SBT Kinh tế Pháp luật 10 Bài 13 (Cánh diều): Chính quyền địa phương

2.8 K

Với giải sách bài tập Kinh tế Pháp luật 10 Bài 13: Chính quyền địa phương sách Cánh diều hay, chi tiết giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong SBT Kinh tế Pháp luật 10. Mời các bạn đón xem:

Giải SBT Kinh tế Pháp luật lớp 10 Bài 13: Chính quyền địa phương

Bài tập 1 trang 84 SBT Kinh tế pháp luật 10: Em hãy quan sát các hình ảnh dưới đây và cho biết hình ảnh nào không nói về chính quyền địa phương.

SBT Kinh tế Pháp luật 10 Bài 13 (Cánh diều): Chính quyền địa phương  (ảnh 1)

Trả lời: 

- Hình ảnh không nói về chính quyền địa phương là: Trường trung học phổ thông Tấc Vân và ảnh trường Tiều học đang diễn ra thể dục.

Bài tập 2 trang 85 SBT Kinh tế pháp luật 10: Cơ quan nào dưới đây là cơ quan chính quyền địa phương?

(Khoanh tròn chữ cái trước câu em lựa chọn)

A. Uỷ ban nhân dân tỉnh Long An.

B. Hội đồng nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế.

C. Toà án nhân dân huyện Đầm Hà, tỉnh Quảng Ninh.

D. Viện kiểm sát nhân dân quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội.

E. Uỷ ban nhân dân huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên.

G. Uỷ ban nhân dân huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai.

H. Hội đồng nhân dân thành phố Pleiku.

I. Trường Trung học phổ thông Chuyên Trần Phú, thành phố Hải Phòng.

K. Trường Đại học Quy Nhơn.

L. Uỷ ban nhân dân xã Lý Thường Kiệt, huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên.

M. Hội đồng nhân dân xã Tự Tân, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình. 

Trả lời: 

- Chọn các đáp án: A, B, E, G, H, L, M

Bài tập 3 trang 85 SBT Kinh tế pháp luật 10Hội đồng nhân dân các cấp do ai bầu ra?

(Khoanh tròn chữ cái trước câu em lựa chọn)

A. Do cử tri ở địa phương bầu ra.

B. Do công dân ở địa phương bầu ra.

C. Do cán bộ địa phương bầu ra.

D. Do tất cả nhân dân ở địa phương bầu ra.

Trả lời:

Đáp án đúng là: A

Bài tập 4 trang 85 SBT Kinh tế pháp luật 10Hội đồng nhân dân các cấp là cơ quan:

A. công tác nhà nước ở địa phương.

B. quyền lực nhà nước ở địa phương

C. điều hành sản xuất ở địa phương.

D. quản lí nhà nước ở địa phương. 

Trả lời:

Đáp án đúng là: B

Bài tập 5 trang 85 SBT Kinh tế pháp luật 10: Uỷ ban nhân dân các cấp là cơ quan:

A. đại biểu của nhân dân địa phương.

B. hành chính nhà nước ở địa phương.

C. tổ chức sản xuất ở địa phương.

D. bảo vệ nhà nước ở địa phương.

Trả lời:

Đáp án đúng là: B

Bài tập 6 trang 85 SBT Kinh tế pháp luật 10Hoạt động nào dưới đây không phải là hoạt động của Hội đồng nhân dân? 

(Khoanh tròn chữ cái trước câu em lựa chọn)

A. Hoạt động được đảm bảo bằng các kì họp. 

B. Hoạt động thông qua việc tổ chức sản xuất kinh doanh. 

C. Ban hành các nghị quyết về phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương.

D. Hoạt động của các Ban và các đại biểu Hội đồng nhân dân.

Trả lời:

Đáp án đúng là: C

Bài tập 7 trang 86 SBT Kinh tế pháp luật 10: Sắp xếp mỗi hoạt động dưới đây cho phù hợp với Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân.

