Đọc thông tin. Một suy nghĩ phổ biến của không ít thanh niên Việt Nam là công dân

338

Với giải Bài tập 11 trang 66 SBT Kinh tế Pháp luật 10 Cánh diều chi tiết trong Bài 10: Lập kế hoạch tài chính cá nhân giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong SBT Kinh tế Pháp luật 10. Mời các bạn đón xem:

Giải sách bài tập KTPL lớp 10 Bài 10: Lập kế hoạch tài chính cá nhân

Bài tập 11 trang 66 SBT Kinh tế pháp luật 10: Đọc thông tin

Một suy nghĩ phổ biến của không ít thanh niên Việt Nam là công dân sống ở các nước giàu, thu nhập cao sẽ dùng tiền rất thoải mái. Nếu có cơ hội đi nhiều nước hoặc được trò chuyện với những người làm ngành dịch vụ ở các khu vực chuyên phục vụ khách nước ngoài, bạn sẽ biết sự thật hoàn toàn khác. Điều khá thú vị ở các cường quốc hàng đầu là mọi thứ có khuynh hướng theo chiều ngược lại, hiện tượng tiêu xài hoang phí không phải là phổ biến.

Dù là nền kinh tế lớn thứ ba thế giới, nhưng những năm gần đây, Nhật Bản có tốc độ phát triển kinh tế không quá cao, thu nhập của lao động tăng không đáng kể. Nhận thức rõ điều đó, thanh thiếu niên các nước này có xu hướng tiết giảm chỉ tiêu thậm chí chỉ lùng sục mua những món hàng giảm giá. Sarumaru (26 tuổi) cho rằng việc mặc trên người những bộ đồ trị giá cả ngàn đô không thú vị bằng việc phối các kiểu quần áo rẻ tiền nhưng lại “hợp nhãn” với người đối diện. Sarumaru tin rằng việc hạn chế tối đa chi tiêu chắc chắn không ảnh hưởng đến sự tròn đầy, hạnh phúc trong cuộc sống.

Không chỉ thanh niên Nhật mà những cá nhân thuộc “thế hệ Millenials” (còn được gọi là “thế hệ Y", được sinh ra trong khoảng thời gian từ năm 1980 đến đầu năm 2000) tại Mỹ và nhiều quốc gia đã và đang phát triển dần có khuynh hướng sống tiết kiệm hẳn, sử dụng lại đồ cũ hơn là mua đồ mới. Việc mua xe hơi cũ, giường cũ, máy nghe nhạc và thậm chí váy cũ khá phổ biến. Giới trẻ Mỹ nói riêng và phương Tây nói chung đã chọn lối sống tự chịu trách nhiệm về bản thân từ năm 18 tuổi. Việc dọn ra ngoài sống riêng có “điểm cộng” giúp họ tự do hơn, nhưng đánh đổi lại họ cũng phải làm việc cật lực, sớm dẻ sẻn từng đồng đề có tiền trả thuê nhà, mức học phí đại học ngày càng phình to (nhất là ở các trường tư)... Dĩ nhiên trước đó họ từng trải qua giai đoạn sống phung phí, chỉ có điều khi nhận thức được nâng cao thì hành vi, quyết định đã thay đổi theo hướng tích cực. Chẳng hạn như câu chuyện nước Mỹ là nơi sinh ra chuỗi đồ ăn nhanh và thức uống có ga, những thử từng "len lỏi" vào cuộc sống của người dân nơi đây, tựa như “hơi thở". Thế nhưng, khi nhiều người nhận thức tỉ lệ béo phì một phần vì thế mà gia tăng, không chỉ ảnh hưởng đến sức khoẻ, chuyện học hành mà còn các khía cạnh về tâm sinh lí,... họ đã chuyển biến về hành động. Một số bạn chọn tự nấu ăn và trồng các loại hoa, giúp khu vườn thêm đẹp và làm nước uống bổ dưỡng.

a) Em hãy nhận xét xu hướng chi tiêu của giới trẻ các nước trên thế giới được thể hiện trong thông tin trên. 

b) Em học được điều gì từ thói quen chi tiêu, cách tiết kiệm và tự chủ tài chính của giới trẻ các nước trên thế giới.

Trả lời:

Yêu cầu a) Xu hướng chi tiêu của giới trẻ các nước trên thế giới:

- Ở Nhật Bản: thanh thiếu niên có xu hướng tiết giảm chỉ tiêu thậm chí chỉ lùng sục mua những món hàng giảm giá.

- Ở Mỹ và nhiều quốc gia khác: sử dụng lại đồ cũ, tự nấu ăn và trồng các loại hoa, giúp khu vườn thêm đẹp và làm nước uống bổ dưỡng.

Yêu cầu b) Bài học:

- Chỉ mua những đồ dùng cần thiết cho bản thân.

