Với giải sách bài tập Kinh tế Pháp luật 10 Bài 11: Công dân với hệ thống chính trị nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam sách Cánh diều hay, chi tiết giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong SBT Kinh tế Pháp luật 10. Mời các bạn đón xem:
Giải SBT Kinh tế Pháp luật lớp 10 Bài 11: Công dân với hệ thống chính trị nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Bài tập 1 trang 69 SBT Kinh tế pháp luật 10: Em hãy quan sát hình ảnh dưới đây và cho biết:
- Tên của tổ chức thể hiện trong từng hình.
- Đặc điểm cơ bản của tổ chức.
- Vị trí của tổ chức trong hệ thống chính trị nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Trả lời:
- Ảnh 1 và ảnh 8: Đảng Cộng sản Việt Nam
+ Đảng là đội tiên phong của giai cấp công nhân Việt Nam, đại diện cho lợi ích của giai cấp công nhân và nhân dân lao động.
+ Đảng thực hiện chức năng lãnh đạo nhà nước và các đoàn thể quần chúng. Đường lối, chủ trương, quan điểm của Đảng được nhà nước tiếp nhận, thể chế hóa cụ thể bằng luật pháp, chủ trương, chính sách,…
- Ảnh 2: Quốc hội:
+ Là cơ quan quyền lực cao nhất củ nhà nước.
+ Thực hiện chức năng lập hiến, lập pháp, quyết định những vấn đề quan trọng của đất nước.
- Ảnh 3: Công đoàn Việt Nam: là tổ chức chính trị - xã hội của giai cấp công nhân và của người lao động được thành lập trên cơ sở tự nguyện, đại diện cho người lao động, chăm lo và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động.
- Ảnh 4: Mặt trận Tổ quốc Việt Nam: Đây là tổ chức thực hiện chức năng chính là tham mưu, giám sát, đoàn kết dân tộc, chăm lo cho đời sống, lợi ích của các thành viên, thực hiện quyền dân chủ và đổi mới xã hội, giữ vững mối liên hệ chặt chẽ với Đảng, nhà nước và Nhân dân.
- Ảnh 5: Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh: là tổ chức chính trị – xã hội dành cho tầng lớp thanh niên, bao gồm các thanh niên ưu tú, đội hậu bị của Đảng thu hút thế hệ trẻ vào những hoạt động xã hội bổ ích, lành mạnh, qua đó giáo dục ý thức tôn trọng pháp luật cho đoàn viên thanh niên.
- Ảnh 6: Hội nông dân Việt Nam: là đoàn thể chính trị - xã hội của giai cấp nông dân do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo; cơ sở chính trị của Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và là thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
- Ảnh 7: Hội phụ liên hiệp nữ Việt Nam: là tổ chức chính trị - xã hội trong hệ thống chính trị, đại diện cho quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của các tầng lớp phụ nữ Việt Nam; phấn đấu vì sự phát triển của phụ nữ và bình đẳng giới.
A |
B |
1. Tổ chức chính trị |
a. Đảng Cộng sản Việt Nam |
2. Tổ chức liên minh chính trị |
b. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam |
c. Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam |
|
3. Tổ chức chính trị - xã hội |
d. Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh |
e. Hội Nông dân Việt Nam |
|
4. Tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp |
g. Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam |
h. Hội Cựu chiến binh Việt Nam |
|
5. Tổ chức xã hội |
i. Hội Nhà báo Việt Nam |
k. Đoàn Luật sư Việt Nam |
|
6. Tổ chức xã hội - nghề nghiệp |
m. Hội Luật gia Việt Nam |
n. Hội Người cao tuổi Việt Nam |
Trả lời:
Ghép nối:
1 – a) |
2 – b) |
3 – d), g) |
4 – c), e) |
5 – n), h) |
6 – i), k), m) |
A. Đảng Cộng sản Việt Nam là tổ chức chính trị có vai trò lãnh đạo hệ thống chính trị nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
B. Mục tiêu chung của các bộ phận cấu thành hệ thống chính trị Việt Nam là giữ vững độc lập dân tộc và đi lên chủ nghĩa xã hội.
C. Trong hệ thống chính trị nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Nhà nước được xác định là một tổ chức chính trị cầm quyền.
