Lý thuyết Kinh tế pháp luật 10 Bài 18 (Kết nối tri thức): Nội dung cơ bản của Hiến pháp về bộ máy nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

9.7 K

Với tóm tắt lý thuyết Kinh tế pháp luật lớp 10 Bài 18: Nội dung cơ bản của Hiến pháp về bộ máy nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam sách Kết nối tri thức hay, chi tiết cùng với bài tập trắc nghiệm chọn lọc có đáp án giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt môn Kinh tế pháp luật 10.

Kinh tế pháp luật lớp 10 Bài 18: Nội dung cơ bản của Hiến pháp về bộ máy nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Phần 1. Lý thuyết Kinh tế pháp luật 10 Bài 18: Nội dung cơ bản của Hiến pháp về bộ máy nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

1. Cơ cấu tổ chức của bộ máy nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

- Bộ máy nhà nước Cộng hoà xã hội Việt Nam gồm nhiều cơ quan, thiết chế tạo thành như:

+ Quốc hội

+ Chủ tịch nước

+ Chính phủ.

Lý thuyết KTPL 10 Kết nối tri thức Bài 18: Nội dung cơ bản của Hiến pháp về bộ máy nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Một phiên họp của Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

+ Hội đồng nhân dân

+ Uỷ ban nhân dân

+ Toà án nhân dân

+ Viện kiểm sát nhân dân

+ Hội đồng bầu cử quốc gia

+ Kiểm toán nhà nước.

- Bộ máy nhà nước Cộng hoà xã hội Việt Nam được tổ chức phân cấp phù hợp với các đơn vị hành chính đất nước và gồm 3 nhóm cơ quan tạo thành:

+ Cơ quan lập pháp

+ Cơ quan hành pháp

+ Cơ quan tư pháp.

2. Các cơ quan trong bộ máy nhà nước Cộng hòa xã hội Việt Nam

a) Cơ quan quyền lực nhà nước

Hiến pháp năm 2013 quy định:

Chức năng, nhiệm vụ của Quốc hội

- Chức năng:

Quốc hội thực hiện quyền lập hiến, quyền lập pháp, quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước và giám sát tối cao đối với hoạt động của Nhà nước.

+ Để thực hiện chức năng lập hiến, lập pháp, Quộc hội có nhiệm vụ làm Hiến pháp và sửa đổi Hiến pháp; làm luật và sửa đổi luật.

+ Để thực hiện chức năng giám sát tối cao đối với hoạt động của Nhà nước.

- Nhiệm vụ, quyền hạn:

+ Thực hiện quyền giám sát tối cao việc tuân theo Hiến pháp, luật và nghị quyết của Quốc hội;

+ Xét báo cáo công tác của Chủ tịch nước, Uỷ ban thường vụ Quốc hội, Chinh phủ. Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Hội đồng bầu cử quốc gia, Kiểm toán nhà nước và cơ quan khác do Quốc hội thành lập. Để thực hiện chức năng quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước.

+ Quyết định mục tiêu, chi tiêu, chính sách, nhiệm vụ cơ bản phát triển kinh tế - xã hội của đất nước;

+ Quyết định chính sách cơ bản về tài chính, tiền tệ quốc gia: quy định, sửa đổi hoặc bãi bỏ các thứ thuế;

+ Quyết định chính sách dân tộc, chính sách tôn giáo của Nhà nước;

+ Bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Chủ tịch nước, Phó Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội, Phó Chủ tịch Quốc hội, Uỷ viên Uỷ ban thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Hội đồng dân tộc, Chủ nhiệm Ủy ban của Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ, Chánh án Toà án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Chủ tịch Hội đồng bầu cử quốc gia, Tổng Kiểm toán nhà nước, người đứng đầu cơ quan khác do Quốc hội thành lập;

Lý thuyết KTPL 10 Kết nối tri thức Bài 18: Nội dung cơ bản của Hiến pháp về bộ máy nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Quốc hội xem xét, quyết định nhân sự Nhà nước

+ Quyết định vấn để chiến tranh và hoà bình: quyết định chính sách cơ bản về đối ngoại: quyết định trưng cầu ý dân,....

* Chức năng, nhiệm vụ của Hội đồng nhân dân

- Được quy định tại Điều 113 của Hiến pháp năm 2013. Theo đó:

+ Hội đồng nhân dân quyết định các vấn đề của địa phương do luật định như: các biện pháp khác để phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn theo quy định của pháp luật;

+ Quyết định biện pháp bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, đấu tranh, phòng, chống tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật khác; phòng, chống quan liêu, tham nhũng trong phạm vi được phân quyền,...;

+ Giám sát việc tuân theo Hiến pháp và pháp luật ở địa phương và việc thực hiện nghị quyết của Hội đồng nhân dân.