(Đánh dấu X vào ô tương ứng)

Hoạt động

Hội đồng nhân dân

Ủy ban nhân dân

A. Tổ chức việc thi hành Hiến pháp và pháp luật ở địa phương.

 

 

B. Giám sát việc tuân theo Hiến pháp và pháp luật ở địa phương và việc thực hiện nghị quyết của Hội đồng nhân dân.

 

 

C. Tổ chức thực hiện các nhiệm vụ do cơ quan nhà nước cấp trên giao.

 

 

D. Quyết định các vấn đề của địa phương do luật quyết định.

 

 

E. Tổ chức thực hiện nghị quyết của Hội đồng nhân dân.

 

 

Trả lời:

Hoạt động

Hội đồng nhân dân

Ủy ban nhân dân

A. Tổ chức việc thi hành Hiến pháp và pháp luật ở địa phương.

 

X

B. Giám sát việc tuân theo Hiến pháp và pháp luật ở địa phương và việc thực hiện nghị quyết của Hội đồng nhân dân.

X

 

C. Tổ chức thực hiện các nhiệm vụ do cơ quan nhà nước cấp trên giao.

 

X

D. Quyết định các vấn đề của địa phương do luật quyết định.

X

 

E. Tổ chức thực hiện nghị quyết của Hội đồng nhân dân.

 

X

Bài tập 8 trang 96 SBT Kinh tế pháp luật 10: Hoạt động nào dưới đây không phải là hoạt động của Uỷ ban nhân dân?

(Khoanh tròn chữ cái trước cậu em lựa chọn) 

A. Hoạt động của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân.

B. Hoạt động của tập thể.

C. Hoạt động của các đoàn thể quần chúng.

D. Hoạt động của các thành viên Uỷ ban nhân dân.

Trả lời:

Đáp án đúng là: B

Bài tập 9 trang 86 SBT Kinh tế pháp luật 10Đọc câu chuyện

TIÊN YÊN TRÊN ĐÀ PHÁT TRIỂN

Ngay từ những ngày đầu năm, thực hiện Nghị quyết của Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân huyện Tiên Yên, tỉnh Quảng Ninh đã chủ động xây dựng và chỉ đạo triển khai thực hiện xuyên suốt chủ đề công tác năm của huyện là "Giữ vững địa bàn an toàn, siết chặt quản lí đất đai, tài nguyên; đột phá thu hút đầu tư, xây dựng nông thôn mới nâng cao và kiểu mẫu; từng bước phát triển hạ tầng kinh tế xã hội đồng bộ". Huyện chú trọng gắn vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu trong lãnh đạo, triển khai các chỉ tiêu đã đề ra, nhất là các chỉ tiêu phát triển kinh tế, xã hội.

Dồn lực thu ngân sách

Mặc dù chịu ảnh hưởng của dịch COVID-19, nhưng năm 2021, các ngành kinh tế của Tiên Yên vẫn đạt tốc độ tăng trưởng khá, cơ bản đảm bảo mục tiêu tăng trưởng. Kết quả nhiều lĩnh vực tăng so với năm 2020, như nông nghiệp tăng 9,6 %; thương mại, dịch vụ tăng 12,2%. Đặc biệt, lĩnh vực công nghiệp xây dựng tăng 67%. Tổng giá trị sản xuất nền kinh tế đạt trên 4 100 tỉ đồng (tăng 30,5% so với năm 2020).

Bên cạnh đó, Uỷ ban nhân dân huyện Tiên Yên đã chỉ đạo sâu sát công tác thu, tận thu ngân sách, đặc biệt là các nguồn thu mới triển khai trên địa bàn. Tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện năm 2021 đạt hơn 138 tỉ đồng (đạt 124% dự toán tỉnh giao). Thu ngân sách địa phương đạt 800 tỉ đồng (đạt 134% dự toán tỉnh giao). Tổng nguồn vốn huy động tại địa phương đạt trên 2 000 tỉ đồng (tăng 12,6% so với năm 2020).

Bên cạnh việc dồn lực để thu ngân sách, thực hiện nghị quyết của Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân đã chỉ đạo tái cơ cấu ngành nông nghiệp gắn với triển khai thực hiện xây dựng nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu; hình thành chuỗi sản xuất hàng hoá với giá trị cao.

Tháng 01/2021, Tiên Yên được Chính phủ công nhận huyện đạt “Nông thôn mới năm 2019”, trở thành điểm sáng về xây dựng nông thôn mới vùng Đông Bắc của tỉnh. Đến nay, toàn huyện có 6 xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu, 2 xã nông thôn mới nâng cao, 2 xã đạt chuẩn nông thôn mới. 

Xây dựng trung tâm văn hoá giàu bản sắc dân tộc.

Đi đôi với phát triển kinh tế, công tác an sinh xã hội, y tế, giáo dục và đào tạo tiếp tục được chính quyền huyện quan tâm triển khai đạt nhiều kết quả tích cực. Tỉ lệ hộ nghèo trong năm giảm sâu, vượt kế hoạch đề ra. Theo chuẩn nghèo giai đoạn 2016 - 2020, tỉ lệ hộ nghèo còn 0,1%; hộ cận nghèo còn 0,63%.