D. Mọi hoạt động của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể nhân dân trong hệ thống chính trị ở Việt Nam đều phục vụ cho lợi ích của dân tộc.
E. Trong hệ thống chính trị ở Việt Nam, quyền lực của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là quyền lực của nhân dân giao cho.
G. Hệ thống chính trị nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam được xây dựng trên nền tảng lí luận của chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh.
H. Bảo đảm sự thống nhất giữa bản chất của giai cấp công nhân và tính nhân dân, tính dân tộc rộng rãi là đặc điểm của hệ thống chính trị ở Việt Nam.
Trả lời:
- Đồng tình với ý kiến: A, B, D, E, G, H
- Không đồng tình với ý kiến: C. Vì: Trong hệ thống chính trị nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Đảng Cộng sản Việt Nam được xác định là một tổ chức chính trị cầm quyền.
Đặc điểm |
Phân tích |
1. Tính nhất nguyên |
|
2. Tính thống nhất |
|
3. Gắn bó mật thiết với nhân dân, chịu sự kiểm tra giám sát của nhân dân |
|
4. Sự kết hợp giữa tính giai cấp và tính dân tộc |
|
Trả lời:
Đặc điểm |
Phân tích |
1. Tính nhất nguyên |
- Hệ thống chính trị Việt Nam chỉ tồn tại một đảng chính trị duy nhất là Đảng Cộng sản Việt Nam. - Đảng Cộng sản Việt Nam là tổ chức giữ vai trò lãnh đạo toàn bộ hệ thống chính trị. |
2. Tính thống nhất |
- Tính thống nhất được thể hiện trên nhiều phương diện của hệ thống chính trị như: + Thống nhất về tổ chức lãnh đạo + Thống nhất về mục tiêu chính trị + Thống nhất về nguyên tắc tổ chức và hoạt động,... |
3. Gắn bó mật thiết với nhân dân, chịu sự kiểm tra giám sát của nhân dân |
- Hệ thống chính trị Việt Nam thể hiện tính nhân dân sâu sắc. - Tất cả các cơ quan, tổ chức trong hệ thống chính trị gắn bó mật thiết với nhân dân, phục vụ cho lợi ích của nhân dân và chịu sự kiểm tra, giám sát của nhân dân. |
4. Sự kết hợp giữa tính giai cấp và tính dân tộc |
- Các giai cấp, tầng lớp nhân dân được đại diện bởi các tổ chức thành viên trong hệ thống chính trị, đều thừa nhận vai trò lãnh đạo của giai cấp công nhân. - Đảng Cộng sản Việt Nam là đội tiên phong của giai cấp công nhân, đồng thời là đội tiên phong của nhân dân lao động và của dân tộc Việt Nam. Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân. |
Bài tập 5 trang 71 SBT Kinh tế pháp luật 10: Đọc thông tin
Điểm mới trong xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị
... Đại hội XIII của Đảng đặt ra yêu cầu đầu tiên là cần tiếp tục tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh. Xây dựng Đảng và xây dựng hệ thống chính trị có mối quan hệ biện chứng tác động qua lại, ảnh hưởng lẫn nhau. Hệ thống chính trị là thống nhất trong một chỉnh thể vì mục tiêu chung với vai trò Đảng Cộng sản là hạt nhân quan trọng, vừa là thành viên vừa là lãnh đạo hệ thống chính trị, Nhà nước và xã hội. Trong hệ thống chính trị Nhà nước, chính quyền, các tổ chức đoàn thể nhân dân, xã hội đều có tổ chức Đảng từ tổ Đảng, cấp uỷ, chi bộ.... Sự lãnh đạo của Đảng còn thể hiện đặc biệt ở công tác cán bộ, thông qua việc Đảng giới thiệu những đảng viên ưu tú của mình ứng cử vào các vị trí lãnh đạo chủ chốt của Nhà nước và cả hệ thống chính trị.
Muốn tăng cường sức mạnh của hệ thống chính trị cân phải đối mới đồng bộ, Đảng phải thực thi vai trò lãnh đạo toàn diện, đặc biệt ở việc tổ chức thực thi đường lối. Đây có thể nói là khâu quyết định. Hệ thống chính trị cần được lãnh đạo toàn diện cả về mặt thể chế, tổ chức, phương thức hoạt động và kiểm soát quyền lực.