Lý thuyết KTPL 10 Kết nối tri thức Bài 18: Nội dung cơ bản của Hiến pháp về bộ máy nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Phiên họp của Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội

b) Cơ quan hành chính nhà nước

* Chức năng, nhiệm vụ của Chính phủ:

- Các nội dung về Chính phủ được quy định tại chương VII (từ Điều 94 đến Đều 101) của Hiến pháp năm 2013. Trong đó: chức năng, nhiệm vụ của Chính phủ được quy định tại Điều 94 và 96 của Hiến pháp.

- Chính phủ là cơ quan hành chính nhà nước cao nhất của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thực hiện quyền hành pháp, là cơ quan chấp hành của Quốc hội.

Lý thuyết KTPL 10 Kết nối tri thức Bài 18: Nội dung cơ bản của Hiến pháp về bộ máy nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 2/2019.

- Chính phủ có các nhiệm vụ, quyền hạn như:

+ Tổ chức thi hành Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của uỷ ban thường vụ Quốc hội, lệnh, quyết định của Chủ tịch nước

+ Thống nhất quản lí về kinh tế, văn hoá, xã hội, giáo dục, y tế, khoa học, công nghệ, môi trường, thông tin, truyền thông, đối ngoại, quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội;

+ Thi hành lệnh động viện hoặc động viên cục bộ, lệnh ban bố tình trạng khẩn cấp và các biện pháp cần thiết khác để bảo vệ Tổ quốc, bảo đảm tính mạng, tài sản của nhân dân;

+ Bảo vệ quyền và lợi ích của Nhà nước và xã hội, quyền con người, quyền công dân; bảo đảm trật tự, an toàn xã hội;

+ Thống nhất quản lí nền hành chính quốc gia; thực hiện quản lí về cán bộ, công chức, viên chức và công vụ trong các cơ quan nhà nước,...

- Chính phủ chịu trách nhiệm trước Quốc hội và báo cáo công tác trước Quốc hội, Uỷ ban thường vụ Quốc hội, Chủ tịch nước.

* Chức năng, nhiệm vụ của Ủy ban nhân dân:

- Chức năng, nhiệm vụ của Ủy ban nhân dân được quy định tại Điều 114 của Hiến pháp năm 2013.

-  Ủy ban nhân dân là cơ quan chấp hành của Hội đồng nhân dân, cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương

- Ủy ban nhân dân tổ chức việc thi hành Hiến pháp và pháp luật ở địa phương; tổ chức thực hiện nghị quyết của Hội đổng nhân dân và thực hiện các nhiệm vụ do cơ quan nhà nước cấp trên giao.

Lý thuyết KTPL 10 Kết nối tri thức Bài 18: Nội dung cơ bản của Hiến pháp về bộ máy nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Phiên họp của UBND tỉnh Hưng Yên

c) Cơ quan tư pháp

- Các nội dung về Toà án nhân dân và Viện kiểm sát nhân dân được quy định tại chương VIII (từ Điều 102 đến Điều 109) của Hiến pháp năm 2013.

* Chức năng, nhiệm vụ của Tòa án nhân dân:

- Chức năng, nhiêm vụ của Toà án nhân dân được quy định tại Điều 102 của Hiến pháp. Theo đó:

+ Toà án nhân dân giữ vai trò là cơ quan xét xử, thực hiện quyền tư pháp.

+ Thông qua các hoạt động của mình. Toà án, nhân dân thực hiện nhiệm vụ bảo vệ công lí, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức và nhà nước.

Lý thuyết KTPL 10 Kết nối tri thức Bài 18: Nội dung cơ bản của Hiến pháp về bộ máy nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Trụ sở làm việc của Tòa án Nhân dân Tối cao

* Chức năng, nhiệm vụ của Viện kiểm sát nhân dân:

- Chức năng, nhiệm vụ của Viện kiểm sát nhân dân được quy định tại Điều 107 của Hiến pháp:

+ Viện kiểm sát nhân dân là cơ quan thực hành quyền công tố và kiểm sát hoạt động tư pháp.

+ Bằng các hoạt động của mình, Viện kiểm sát nhân dân đảm bảo pháp luật được thực thi nghiêm chỉnh, bảo vệ quyền con người và bảo vệ lợi ích hợp pháp cùa cá nhân, nhà nước và xã hội.

d) Chủ tịch nước

- Chủ tịch nước là người đứng đầu Nhà nước, thay mặt nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về đối nội và đối ngoại.