Quốc phòng, an ninh, trật tự an toàn xã hội được đảm bảo, công tác chỉ đạo, triển khai diễn tập tại khu vực phòng thủ huyện Tiên Yên năm 2021 được thực hiện bài bản, an toàn tuyệt đối, đạt hiệu quả cao. Công tác tiếp công dân, giải quyết đem thư, khiếu nại, tố cáo được thực hiện tốt, nhiều vụ việc tồn đọng đã được quan tâm giải quyết dứt điểm. 

a) Hoạt động của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân huyện Tiên Yên được thể hiện như thế nào qua thông tin trên?

b) Vì sao huyện Tiên Yên có sự phát triển tốt về kinh tế xã hội?

Trả lời:

Yêu cầu a) Hoạt động của Hội đồng nhân dân: Hội đồng nhân dân ra nghị quyết để Ủy ban nhân dân huyện Tiên Yên triển khai thực hiện.

Hoạt động của Ủy ban nhân dân: chỉ đạo công tác thu, tận thu ngân sách, chỉ đạo tái cơ cấu ngành nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới, công tác an sinh xã hội, y tế, giáo dục, đảm bảo Quốc phòng, an ninh, trật tự an toàn xã hội .

- Yêu cầu b) Huyện Tiên Yên có sự phát triển tốt về kinh tế xã hội vì Hội đồng nhân dân có nghị quyết ban hành chi tiết, rõ ràng và được Ủy ban nhân dân thực hiện một cách nghiêm túc. 

Bài tập 10 trang 88 SBT Kinh tế pháp luật 10: Tại một cuộc họp của Uỷ ban nhân dân xã S, một uỷ viên Hội đồng nhân dân đề nghị Hội đồng nhân dân ban hành kế hoạch phát triển kinh tế và trật tự an toàn ở địa phương trong hai năm 2021, trong đó đề nghị phân công hai uỷ viên trực tiếp chỉ đạo thực hiện công tác này. Một uỷ viên khác của Hội đồng nhân dân phát biểu không đồng ý, vì cho rằng đây là nhiệm vụ hoạt động của Uỷ ban nhân dân, không phải của Hội đồng nhân dân.

Theo em, ý kiến nào trên đây là đúng? Vì sao?

Trả lời: 

- Ý kiến đề nghị Hội đồng nhân dân ban hành kế hoạch phát triển kinh tế và trật tự an toàn ở địa phương trong hai năm 2021, trong đó đề nghị phân công hai uỷ viên trực tiếp chỉ đạo thực hiện công tác là đúng vì Hội đồng nhân dân có quyền hành ban hành các quyết định để cấp dưới - Ủy ban nhân dân thực hiện.

Bài tập 11 trang 88 SBT Kinh tế pháp luật 10: Anh C làm hồ sơ dự tuyển vào một công ty nên anh chuẩn bị các giấy tờ cần thiết theo quy định. Nhưng khi anh A chuẩn bị đến Uỷ ban nhân dân xã để chứng thực bằng tốt nghiệp trung học phổ thông và giấy khai sinh thì chị A lại nói Uỷ ban nhân dân không có quyền chứng thực các giấy tờ này. Anh C băn khoăn không biết Uỷ ban nhân dân xã có thẩm quyền chứng thực bằng tốt nghiệp và giấy khai sinh hay không?

Em hãy giúp anh C giải quyết nỗi băn khoăn này.

Trả lời: 

- Theo Điều 5 Nghị định 23/2015/NĐ-CP quy định thì Ủy ban nhân dân có thẩm quyền để chứng thực bằng tốt nghiệp và giấy khai sinh.

Bài tập 12 trang 88 SBT Kinh tế pháp luật 10: Trong buổi trao đổi về chính quyền địa phương, ở lớp 10A có ý kiến cho rằng, Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân cấp xã, huyện đều có chung chức năng và hoạt động, vì đều có chung một trụ sở làm việc, đều có chung mục tiêu xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương.

Theo em, ý kiến trên đây là đúng hay sai? Vì sao?

Trả lời: 

- Ý kiến trên là sai. Hội đồng nhân dân và ủy ban nhân dân đều có chung mục tiêu xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương tuy nhiên mỗi một cơ quan sẽ có những chức năng, nhiệm vụ khác nhau. Trong khi Hội đồng nhân dân quyết định các vấn đề của địa phương do luật định còn Ủy ban nhân dân tổ chức việc thi hành theo nghị định.