Mối quan hệ giữa xây dựng, chỉnh đốn Đảng phải gắn liền với xây dựng Nhà nước và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh còn thể hiện ở chỗ Nhà nước trong sạch, vững mạnh, hiệu lực, hiệu quả, liêm chính vì dân; Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức, đoàn thể chính trị – xã hội phát huy mạnh mẽ vai trò chức năng, nhiệm vụ của mình trong việc giám sát và thực thi đường lối, chủ trương của Đảng trong cuộc sống. Các thành viên thực hiện tốt được điều đó sẽ phát huy được sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị, góp phần vào việc văn hành tốt cơ chế “Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lí, Nhân dân làm chủ”.
Đảng thực hiện được vai trò hạt nhân lãnh đạo toàn diện, trực tiếp của mình thông qua Nhà nước là trung tâm của hệ thống chính trị, do vậy xây dựng Nhà nước vững mạnh, liêm chính, hiệu lực, hiệu quả, có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Nhà nước chính là nơi thể chế hoá đường lối, chủ trương của Đảng, tổ chức thực hiện các quyết sách lãnh đạo của Đảng thành chính sách, pháp luật, chương trình, kế hoạch cụ thể, phù hợp với thực tiễn phát triển đất nước. Cũng như vậy, Đảng và Nhà nước chỉ vững mạnh, hoàn thành được nhiệm vụ của mình khi và chỉ khi có Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị – xã hội phát huy hết vai trò, trách nhiệm, thực hiện giám sát thực thi chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; tổ chức vận động, giáo dục đoàn viên, hội viên chấp hành luật pháp, chính sách; đồng thời chăm lo, bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên, hội viên; giúp đoàn viên, hội viên nâng cao trình độ về mọi mặt và xây dựng cuộc sống mới; tham gia quản lí nhà nước, quản lí xã hội....
a) Cấu trúc và đặc điểm của hệ thống chính trị nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam được thể hiện như thế nào trong thông tin?
b) Dựa vào thông tin, em hãy vẽ sơ đồ cấu trúc hệ thống chính trị Việt Nam.
Trả lời:
Yêu cầu a) Cấu trúc và đặc điểm của hệ thống chính trị nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam được thể hiện:
- Đảng phải thực thi vai trò lãnh đạo toàn diện, đặc biệt ở việc tổ chức thực thi đường lối.
- Mối quan hệ giữa xây dựng, chỉnh đốn Đảng phải gắn liền với xây dựng Nhà nước và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh.
- Đảng thực hiện được vai trò hạt nhân lãnh đạo toàn diện, trực tiếp của mình thông qua Nhà nước là trung tâm của hệ thống chính trị.
Yêu cầu b)
(Khoanh tròn chữ cái trước cậu em lựa chọn)