- Hạn chế đồ ăn nhanh, thức uống có ga.

- Sống tự lập để tự chủ về cuộc sống, có ý thức trong việc tiết kiệm, không chi tiêu phung phí.

Xem thêm lời giải sách bài tập Kinh tế và Pháp luật 10 Cánh diều hay, chi tiết khác:

Bài tập 1 trang 62 SBT Kinh tế pháp luật 10Em hãy đặt tên cho mỗi hình ảnh dưới đây và cho biết sự cần thiết của việc lập kế hoạch tài chính cá nhân...

Bài tập 2 trang 63 SBT Kinh tế pháp luật 10: Em hãy liệt kê các loại kế hoạch tài chính cá nhân (theo thời gian thực hiện) và cho ví dụ cụ thể...

Bài tập 3 trang 63 SBT Kinh tế pháp luật 10: Em hãy cho biết ý nghĩa của việc lập kế hoạch tài chính cá nhân trong các trường hợp dưới đây...

Bài tập 4 trang 63 SBT Kinh tế pháp luật 10: Nhận định nào dưới đây không đúng khi nói về các loại kế hoạch tài chính cá nhân?...

Bài tập 5 trang 64 SBT Kinh tế pháp luật 10Em đồng tình hay không đồng tình với ý kiến nào dưới đây?...

Bài tập 6 trang 64 SBT Kinh tế pháp luật 10Em hãy sắp xếp lại thứ tự các bước lập kế hoạch tài chính cá nhân và yêu cầu cụ thể trong từng bước cho phù hợp...

Bài tập 7 trang 65 SBT Kinh tế pháp luật 10Để theo dõi và kiểm soát thu chi, mỗi cá nhân không nên thực hiện việc làm nào dưới đây?...

Bài tập 8 trang 65 SBT Kinh tế pháp luật 10: Huyền đặt mục tiêu kế hoạch tài chính cá nhân trong 3 năm sẽ mua được một chiếc máy tính xách tay. Huyền đã xác định mục tiêu cụ thể như sau:...

Bài tập 9 trang 65 SBT Kinh tế pháp luật 10: Bắt đầu lên lớp 10, Lan lập kế hoạch tài chính cá nhân để đạt được các mục tiêu đề ra. Hằng tháng, Lan lập kế hoạch chi tiêu của cá nhân để cân đối chi tiêu hợp lí. Mọi khoản chi tiêu đều được Lan phân chia rõ ràng như chi phí sinh hoạt, chi phí học hành, giải trí và một phần tiết kiệm. Với số tiền tiết kiệm được trong 1 năm. Lan định lên lớp 11 sẽ mua một khoá học ôn thi trực tuyến...

Bài tập 10 trang 66 SBT Kinh tế pháp luật 10: Đọc các trường hợp dưới đây...

Bài tập 12 trang 67 SBT Kinh tế pháp luật 10: Nhóm của Hằng tranh luận với nhau về kế hoạch tài chính cá nhân. Một số ý kiến được đưa ra như sau:...

Bài tập 13 trang 68 SBT Kinh tế pháp luật 10Mặc dù cuộc sống của gia đình A khá thoải mái nhưng A vẫn thường xuyên lập kế hoạch tài chính cá nhân và duy trì thói quen tiết kiệm đều đặn, không tiêu dùng lãng phí. Thấy vậy, bạn cùng lớp với A khuyên A không nên suy nghĩ nhiều về việc tiết kiệm và không cần lập kế hoạch tài chính cá nhân...

Bài tập 14 trang 68 SBT Kinh tế pháp luật 10: Em hãy cùng bạn liệt kê các biện pháp để có thể thực hiện lối sống “tiết kiệm nhưng vẫn có cuộc sống thoải mái, tiện lợi”...

Bài tập 15 trang 68 SBT Kinh tế pháp luật 10: Em hãy ước lượng số tiền em có thể tiết kiệm được hằng tháng và lập kế hoạch tài chính cá nhân ngắn hạn, trung hạn, dài hạn từ số tiền tiết kiệm đó...

Bài tập 16 trang 68 SBT Kinh tế pháp luật 10: Em hãy thiết lập 5 quy tắc để kiểm soát hợp lí thu chi của bản thân và thực hiện theo các quy tắc đó...

Xem thêm các bài giải SBT Kinh tế pháp luật lớp 10 Cánh diều hay, chi tiết khác:

SBT KTPL 10 Bài 9: Dịch vụ tín dụng

SBT KTPL 10 Bài 10: Lập kế hoạch tài chính cá nhân

SBT KTPL 10 Bài 11: Công dân với hệ thống chính trị nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

SBT KTPL 10 Bài 12: Bộ máy nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

SBT KTPL 10 Bài 13: Chính quyền địa phương

Đánh giá

0

0 đánh giá