Bài tập 13 trang 88 SBT Kinh tế pháp luật 10: Trước năm 2015, tình hình kinh tế - xã hội ở một số xã trong huyện M gặp nhiều khó khăn, còn nhiều gia đình nghèo khó túng thiếu, trong khi huyện N và huyện D bên cạnh đã có bước phát triển mới về kinh tế - xã hội. Trước tình hình này, chính quyền địa phương huyện đã cử một số cán bộ đi học tập kinh nghiệm, tìm hiểu về các mô hình hoạt động sản xuất của huyện N và huyện D. Sau đợt học tập kinh nghiệm này, Hội đồng nhân dân huyện M đã ban hành nghị quyết về phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011 - 2020 và các năm tiếp theo, Uỷ ban nhân dân huyện đã triển khai kế hoạch thực hiện Nghị quyết của Hội đồng nhân dân, phản công trách nhiệm cho các thành viên Uỷ ban nhân dân tổ chức thực hiện. Với hoạt động của chính quyền địa phương, đến nay huyện M đã trở thành một huyện giàu có và vững bước đi lên trên con đường phát triển.

Em hãy cho biết chức năng của Hội đồng nhân dân huyện M đã được thể hiện như thế nào trong thông tin trên.

Trả lời: 

- Hội đồng nhân dân đã có những chủ trương, biện pháp quan trọng là đi học tập kinh nghiệm để tích lũy kiến thức, kinh nghiệm để phát huy tiềm răng của địa phương, xây dựng và phát triển địa phương về kinh tế - xã hội, cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân địa phương, làm tròn nghĩa vụ của địa phương đối với cả nước.

Bài tập 14 trang 88 SBT Kinh tế pháp luật 10Vì sao mỗi công dân cần có trách nhiệm bảo vệ và xây dựng chính quyền địa phương? 

Trả lời: 

- Mỗi công dân cần có trách nhiệm bảo vệ và xây dựng chính quyền địa phương vì:

+ Đó là trách nhiệm và nghĩa vụ của nhân dân.

+ Ý kiến của nhân dân là thước đo chính xác nhất để chính quyền địa phương tiếp thu ý kiến và có những giải pháp sửa đổi cụ thể.

Bài tập 15 trang 88 SBT Kinh tế pháp luật 10Là học sinh, em và các bạn cần làm gì để góp phần xây dựng chính quyền địa phương ở quê hương em?

Trả lời: 

- Để góp phần xây dựng chính quyền địa phương ở quê hương, em và các bạn cần:

+ Tham gia tích cực các hoạt động tập thể ở địa phương như: sinh hoạt văn hóa, văn nghệ; thể dục thể thao, hoạt động từ thiện...

+ Tham gia tuyên truyền việc thực hiện tốt các đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước

+ Tham gia bầu cử HĐND các cấp khi đủ tuổi.

Xem thêm các bài giải SBT Kinh tế pháp luật lớp 10 Cánh diều hay, chi tiết khác:

SBT KTPL 10 Bài 12: Bộ máy nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

SBT KTPL 10 Bài 13: Chính quyền địa phương

SBT KTPL 10 Bài 14: Hiến pháp nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

SBT KTPL 10 Bài 15: Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về chế độ chính trị

SBT KTPL 10 Bài 16: Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân

Lý thuyết Kinh tế pháp luật 10 Bài 13: Chính quyền địa phương

1. Hội đồng nhân dân

a) Vị trí, chức năng của Hội đồng nhân dân

- Hội đồng nhân dân các cấp do cử tri ở địa phương bầu ra, là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương, đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của Nhân dân.

- Hội đồng nhân dân có chức năng và nhiệm vụ là:

+ Quyết định các vấn đề của địa phương do luật định

+ Giám sát việc tuân theo Hiến pháp và pháp luật ở địa phương và việc thực hiện nghị quyết của Hội đồng nhân dân.

Lý thuyết KTPL 10 Cánh diều Bài 13: Chính quyền địa phương | Kinh tế Pháp luật 10

Kì họp thứ nhất của Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội

b) Cơ cấu tổ chức của Hội đồng nhân dân

- Hội đồng nhân dân gồm các đại biểu Hội đồng nhân dân do cử tri ở địa phương bầu ra.

- Các chức danh chủ chốt của Hội đồng nhân dân gồm:

+ Chủ tịch

+ Phó Chủ tịch

+ Các uỷ viên là Trưởng ban của Hội đồng nhân dân (gọi chung là Thường trực Hội đồng nhân dân).