A. Do một đảng duy nhất lãnh đạo là Đảng Cộng sản Việt Nam.
B. Thực hiện đa nguyên chính trị và đa đảng lãnh đạo.
C. Hoạt động theo cơ chế dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra.
D. Đảm bảo quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân lao động.
Trả lời:
Đáp án đúng là: A
Đảng Cộng sản Việt Nam |
Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam |
Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể nhân dân |
1. |
1. |
1. |
2. |
2. |
2. |
3. |
3. |
3. |
4. |
4. |
4. |
5. |
5. |
5. |
Trả lời:
Đảng Cộng sản Việt Nam |
Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam |
Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể nhân dân |
1. chấn chỉnh bộ máy và quy chế hoạt động của cơ quan, cán bộ, công chức. |
1. Đẩy mạnh cải cách hành chính, đổi mới tổ chức và hoạt động của Chính phủ theo hướng xây dựng hệ thống cơ quan hành pháp thống nhất, thông suốt, hiện đại. |
1. Nâng cao chất lượng hoạt động của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể nhân dân. p. Phát huy vai trò giám sát của hội đồng nhân dân. |
2. Ban hành và thực hiện luật công chức, công vụ; xác định rõ cơ quan, công chức nhà nước chỉ được làm những gì pháp luật cho phép. |
2. Cơ cấu lại các cơ quan trong hệ thống hành chính nhà nước các cấp theo hướng giảm cấp phó, bỏ cấp trung gian, chuyển các bộ phận phục vụ sang hình thức hợp đồng dịch vụ, phân cấp mạnh cho cấp dưới và gắn với thực hiện có hiệu quả thanh tra, kiểm tra của cấp trên. |
2. bảo đảm quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của chính quyền địa phương trong phạm vi được phân cấp. |
3. Xây dựng đạo đức nghề nghiệp và hệ thống tiêu chuẩn đánh giá, khen thưởng, kỷ luật đối với cán bộ, công chức. Cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức và đào tạo, bồi dưỡng theo yêu cầu nâng cao chất lượng cả về năng lực và phẩm chất đạo đức. |
3. xác định rõ, rành mạch, cụ thể quyền hạn, trách nhiệm và thực hiện tốt hơn cơ chế phân công, phối hợp và kiểm soát quyền lực giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp trên cơ sở quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công rành mạch, phối hợp chặt chẽ và tăng cường kiểm soát quyền lực nhà nước. |
3. Tổ chức hợp lý chính quyền địa phương, phân định thẩm quyền đối với chính quyền ở nông thôn, đô thị, hải đảo. |
4. Đẩy mạnh cải cách tư pháp đồng bộ; lấy cải cách hoạt động xét xử làm trung tâm; thực hiện cơ chế công bố gắn với hoạt động điều tra. |
4. Tiếp tục hoàn thiện cơ chế bầu cử; tăng hợp lý đại biểu Quốc hội chuyên trách, phát huy tốt hơn vai trò của đại biểu và đoàn đại biểu Quốc hội. |
4. Nâng cao chất lượng hoạt động của Hội đồng Dân tộc và các ủy ban của Quốc hội. |
5. Xây dựng cơ chế phán quyết về những vi phạm Hiến pháp trong hoạt động lập pháp, hành pháp và tư pháp. |
5. Thực hiện tốt hơn chức năng giám sát tối cao. |
5. Tăng cường quyền chủ động, tự chịu trách nhiệm về hoạt động, tổ chức, nhân sự, tài chính, bổ nhiệm chức danh người đứng đầu cấp dưới; tách hoạt động hành chính với hoạt động sự nghiệp, các hoạt động công quyền với hoạt động dịch vụ... |
(Khoanh tròn chữ cái trước câu em lựa chọn)
A. Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lí, nhân dân làm chủ.
B. Đảng tổ chức, Nhà nước thực hiện, nhân dân giám sát.
C. Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra.
D. Dân biết, dân hỏi, dân làm, dân kiểm tra.
Trả lời:
Đáp án đúng là: A
(Khoanh tròn chữ cái trước câu em lựa chọn)
A. Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
B. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
C. Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh.