Lý thuyết KTPL 10 Kết nối tri thức Bài 18: Nội dung cơ bản của Hiến pháp về bộ máy nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc tuyên thệ

e) Hội đồng bầu cử quốc gia, Kiểm toán nhà nước

- Nội dung về Hội đồng bầu cử quốc gia và Kiểm toán nhà nước được quy định tại chương X của Hiến pháp năm 2013. Trong đó:

+ Chức năng, nhiệm vụ của Hội đồng bầu cử quốc gia được quy định tại Khoản 1 Điều 117

+ Chức năng, nhiệm vụ của Kiểm toán nhà nước được quy định tại Khoản 1 Điểu 118 của Hiến pháp.

Lý thuyết KTPL 10 Kết nối tri thức Bài 18: Nội dung cơ bản của Hiến pháp về bộ máy nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Đảng ủy kiểm toán nhà nước báo cáo Đảng ủy Khối các cơ quan Trung ương về công tác chuẩn bị Đại hội Đảng bộ KTNN nhiệm kỳ 2020-2025

Phần 2. Trắc nghiệm Kinh tế pháp luật 10 Bài 18: Nội dung cơ bản của Hiến pháp về bộ máy nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Câu 1. Bộ máy nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam gồm các cơ quan, thiết chế nào sau đây?

A. Quốc hội.

B. Chủ tịch nước.

C. Chính phủ

D. Cả A, B, C đều đúng.

Đáp án đúng là: D

Bộ máy nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam gồm nhiều cơ quan, thiết chế tạo thành như: Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân, Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân, Hội đồng bầu cử quốc gia, Kiểm toán nhà nước.

Câu 2. Hiện nay các thế lực thù địch chống phá nhà nước có mặt ở khắp nơi, trên khắp các lĩnh vực. Tại địa phương em, chúng phát tờ rơi tuyên truyền nói xấu Đảng và Nhà nướC. Trước tình huống đó em sẽ làm gì?

A. Mặc kệ vì không liên quan đến mình.

B. Lờ đi và coi như không biết.

C. Báo với chính quyền địa phương.

D. Giúp chúng tuyên truyền nói xấu Đảng và Nhà nước với người dân.

Đáp án đúng là: C

Trước tình huống đó em sẽ báo với chính quyền địa phương kịp thời xử lí và nghiêm chặn vì đây là hành vi vi phạm pháp luật.

Câu 3. Cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là gì?

A. Quốc hội.

B. Chính phủ.

C. Chủ tịch nước.

D. Tòa án nhân dân.

Đáp án đúng là: A

Hiến pháp năm 2013 quy định: Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân, cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Quốc hội thực hiện quyền lập hiến, quyền lập pháp, quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước và giám sát tối cao đối với hoạt động của Nhà nước" (Điều 69).

Câu 4. Hội đồng nhân dân chịu trách nhiệm trước nhân dân về các vấn đề nào?

A. Phát triển kinh tế - xã hội.

B. Ổn định và nâng cao đời sống nhân dân.

C. Đảm bảo quốc phòng và an ninh.

D. Cả A, B, C đều đúng.

Đáp án đúng là: D

Hội đồng nhân dân gồm các đại biểu Hội đồng nhân dân do cử tri ở địa phương bầu ra, là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương, đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của nhân dân, chịu trách nhiệm trước nhân dân về phát triển kinh tế - xã hội, ổn định và nâng cao đời sống nhân dân và đảm bảo quốc phòng và an ninh.

Câu 5. Vì sao Quốc hội và Hội đồng nhân dân được gọi là cơ quan đại biểu của nhân dân?

A. Là các cơ quan do nhân dân bầu ra.

B. Đại diện cho ý chí và nguyện vọng của nhân dân.

C. Quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước hoặc địa phương.

D. Cả A, B, C đều đúng.

Đáp án đúng là: D

Quốc hội và Hội đồng nhân dân được gọi là cơ quan đại biểu của nhân dân vì đây là các cơ quan do nhân dân bầu ra, đại diện cho ý chí và nguyện vọng của nhân dân; để thực hiện quyền lực nhà nước, quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước hoặc địa phương và giám sát các cơ quan khác trong bộ máy nhà nước theo thẩm quyền.

Câu 6. Chức năng, nhiệm vụ của Quốc hội là gì?

A. Thực hiện quyền lập hiến, quyền lập pháp, quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước và giám sát tối cao đối với hoạt động của Nhà nước.