- Hội đồng nhân dân được phân chia thành ba cấp:

+ Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương

+ Hội đồng nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương

+ Hội đồng nhân dân xã, phường, thị trấn.

Lý thuyết KTPL 10 Cánh diều Bài 13: Chính quyền địa phương | Kinh tế Pháp luật 10

Kì họp thứ 5 của HĐND xã Ba Đồn (huyện Quảng Trạch)

c) Hoạt động của của Hội đồng nhân dân

- Hoạt động của Hội đồng nhân dân được bảo đảm bằng các kì họp Hội đồng nhân dân (mỗi năm ít nhất hai ki), hoạt động của Thường trực Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân, các Ban của Hội đồng nhân dân và của các đại biểu Hội đồng nhân dân.

2. Ủy ban nhân dân

a) Vị trí, chức năng của Ủy ban nhân dân

- Ủy ban nhân dân ở cấp chính quyền địa phương do Hội đồng nhân dân cùng cấp bầu là cơ quan chấp hành của Hội đồng nhân dân, cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương, chịu trách nhiệm trước Hội đồng nhân dân và cơ quan hành chính nhà nước cấp trên.

- Chức năng của Ủy ban nhân dân:

+ Tổ chức việc thi hành Hiến pháp và pháp luật ở địa phương;

+ Tổ chức thực hiện nghị quyết của Hội đồng nhân dân và thực hiện các nhiệm vụ do cơ quan nhà nước cấp trên giao.

b) Cơ cấu tổ chức và hoạt động của Ủy ban nhân dân

- Uỷ ban nhân dân được phân chia thành 3 cấp:

+ Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương

Lý thuyết KTPL 10 Cánh diều Bài 13: Chính quyền địa phương | Kinh tế Pháp luật 10

Trụ sở UBND thành phố Hồ Chí Minh

+ Uỷ ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương

+ Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn.

- Uỷ ban nhân dân gồm có Chủ tịch, Phó Chủ tịch và các uỷ viên.

- Khi quyết định những vấn đề quan trọng của địa phương, Uỷ ban nhân dân phải thảo luận tập thể và quyết định theo đa sổ

- Cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân được tổ chức ở cấp tỉnh, cấp huyện, là cơ quan tham mưu, giúp Uỷ ban nhân dân thực hiện chức năng quản lí Nhà nước về ngành, lĩnh vực ở địa phương.

- Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước Hội đồng nhân dân cùng cấp và trước Chính phủ Lý ban nhân dân các cấp dưới tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước Hội đồng nhân dân cùng cấp và Uỷ ban nhân dân cấp trên trực tiếp.

- Tổ chức và hoạt động của Uỷ ban nhân dân theo nguyên tắc tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách kết hợp với chế độ thủ trưởng, thể hiện qua các hoạt động Hoạt động tập thể của Uỷ ban nhân dân, Hoạt động của Chủ tịch và các thành viên của Uỷ ban nhân dân.

Lý thuyết KTPL 10 Cánh diều Bài 13: Chính quyền địa phương | Kinh tế Pháp luật 10

Một kì Hội nghị của UBND thành phố Hà Nội

3. Thực hiện nghãi vụ công dân trong bảo vệ, xây dựng và hoàn thiện chính quyền địa phương

- Chính quyền địa phương là chính quyền của nhân dân, có trách nhiệm quản lí mọi mặt của đời sống xã hội ở địa phương, bảo đảm và bảo vệ các quyền, lợi ích hợp pháp của nhân dân.

- Là công dân, mỗi chúng ta cần tích cực bảo vệ, tham gia xây dựng chính quyền địa phương bằng những việc làm thiết thực:

+ Tuân thủ pháp luật của Nhà nước và các văn bản quản lí của chính quyền địa phương về an ninh, trật tự, kinh tế, văn hoá, xã hội, giáo dục, môi trường,...

Lý thuyết KTPL 10 Cánh diều Bài 13: Chính quyền địa phương | Kinh tế Pháp luật 10

Đoàn viên Thanh niên tham gia tích cực vào công tác bảo vệ môi trường ở địa phương

+ Thực hiện đầy đủ nghĩa vụ công dân ở địa phương mình.

+ Có ý thức tham gia vào công việc quản lý nhà nước ở địa phương phù hợp với lứa tuổi.

+ Tích cực tuyên truyền, vận động mọi người tham gia bảo vệ, xây dựng và hoàn thiện chính quyền địa phương, đấu tranh phê phán các hành vi chống phá nhà nước ở địa phương.

Đánh giá

0

0 đánh giá