D. Công đoàn Việt Nam.
Trả lời:
Đáp án đúng là: A
Hành vi cần phê phán, đấu tranh |
Thái độ, việc làm cần thực hiện |
1. |
|
2. |
|
3. |
|
4. |
|
5. |
|
Trả lời:
Hành vi cần phê phán, đấu tranh |
Thái độ, việc làm cần thực hiện |
1. Lợi dụng mạng xã hội để lan truyền thông tin bịa đặt |
Không được bỏ qua những hành vi vi phạm này, cần phải lên án, nhà nước cần có những biện pháp xử lí thỏa đáng về thông tin mạng. |
2. Lợi dụng những sơ hở, thiếu sót trong quản lý kinh tế, văn hóa, xã hội, khai thác thông tin trên báo chí chính thống về những vụ việc tiêu cực xảy ra trong đời sống xã hội để hư cấu, xuyên tạc, thổi phồng. |
Lên án gay gắt. Cơ quan chức năng cần phải nghiêm trị, răn đe. |
3. Tham nhũng, lãng phí, quan liêu |
- Nhà nước cần triệt để hành động để hệ thống cán bộ quản lý nhà nước trong sạch. |
Nguyên tắc |
Ví dụ |
1. Đảm bảo quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân. |
|
2. Đảm bảo tính pháp quyền. |
|
3. Đảm bảo tập trung dân chủ, lãnh đạo tập thể, cá nhân phụ trách. |
|
4. Đảm bảo quyền lực nhà nước là tập trung thống nhất, không phân chia, nhưng có sự phân công, phối hợp và kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực thi các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp. |
|
Trả lời:
Nguyên tắc |
Ví dụ |
1. Đảm bảo quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân. |
- Tổng tuyển cử bầu Quốc hội. |
2. Đảm bảo tính pháp quyền. |
- Tính pháp quyền được khẳng định trong Hiến pháp năm 2013. |
3. Đảm bảo tập trung dân chủ, lãnh đạo tập thể, cá nhân phụ trách. |
- Nội dung của cá nhân phụ trách là khi công việc của Đảng, của cấp uỷ, của tập thể sau khi đã được bàn bạc thấu đáo đi đến ra nghị quyết hoặc quyết định thì phải được phân công cho từng người phụ trách thi hành. Việc gì một người không làm được thì phải giao cho một tập thể thực hiện. Nếu tập thể thực hiện thì cũng phải có người đứng đầu tập thể đó chịu trách nhiệm chính. Người phụ trách là người phải có đủ năng lực, tinh thần trách nhiệm, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm. Cá nhân phụ trách trên cơ sở tập thể lãnh đạo nghĩa là phải quyết tâm tổ chức thực hiện đúng việc tập thể đã bàn, đã quyết |
4. Đảm bảo quyền lực nhà nước là tập trung thống nhất, không phân chia, nhưng có sự phân công, phối hợp và kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực thi các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp. |
- Về phương diện chính trị, quyền lực nhà nước tập trung thống nhất ở Nhân dân, thể hiện qua nguyên tắc “Chủ quyền nhân dân”. - Về phương diện tổ chức thực hiện, quyền lực nhà nước thống nhất ở Quốc hội. |
(Khoanh tròn chữ cái trước câu em lựa chọn)
A. Nhà nước.
B. Mặt trận Tổ quốc.
C. Quốc hội.
D. Công đoàn.
Trả lời:
Đáp án đúng là: C
(Khoanh tròn chữ cải trước câu em lựa chọn)
A. Hội Nhà báo Việt Nam.
B. Hội Cựu chiến binh Việt Nam.
C. Hội Nông dân Việt Nam.
D. Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam.
Trả lời:
Đáp án đúng là: C
(Khoanh tròn chữ cái trước câu em lựa chọn)
A. Chị M là Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ của huyện X.
B. Anh K là Chủ nhiệm câu lạc bộ nghệ thuật phường Y.
C. Bà N là thành viên của đội văn nghệ Hoạ Mi thuộc xã Z.
D. Ông T là chủ trang trại nuôi tôm thẻ trắng ở thôn V.
Trả lời:
Đáp án đúng là: A
(Khoanh tròn chữ cái trước câu em lựa chọn)
A. Góp ý cho dự thảo Báo cáo tổng kết công tác Đoàn Thanh niên.
B. Phổ biến quy định về bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân.
C. Tổ chức lấy ý kiến nhân dân về việc sửa đổi văn bản pháp luật.
D. Triển khai thực hiện nhiệm vụ của Hội Nông dân nhiệm kì mới.
Trả lời:
Đáp án đúng là: A
(Khoanh tròn chữ cái trước cậu em lựa chọn)
A. Chị M tố cáo hành vi chống phá Đảng và Nhà nước.
B. Ông D khiếu nại về quyết định xử phạt của cảnh sát giao thông.
C. Anh P đầu tư vốn và công nghệ để cải tiến quy trình sản xuất.
D. Cô N biên soạn tài liệu chuyển đổi kĩ thuật số cho học sinh.
Trả lời:
Đáp án đúng là: A
Bài tập 17 trang 76 SBT Kinh tế pháp luật 10: Xử lí tình huống
Tình huống 1. Anh M đã sử dụng Facebook kết bạn với Q, thông qua mạng xã hội này M hướng dẫn (đăng nhập vào một trang mạng có tên là "VT” và đề nghị Q chia sẻ những thông tin đọc được với bạn bè, người thân. Khi Q truy cập trang "VT". Q đã phát hiện thấy nhiều bài viết, thông tin có nội dung phản ánh sai lệch sự việc, vu cáo, bịa đặt, nói xấu chế độ xã hội chủ nghĩa. Q đã kể lại những thông tin này với A và P. A cho rằng đó chỉ là những thông tin trên mạng nên không cần để ý, nhưng P thì thấy rằng đây là việc phải báo với cơ quan chức năng.
