pháp và pháp luật dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam.

Phần 2. Trắc nghiệm Kinh tế pháp luật 10 Bài 20: Đặc điểm, nguyên tắc tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Câu 1. Việc phân chia quyền lực nhà nước cho các cơ quan nhà nước để thực hiện những chức năng, nhiệm vụ riêng biệt thể hiện đặc điểm nào của bộ máy nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam?

A. Tính thống nhất.

B. Tính nhân dân.

C. Tính quyền lực.

D. Tính pháp quyền xã hội chủ nghĩa.

Đáp án đúng là: C

Tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam mang tính quyền lực. Điều đó được thể hiện ở việc phân chia quyền lực nhà nước cho các cơ quan nhà nước để thực hiện những chức năng, nhiệm vụ riêng biệt. Đồng thời, thể hiện qua việc các cơ quan, cá nhân ở cấp dưới bắt buộc phải phục tùng, phải thực hiện các nhiệm vụ, quyết định của cấp trên.

Câu 2. Mọi hoạt động của các cơ quan, cán bộ, công chức, viên chức trong bộ máy nhà nước đều nhằm mục đích gì?

A. phục vụ cho lợi ích của Quốc hội.

B. phục vụ cho lợi ích của Chủ tịch nước.

C. phục vụ cho lợi ích của nhân dân.

D. phục vụ cho lợi ích của Chính phủ.

Đáp án đúng là: C

Bộ máy nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam do nhân dân thành lập nên, được nhân dân uỷ quyền để thực hiện việc quản lí nhà nước và xã hội. Mọi hoạt động của các cơ quan, cán bộ, công chức, viên chức trong bộ máy nhà nước đều nhằm mục đích phục vụ cho lợi ích của nhân dân và chịu sự kiểm tra, giám sát của nhân dân.

Câu 3. Bộ máy nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam có mấy đặc điểm chính?

A. Hai.

B. BA.

C. Bốn.

D. Năm.

Đáp án đúng là: C

Bộ máy nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam có bốn đặc điểm chính:

- Tính thống nhất

- Tính nhân dân

- Tính quyền lực

- Tính pháp quyền xã hội chủ nghĩa

Câu 4. Tính quyền lực về tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam thể hiện qua nội dung nào sau đây?

A. Phân chia quyền lực nhà nước cho các cơ quan nhà nước để thực hiện những chức năng, nhiệm vụ riêng biệt.

B. các cơ quan, cá nhân ở cấp dưới bắt buộc phải thực hiện các nhiệm vụ của cấp trên.

C. các cơ quan, cá nhân ở cấp dưới bắt buộc phải phục tùng quyết định của cấp trên.

D. Cả A, B, C đều đúng.

Đáp án đúng là: D

Tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam mang tính quyền lực. Điều đó được thể hiện ở việc phân chia quyền lực nhà nước cho các cơ quan nhà nước để thực hiện những chức năng, nhiệm vụ riêng biệt. Đồng thời, thể hiện qua việc các cơ quan, cá nhân ở cấp dưới bắt buộc phải phục tùng, phải thực hiện các nhiệm vụ, quyết định của cấp trên.

Câu 5. Bộ máy nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện nay mang tính pháp quyền xã hội chủ nghĩa thực hiện quản lí mọi mặt của đời sống xã hội dưới sự lãnh đạo của ai?

A. Chính phủ.

B. Quốc hội.

C. Đảng Cộng sản Việt Nam.

D. Chủ tịch nước.

Đáp án đúng là: C

Bộ máy nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện nay mang tính pháp quyền xã hội chủ nghĩa thực hiện quản lí mọi mặt của đời sống xã hội bằng Hiến pháp và pháp luật dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam.

Câu 6. Đâu là nguyên tắc tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam?

A. Nguyên tắc đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam.

B. Nguyên tắc quyền lực nhà nước là thống nhất nhưng có sự phân công, phối hợp, kiểm soát giữa các cơ quan.

C. Nguyên tắc quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân.

D. Cả A, B, C đều đúng.

Đáp án đúng là: D

Nguyên tắc tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam:

- Nguyên tắc đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam.

- Nguyên tắc quyền lực nhà nước là thống nhất nhưng có sự phân công, phối hợp, kiểm soát giữa các cơ quan.

- Nguyên tắc quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân.

- Nguyên tắc tập trung dân chủ.

- Nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa.

Câu 7. Quyền lực nhà nước được phân chia thành quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp và được giao cho các cơ quan tương ứng thực hiện một cách độc lập nhưng có sự phối hợp, kiểm soát, giám sát lẫn nhau thể hiện nguyên tắc nào của của tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam?

A. Nguyên tắc đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam.

B. Nguyên tắc quyền lực nhà nước là thống nhất nhưng có sự phân công, phối hợp, kiểm soát giữa các cơ quan.

C. Nguyên tắc quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân.

D. Nguyên tắc tập trung dân chủ.

Đáp án đúng là: B

Tính thống nhất của quyền lực nhà nước Việt Nam được xác định bởi chính chủ thể duy nhất và tối cao của quyền lực là nhân dân. Quyền lực nhà nước được phân chia thành quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp và được giao cho các cơ quan tương ứng thực hiện một cách độc lập nhưng có sự phối hợp, kiểm soát, giám sát lẫn nhau để thực hiện quyền lực nhà nước, đảm bảo mục tiêu chung phục vụ nhân dân và phục vụ dân tộc.

Câu 8. Trong các nguyên tắc tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam?

A. Nguyên tắc đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam.

B. Nguyên tắc quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân.

C. Nguyên tắc tập trung dân chủ.

D. Nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa.

Đáp án đúng là: B

Quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân là nguyên tắc quan trọng nhất trong tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Nguyên tắc này thiết lập nền tảng để hình thành bộ máy nhà nước và khẳng định nhân dân Việt Nam là người thành lập ra Nhà nước trao quyền cho Nhà nước kiểm tra, giám sát hoạt động của các cơ quan, cán bộ, công chức, viên chức trong bộ máy nhà nước

Câu 9. Sự phối kết hợp giữa các yếu tố dân chủ và tập trung thông qua các hình thức và chế độ như: bầu cử, bổ nhiệm kết hợp với phê chuẩn một số chức danh trong bộ máy thể hiện nguyên tắc tổ chức và hoạt động nào của bộ máy nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam?

A. Nguyên tắc đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam.

B. Nguyên tắc quyền lực nhà nước là thống nhất nhưng có sự phân công, phối hợp, kiểm soát giữa các cơ quan.

C. Nguyên tắc quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân.

D. Nguyên tắc tập trung dân chủ.

Đáp án đúng là: D

Nguyên tắc tập trung dân chủ thể hiện qua việc bộ máy nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam được tổ chức, hoạt động trong sự phối kết hợp giữa các yếu tố dân chủ và tập trung thông qua các hình thức và chế độ như: bầu cử, bổ nhiệm kết hợp với phê chuẩn một số chức danh trong bộ máy, mô hình tổ chức hội đồng, uỷ ban để kết hợp chế độ lãnh đạo tập thể, cá nhân phụ trách: thiểu số phục tùng đa số, cấp dưới phục tùng cấp trên, thảo luận dân chủ, quyết định theo đa số.

Câu 10. Đặc điểm của bộ máy nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam mang tính chất nào sau đây?

A. Tính thống nhất.

B. Tính nhân dân.

C. Tính quyền lực.

D. Cả A, B, C đều đúng.

Đáp án đúng là: D

Đặc điểm của bộ máy nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam mang:

- Tính thống nhất.

- Tính nhân dân.

- Tính quyền lực.

- Tính pháp quyền xã hội chủ nghĩa.

Xem thêm các bài tóm tắt lý thuyết Kinh tế pháp luật lớp 10 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Lý thuyết Kinh tế pháp luật 10 Bài 18: Nội dung cơ bản của Hiến pháp về bộ máy nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Lý thuyết Kinh tế pháp luật 10 Bài 19: Đặc điểm, cấu trúc và nguyên tắc hoạt động của hệ thống chính trị Việt Nam

Lý thuyết Kinh tế pháp luật 10 Bài 20: Đặc điểm, nguyên tắc tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Lý thuyết Kinh tế pháp luật 10 Bài 21: Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Lý thuyết Kinh tế pháp luật 10 Bài 22: Tòa án nhân dân và Viện kiểm sát nhân dân

Lý thuyết Kinh tế pháp luật 10 Bài 23: Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân

Đánh giá

0

0 đánh giá