Lý thuyết Kinh tế pháp luật 10 Bài 15 (Kết nối tri thức): Nội dung cơ bản Hiến pháp về chế độ chính trị

9 K

Với tóm tắt lý thuyết Kinh tế pháp luật lớp 10 Bài 15: Nội dung cơ bản Hiến pháp về chế độ chính trị sách Kết nối tri thức hay, chi tiết cùng với bài tập trắc nghiệm chọn lọc có đáp án giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt môn Kinh tế pháp luật 10.

Kinh tế pháp luật lớp 10 Bài 15: Nội dung cơ bản Hiến pháp về chế độ chính trị

Phần 1. Lý thuyết Kinh tế pháp luật 10 Bài 15: Nội dung cơ bản Hiến pháp về chế độ chính trị

1. Nội dung của Hiến pháp năm 2013 về hình thức chính thể và chủ quyền, lãnh thổ của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

- Hiến pháp năm 2013 khẳng định:

+ Nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là một nước độc lập, có chủ quyền thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, bao gồm đất liền, hải đảo, vùng biển và vùng trời.

+ Tổ quốc Việt Nam là thiêng liêng, bất khả xâm phạm. Mọi hành vi chống lại độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, chống lại sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc đều bị nghiêm trị (Điều 1, 11, 13).

2. Nội dung của Hiến pháp năm 2013 về bản chất nhà nước và tổ chức quyền lực chính trị Việt Nam

- Về bản chất nhà nước, Hiến pháp năm 2013 khẳng định:

+ Bản chất của nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân.

+ Tất cả quyền lực nhà nước thuộc về Nhân dân.

+ Quyển lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công, phối hợp, kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp.

Lý thuyết KTPL 10 Kết nối tri thức Bài 15: Nội dung cơ bản Hiến pháp về chế độ chính trị

Toàn dân tham gia bầu cử

- Về tổ chức quyền lực chính trị Việt Nam: Hiến pháp 2013 khẳng định: các cơ quan, tổ chức trong hệ thống chính trị được tổ chức và hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật.

+ Đảng Cộng sản Việt Nam là lực lương lãnh đạo Nhà nước và xã hội.

+ Nhà nước Việt Nam là trụ cột của hệ thống chính trị, thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ. quản lí xã hội bằng Hiến pháp và pháp luật.

+ Mặt trận Tổquốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội là bộ phận của hệ thống chính trị, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của các tầng lớp Nhân dân, đồng thời góp phần tham gia quản lí nhà nước và xã hội.

3. Quy định về đường lối đối ngoại, Quốc kì, Quốc huy, Quốc ca, Quốc khánh và Thủ đô của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

a) Quy định về đường lối đối ngoại

- Đường lối đối ngoại của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam được quy định tại Điều 12 của Hiến pháp năm 2013.

- Theo đó: nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại: độc lập, tự chủ hoà bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển

+ Đa phương hoá, đa dạng hoá quan hệ, chủ động và tích cực hội nhập, hợp tác quốc tế trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, binh đẳng, cùng có lợi;

+ Tuân thủ Hiến chương Liên hợp quốc và điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên;

+ Là bạn, đối tác tin cậy và thành viên có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế vì lợi ích quốc gia, dân tộc, góp phần vào sự nghiệp hoà bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hộ trên thế giới.

Lý thuyết KTPL 10 Kết nối tri thức Bài 15: Nội dung cơ bản Hiến pháp về chế độ chính trị

Đối ngoại đa phương của ngoại giao Việt Nam năm 2020

b) Quy định về Quốc kì, Quốc huy, Quốc ca, Quốc khánh và Thủ đô của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

- Quốc kì, Quốc huy, Quốc ca, Quốc khánh và Thủ đô là những nội dung quan trọng gắn liền với chủ thể chính trị của quốc gia.

- Các nội dung này được quy định cụ thể, chi tiết tại Điều 13 Hiến pháp năm 2013.

Lý thuyết KTPL 10 Kết nối tri thức Bài 15: Nội dung cơ bản Hiến pháp về chế độ chính trị

Đối ngoại đa phương của ngoại giao Việt Nam năm 2020

Phần 2. Trắc nghiệm Kinh tế pháp luật 10 Bài 15: Nội dung cơ bản Hiến pháp về chế độ chính trị

Câu 1.Đường lối đối ngoại của Việt Nam hiện nay có ý nghĩa như thế nào đổi với sự phát triển của đời sống xã hội và sự phát triển của đất nước?