a) Em hãy nhận xét suy nghĩ và việc làm của M, Q, A, P.
b) Nếu là người được Q kể lại những thông tin trên trang “VT", em sẽ xử lí như thế nào? Vì sao?
Tình huống 2. Trong bối cảnh các thế lực thù địch đang tìm mọi cách để chống phá đất nước ta trên nhiều lĩnh vực, nếu ở nơi em sinh sống phát hiện thấy kẻ xấu phát tờ rơi tuyên truyền nói xấu Đảng, Nhà nước, chính quyền địa phương, em sẽ chọn cách nào dưới đây để thực hiện nghĩa vụ công dân trong việc bảo vệ Nhà nước và chính quyền nhân dân mà vẫn đảm bảo an toàn cho bản thân? Hãy giải thích vì sao em chọn cách làm đó mà không chọn các cách còn lại.
Cách 1. Trao đổi về nội dung tờ rơi với các bạn trong lớp.
Cách 2. Báo với cô giáo chủ nhiệm về nội dung của tờ rơi.
Cách 3. Đưa lên trang Facebook nội dung của tờ rơi này.
Tình huống 3. Sau 29 năm là quân nhân chuyên nghiệp, ông Q xuất ngũ và trở về quê hương sinh sống. Ông Q mong muốn được làm việc trong hệ thống chính trị ở địa phương để tiếp tục đóng góp sức mình phục vụ quê hương.
a) Em nhận xét như thế nào về nguyện vọng của ông Q.
b) Theo em, tổ chức chính trị - xã hội nào có thể đáp ứng được nguyện vọng của ông Q? Vì sao?
Trả lời:
* Xử lí tình huống 1:
Trả lời:
- Yêu cầu a) Việc làm của M, A là không đúng, chưa có ý thức tố cáo những việc làm sai trái. Q và P đã có ý thức lên án, phê phán về những hành động sai trái đó.
Yêu cầu b) Em sẽ nói với Q không được chia sẻ lại những thông tin đó và báo cáo lên chính quyền địa phương, cơ quan chức năng để giải quyết vấn đề.
* Xử lí tình huống 2: Em lựa chọn cách 2 là báo với cô giáo chủ nhiệm về nội dung của tờ rơi vì tờ rơi tuyên truyền nói xấu Đảng, Nhà nước, chính quyền địa phương không nên đem ra bàn tán, trao đổi, tiết lộ cho ai và lên bất kì trang mạng xã hội nào.
* Xử lí tình huống 3:
- Yêu cầu a) Nguyện vọng của ông Q hoàn toàn hợp lí và đáng khen ngợi.
- Yêu cầu b) Hội Cựu chiến binh Việt Nam có thể đáp ứng nguyện vọng của ông Q vì ông Q từng là quân nhân chuyên nghiệp.
Em hãy thực hiện nghĩa vụ công dân bằng cách viết ra 3 cách ứng xử phù hợp với quy định của pháp luật mà em có thể thực hiện được.
Trả lời:
- Cách 1: Tố cáo hành động đặt điều nói xấu chính quyền, cán bộ địa phương lên công an phương.
- Cách 2: Giải thích cho hàng xóm nghe hành động như thế là không đúng, có thể bị phạt vì tội đặt điều, vu khống.
- Cách 3: Tuyên truyền cho người dân biết về những hành vi vi phạm bôi nhọ danh dự, nhân phẩm của người khác sẽ phải chịu những hậu quả.
- Cấu trúc, đặc điểm, nhiệm vụ của tổ chức này.
- Những đóng góp của tổ chức này đối với người dân địa phương.