B. Để thực hiện chức năng giám sát tối cao đối với hoạt động của Nhà nước.

C. Thực hiện quyền giám sát tối cao việc tuân theo Hiến pháp, luật và nghị quyết của Quốc hội.

D. Cả A, B, C đều đúng.

Đáp án đúng là: D

Một số chức năng, nhiệm vụ của Quốc hội là:

+ Quốc hội thực hiện quyền lập hiến, quyền lập pháp, quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước và giám sát tối cao đối với hoạt động của Nhà nước

+ Để thực hiện chức năng lập hiến, lập pháp, Quốc hội có nhiệm vụ làm Hiến pháp và sửa đổi Hiến pháp

+ Để thực hiện chức năng giám sát tối cao đối với hoạt động của Nhà nước

+ Thực hiện quyền giám sát tối cao việc tuân theo Hiến pháp, luật và nghị quyết của Quốc hội

+ Quyết định mục tiêu, chi tiêu, chính sách, nhiệm vụ cơ bản phát triển kinh tế - xã hội của đất nước

Câu 7. Quyết định biện pháp bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, đấu tranh, phòng, chống tội phạm là chức năng và nhiệm vụ của cơ quan nào?

A. Quốc hội.

B. Hội đồng nhân dân.

C. Chính phủ.

D. Chủ tịch nước.

Đáp án đúng là: B

Chức năng và nhiệm vụ của Hội đồng nhân dân:

+ Hội đồng nhân dân quyết định các vấn đề của địa phương do luật định như: các biện pháp khác để phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn theo quy định của pháp luật

+ Quyết định biện pháp bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, đấu tranh, phòng, chống tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật khác; phòng, chống quan liêu, tham nhũng trong phạm vi được phân quyền

+ Giám sát việc tuân theo Hiến pháp và pháp luật ở địa phương và việc thực hiện nghị quyết của Hội đồng nhân dân

Câu 8. Cơ quan nào thành lập nên Uỷ ban thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao?

A. Chủ tịch nước.

B. Chính phủ.

C. Quốc hội.

D. Hội đồng nhân dân.

Đáp án đúng là: C

Uỷ ban thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Hội đồng bầu cử quốc gia, Kiểm toán nhà nước và cơ quan khác đều do Quốc hội thành lập.

Câu 9. Vì sao Chính phủ và Uỷ ban nhân dân được gọi là cơ quan hành chính nhà nước?

A. Là cơ quan hành pháp.

B. Có nhiệm vụ tổ chức các hoạt động của Nhà nước ở cấp trung ương và địa phương.

C. Có nhiệm vụ thi hành các hoạt động của Nhà nước ở cấp trung ương và địa phương.

D. Cả A, B, C đều đúng.

Đáp án đúng là: D

Chính phủ và UBND được gọi là cơ quan hành chính nhà nước vì chính phủ và UBND là cơ quan hành pháp, có nhiệm vụ tổ chức và thi hành các hoạt động của Nhà nước ở cấp trung ương và địa phương.

Câu 10. Cơ quan thực hành quyền công tố và kiểm sát hoạt động tư pháp gọi là gì?

A. Quốc hội.

B. Tòa án nhân dân.

C. Viện kiểm sát.

D. Hội đồng nhân dân.

Đáp án đúng là: C

Viện kiểm sát nhân dân là cơ quan thực hành quyền công tố và kiểm sát hoạt động tư pháp. Bằng các hoạt động của mình, Viện kiểm sát nhân dân đảm bảo pháp luật được thực thi nghiêm chỉnh, bảo vệ quyền con người và bảo vệ lợi ích hợp pháp của cá nhân, nhà nước và xã hội.

Xem thêm các bài tóm tắt lý thuyết Kinh tế pháp luật lớp 10 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Lý thuyết Kinh tế pháp luật 10 Bài 17: Nội dung cơ bản của Hiến pháp về kinh tế, văn hóa, xã hội, giáo dục, khoa học, công nghệ, môi trường

Lý thuyết Kinh tế pháp luật 10 Bài 18: Nội dung cơ bản của Hiến pháp về bộ máy nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Lý thuyết Kinh tế pháp luật 10 Bài 19: Đặc điểm, cấu trúc và nguyên tắc hoạt động của hệ thống chính trị Việt Nam

Lý thuyết Kinh tế pháp luật 10 Bài 20: Đặc điểm, nguyên tắc tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Lý thuyết Kinh tế pháp luật 10 Bài 21: Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Lý thuyết Kinh tế pháp luật 10 Bài 22: Tòa án nhân dân và Viện kiểm sát nhân dân

Đánh giá

0

0 đánh giá