A. Góp phần bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ.

B. Góp phần mở ra nhiều thị trường, thu hút được nhiều nguồn vốn.

C. Tạo điều kiện để phát triển đất nước và nâng cao chất lượng cuộc sống xã hội.

D. Cả A, B, C đều đúng.

Đáp án đúng là: D

Ý nghĩa của hoạt động đối ngoại

- Góp phần bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ quốc gia, giữ vững môi trường hòa bình, ổn định.

- Góp phần mở ra nhiều thị trường, thu hút được nhiều nguồn vốn, công nghệ, trí thức từ bên ngoài đề phục vụ cho quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước

- Tạo điều kiện để phát triển đất nước và nâng cao chất lượng, phát triển đời sống xã hội một cách toàn diện.

Câu 2.Đường lối đối ngoại của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam được quy định ở đâu?

A. Điều 12 của Hiến pháp năm 2013.

B. Điều 13 của Hiến pháp năm 2013.

C. Điều 14 của Hiến pháp năm 2013.

D. Điều 15 của Hiến pháp năm 2013.

Đáp án đúng là: A

Đường lối đối ngoại của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam được quy định tại Điều 12 của Hiến pháp năm 2013.

Câu 3.Vì sao Hiến pháp có nội dung quy định về Quốc kì, Quốc huy, Quốc ca, Quốc khánh, Thủ đô của đất nước?

A. Vì đây là những nội dung quan trọng.

B. Vì đây là những nội dung gắn liền với thể chế chính trị của quốc giA.

C. Vì đây là nội dung bắt buộc phải có trong Hiến pháp.

D. Cả A và B đều đúng.

Đáp án đúng là: D

Quốc kì, Quốc huy, Quốc ca, Quốc khánh, Thủ đô là những nội dung quan trọng, gắn liền với thể chế chính trị của quốc gia. Các nội dung này được quy định cụ thể, chi tiết tại Điều 13 Hiến pháp năm 2013.

Câu 4.Bản chất của Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam được Hiến pháp xác định là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân biểu hiện ở những nội dung nào sau?

A. Chịu sự giám sát của nhân dân và phục vụ cho lợi ích của nhân dân.

B. Các cơ quan, tổ chức trong hệ thống chính trị có mối quan hệ gắn bó mật thiết với nhân dân.

C. Nhà nước bảo đảm và phát huy quyền làm chủ của nhân dân.

D. Cả A, B, C đều đúng.

Đáp án đúng là: D

Bản chất của Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam được Hiến pháp xác định là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân. Biểu hiện ở việc:

+ Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam được tổ chức và hoạt động trong khuôn khổ của Hiến pháp và pháp luật.

+ Các cơ quan, tổ chức trong hệ thống chính trị có mối quan hệ gắn bó mật thiết với nhân dân, chịu sự giám sát của nhân dân và phục vụ cho lợi ích của nhân dân.

+ Nhà nước bảo đảm và phát huy quyền làm chủ của nhân dân; công nhận, tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm quyền con người, quyền công dân; thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh, mọi người có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, có điều kiện phát triển toàn diện

Câu 5.Đâu là nội dung về việc chưa thực hiện tốt quy định của Hiến pháp về chủ quyền, lãnh thổ?

A. Trình báo cơ quan công an khi phát hiện các hành vi xâm phạm chủ quyền, lãnh thổ quốc giA.

B. Thường xuyên chia sẻ bài viết xuyên tạc về chủ quyền lãnh thổ Việt Nam.

C. Từ chối xem, chia sẻ các thông tin tiêu cực, xâm phạm về chủ quyền lãnh thổ quốc giA.

D. Đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển đảo.

Đáp án đúng là: B

Nội dung thường xuyên chia sẻ bài viết xuyên tạc về chủ quyền lãnh thổ Việt Nam là hành vi chống lại độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, chống lại sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, cần bị nghiêm trị.

Câu 6.Khẳng định nào sau đây là chưa đúng với các quy định của Hiến pháp về chế độ chính trị?

A. Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của các quốc gia trên thế giới.

B. Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam chỉ có quan hệ hợp tác với các nước trong khu vực Đông Nam Á và châu Á.

C. Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam luôn giải quyết mọi vấn đề trên cơ sở luật pháp quốc tế trong mối quan hệ với các nước

D. Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là quốc gia đa dân tộc và các dân tộc bình đẳng, đoàn kết, hợp tác chặt chẽ với nhau.

Đáp án đúng là: B

Nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên, là bạn, đối tác tin cậy và thành viên có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế vì lợi ích quốc gia, dân tộc, góp phần vào sự nghiệp hoà bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội trên thế giới không chỉ có quan hệ hợp tác với các nước trong khu vực Đông Nam Á và châu Á.

Câu 7.Nội dung "Mọi hành vi chống lại độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, chống lại sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc đều bị nghiêm trị" được quy định ở đâu trong Hiến pháp 2013 của nước ta?

A. Hiến pháp năm 2013, Điều 1, 11

B. Hiến pháp năm 2013, Điều 2, 17

C. Hiến pháp năm 2013, Điều 2, 11

D. Hiến pháp năm 2013, Điều 1, 17

Đáp án đúng là: A

Trong Hiến pháp năm 2013, Điều 1, 11 có nêu rõ: Mọi hành vi chống lại độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, chống lại sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc đều bị nghiêm trị.

Câu 8.Hiến pháp năm 2013 khẳng định điều gì?

A. Nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là một nước độc lập, có chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ.

B. Tổ quốc Việt Nam là thiêng liêng, bất khả xâm phạm.

C. Mọi hành vi chống lại độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, chống lại sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc đều bị nghiêm trị

D. Cả A, B, C đều đúng.

Đáp án đúng là: D

Hiến pháp năm 2013 khẳng định nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là một nước độc lập, có chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, bao gồm đất liền, hải đảo, vùng biển và vùng trời. Tổ quốc Việt Nam là thiêng liêng, bất khả xâm phạm. Mọi hành vi chống lại độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, chống lại sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc đều bị nghiêm trị (Điều 1, 11).

Câu 9.Bản chất của Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam được Hiến pháp năm 2013 xác định là gì?

A. Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa.

B. Nhà nước của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân.

C. Nhà nước của các cấp Chính phủ.

D. Cả A, và B đều đúng.

Đáp án đúng là: D

Bản chất của Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam được Hiến pháp xác định là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân. Điều đó có nghĩa là:

+ Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam được tổ chức và hoạt động trong khuôn khổ của Hiến pháp và pháp luật.

+ Các cơ quan, tổ chức trong hệ thống chính trị có mối quan hệ gắn bó mật thiết với nhân dân, chịu sự giám sát của nhân dân và phục vụ cho lợi ích của nhân dân.

+ Nhà nước bảo đảm và phát huy quyền làm chủ của nhân dân; công nhận, tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm quyền con người, quyền công dân; thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh, mọi người có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, có điều kiện phát triển toàn diện.

Câu 10.Theo Hiến pháp 2013, tất cả quyền lực nhà nước thuộc về ai?

A. Chủ tịch nước

B. Quốc hội.

C. Nhân dân.

D. Hội đồng nhân dân.

Đáp án đúng là: C

Hiến pháp năm 2013 quy định nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam do nhân dân làm chủ; tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân.

Xem thêm các bài tóm tắt lý thuyết Kinh tế pháp luật lớp 10 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Lý thuyết Kinh tế pháp luật 10 Bài 14: Giới thiệu về Hiến pháp nước Cộng hòa chủ nghĩa Việt Nam

Lý thuyết Kinh tế pháp luật 10 Bài 15: Nội dung cơ bản Hiến pháp về chế độ chính trị

Lý thuyết Kinh tế pháp luật 10 Bài 16: Quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân trong Hiến pháp

Lý thuyết Kinh tế pháp luật 10 Bài 17: Nội dung cơ bản của Hiến pháp về kinh tế, văn hóa, xã hội, giáo dục, khoa học, công nghệ, môi trường

Lý thuyết Kinh tế pháp luật 10 Bài 18: Nội dung cơ bản của Hiến pháp về bộ máy nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Lý thuyết Kinh tế pháp luật 10 Bài 19: Đặc điểm, cấu trúc và nguyên tắc hoạt động của hệ thống chính trị Việt Nam

Đánh giá

0

0 đánh giá