Trả lời:
(*) Tìm hiểu về: Mặt trận tổ quốc Việt Nam
- Mặt trận tổ quốc Việt Nam luôn được xem là tổ chức đại diện cho ý chí đại đoàn kết và nguyện vọng chân chính của nhân dân các tầng lớp trên toàn đất nước.
- Đây là nơi tập hợp trí tuệ của con người Việt Nam yêu nước, nơi thống nhất hành động giữa các tổ chức thành viên, phối hợp với chính quyền thực hiện nền dân chủ, chăm lo bảo vệ lợi ích chính đáng của các tầng lớp nhân dân.
- Mặt trận tổ quốc Việt Nam còn có vai trò quan trọng trong việc giám sát, bảo vệ, tham gia xây dựng Nhà nước, quản lí xã hội.
- Hiện nay, mặt trận tổ quốc Việt Nam được thành lập theo cơ chế bầu cử dân chủ được phân cấp để hoạt động trong phạm vi toàn quốc.
=> Như vậy, ta nhận thấy, mặt trận tổ quốc Việt Nam là một tổ chức liên minh chính trị, liên hiệp tự nguyện của tổ chức chính trị, các tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức xã hội và các cá nhân tiêu biểu trong các giai cấp, các tầng lớp xã hội, dân tộc, tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài. Thông qua những phân tích được nêu cụ thể bên trên thì Mặt trận Tổ quốc Việt Nam có vị trí và vai trò hết sức quan trọng trong hệ thống chính trị của đất nước ta.
Những việc đã làm |
Kết quả |
Hướng khắc phục những việc kết quả chưa tốt |
|
Tốt |
Chưa tốt |
||
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Trả lời:
Những việc đã làm |
Kết quả |
Hướng khắc phục những việc kết quả chưa tốt |
|
Tốt |
Chưa tốt |
||
Tích cực góp ý với báo cáo của Đoàn trường |
|
X |
Cần đóng góp nhiều ý kiến hay và đưa ra những biện pháp cụ thể, hợp lí. |
Tham gia hành động do Đoàn thanh niên phát động về ngày hội Trung thu |
X |
|
|
SBT KTPL 10 Bài 10: Lập kế hoạch tài chính cá nhân
SBT KTPL 10 Bài 11: Công dân với hệ thống chính trị nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
SBT KTPL 10 Bài 12: Bộ máy nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
SBT KTPL 10 Bài 13: Chính quyền địa phương
SBT KTPL 10 Bài 14: Hiến pháp nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Lý thuyết Kinh tế pháp luật 10 Bài 11: Hệ thống chính trị nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
1. Cấu trúc của hệ thống chính trị nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
a) Các thành tố của hệ thống chính trị ở Việt Nam
- Hệ thống chính trị nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện nay là một chỉnh thể thống nhất, gắn bó hữu cơ, bao gồm: Đảng Cộng sản Việt Nam; Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam; Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam để thực hiện đầy đủ quyền làm chủ của nhân dân và xây dựng đất nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
|
|
Cờ của Đảng Cộng sản Việt Nam |
Biểu tượng Mặt trận Tổ quốc Việt Nam |
b) Đặc điểm của hệ thống chính trị ở Việt Nam
- Hệ thống chính trị Việt nam có đặc điểm:
+ Do duy nhất Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo;
+ Được xây dựng trên nên tảng lí luận của chủ nghĩa Mác – Lê-nin và tư tưởng Hồ Chí Minh;
+ Được tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc tập trung dân chủ;
+ Đảo đảm sự thống nhất giữa bản chất của giai cấp công nhân và tính nhân dân, tính dân tộc rộng rãi.
2. Nguyên tắc hoạt động của hệ thống chính trị nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
- Hệ thống chính trị nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam hoạt động dựa trên các nguyên tắc:
+ Đảm bảo quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân.
Nhân dân tham gia bầu cử để bầu ra các đại biểu của mình vào bộ máy nhà nước
+ Đảm bảo tính pháp quyền;
+ Đảm bảo tập trung dân chủ, lãnh đạo tập thể, cá nhân phụ trách;
+ Đảm bảo quyền lực nhà nước là tập trung thống nhất, không phân chia, nhưng có sự phân công, phối hợp và kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực thi các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp.