Hãy kể chuyện về một nhân vật lịch sử mà em yêu thích

9.3 K

Với giải Câu 3 trang 15 SBT Ngữ Văn lớp 7 Cánh diều chi tiết trong Bài 1: Tiểu thuyết và truyện ngắn giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong SBT Ngữ Văn 7. Mời các bạn đón xem:

Giải sách bài tập Ngữ Văn lớp 7 Bài 1: Tiểu thuyết và truyện ngắn

Câu 3 trang 15 SBT Ngữ Văn lớp 7 Tập 1: Hãy kể chuyện về một nhân vật lịch sử mà em yêu thích

Trả lời:

Tham khảo bài viết sau:

“TRẦN QUỐC TOẢN

    Mới 15 tuổi, tính theo “tuổi ta” là 16, nhưng chàng thiếu niên này đã hừng hực chí lớn muốn diệt giặc bạo tàn, bảo vệ sự toàn vẹn cho non sông nước Việt. Chàng thiếu niên dũng mãnh ấy đã từng bóp nát quả cam vua ban vì không được dự bàn việc nước, dốc lòng xông pha trận mạc với là cờ thêu sáu chữ vàng “Phá cường địch, báo hoàng ân”, nổi danh sử sách. Có lẽ, nói đến đây ai cũng biết, chàng thiếu niên ấy chính là Hoài Văn vương Trần Quốc Toản.

   Trần Quốc Toản sinh năm 1267, là con trai của Trung Thành vương (sử liệu không ghi rõ Trung Thành vương có tên thật là gì), nên được phong là Hoài Văn hầu.

   Trước khi Hoài Văn hầu chào đời 10 năm, quân, dân Đại Việt đã khiến giặc Nguyên Mông thua tan tác trong trận quyết chiến Đông Bộ Đầu, giành thắng lợi tưng bừng trong cuộc kháng chiến chống quân Nguyên Mông lần thứ nhất. Biết rằng giặc Nguyên Mông không bao giờ từ bỏ giấc mộng thôn tính Đại Việt, triều đình nhà Trần một mặt giảng hòa với nhà Nguyên, một mặt tích cực chuẩn bị lực lượng sẵn sàng ứng phó. Suốt từ năm 1258 trở đi, trong khoảng 1/4 thế kỷ, nhà Trần áp dụng phương sách đối ngoại mềm dẻo, linh hoạt nhưng cũng không kém phần cương quyết, không ít lần vua Trần khéo léo từ chối những yêu sách quá quắt của Hốt Tất Liệt, hoàng đế Nguyên Mông. Điều này càng khiến Hốt Tất Liệt nung nấu quyết tâm thôn tính Đại Việt và càng ngày càng đưa ra những yêu sách quá quắt để “nắn gân” và “dọn đường” cho cuộc tấn công xuống Đại Việt. Đó là lý do vua Trần triệu tập hội nghị Bình Than vào tháng 10 năm 1282, khởi đầu cho câu chuyện “bóp nát quả cam” hy hữu trong lịch sử của Trần Quốc Toản.

   Trước nguy cơ giặc Nguyên Mông đánh chiếm Đại Việt hiện hữu, tháng 10 năm 1282, vua Trần Nhân Tông triệu tập Hội nghị Bình Than để bàn phương hướng kháng chiến, tiến cử và quyết định nhân sự cho cuộc kháng chiến khi Nguyên Mông xua quân đánh chiếm nước ta. Hội nghị này bao gồm quan lại, vương hầu và được đích thân vua Trần chủ trì. Do mới 16 tuổi (theo cách tính tuổi như bây giờ thì khi ấy, Trần Quốc Toản mới 15 tuổi), nên Hoài Vương hầu không được mời dự Hội nghị. Tuy vậy, Hoài Vương hầu vẫn tới bến Bình Than, đòi được vào dự Hội nghị. Bị lính canh chặn cửa, Hoài Văn hầu vặn hỏi:

– Ta là Hoài Văn hầu, quan gia truyền gọi tất cả vương, hầu tới họp. Ta là hầu, cớ sao không cho vào?

   Thấy chuyện ầm ĩ bên ngoài, Trần Nhân Tông hỏi ra mới biết chuyện, bèn cho người mang ban cho Hoài Văn hầu một quả cam và khuyên Hoài Văn hầu lui bước vì chưa đến tuổi bàn việc nước. Về chuyện này, Đại Việt sử ký toàn thư chép lại như sau: “Vua thấy Hoài Văn Hầu Trần Quốc Toản, Hoài Nhân Vương Kiện đều còn trẻ tuổi, không cho dự bàn. Quốc Toản trong lòng hổ thẹn, phẫn kích, tay cầm quả cam, bóp nát lúc nào không biết.”

   Trở về từ Hội nghị Bình Than, Hoài Văn hầu vẫn quyết tâm tìm cách đánh giặc cứu nước. Chàng thiếu niên có vóc dáng vạm vỡ hơn người do sớm thao luyện võ nghệ bèn quy tập gia nhân, trai tráng trong vùng được hơn 1000 người, rèn luyện binh khí, tích trữ lương thảo, ngày đêm luyện võ, tập trận. Trần Quốc Toản còn cho thêu trên một lá cờ lớn 6 chữ vàng: “Phá cường địch, báo hoàng ân”.

   Cuối tháng 2 năm 1285, quân Nguyên Mông ồ ạt tấn công Đại Việt. Trong các trận chiến chống giặc ngoại xâm, Trần Quốc Toản thường dẫn quân xông lên trước lính triều đình, tả xung hữu đột đương đầu trực tiếp với thế giặc đang mạnh. Lá cờ thêu 6 chữ vàng của Trần Quốc Toản xuất hiện trên nhiều mặt trận, góp phần quan trọng làm chậm bước tiến của quân Nguyên. Về chuyện này, sách Đại Việt sử ký toàn thư chép: “khi đối trận với giặc, (Hoài Văn hầu) tự mình xông lên trước quân sĩ, giặc trông thấy phải lui tránh, không dám đối địch”.

   Cảm kích trước tấm lòng trung chinh và tinh thần dũng cảm của chàng thiếu niên Hoài Văn hầu, khi Trần Nhân Tông chuẩn y mưu kế lập vườn không nhà trống, rút toàn bộ khỏi thành Thăng Long, nhà vua đã cho Hoài Văn hầu đi theo hộ giá vào Thanh Hóa.

   Do không chiếm được lương thảo, chỉ sau đó vài tháng, quân Nguyên Mông bắt đầu rơi vào tình cảnh khốn cùng. Kế vườn không nhà trống của nhà Trần đã mang lại cơ hội không thể tốt hơn cho việc tổng phản công giặc. Trong khoảng từ đầu tháng 5 tới đầu tháng 6 năm 1285, Hoài Văn hầu cùng các tướng lĩnh theo Quốc công tiết chế Trần Hưng Đạo, Thượng tướng Thái sư Trần Quang Khải và Chiêu Văn vương Trần Nhật Duật đốc quân ngược ra Bắc để phản công giặc.

   Dọc theo phòng tuyến sông Hồng, quân triều đình chia làm 3 mũi tấn công, Hoài Văn hầu theo mũi tấn công do Chiêu Thành vương và tướng quân Nguyễn Khoái chỉ huy đánh thẳng vào bến Tây Kết (gần bãi Đà Mạc-Thiên Mạc, nay thuộc địa phận huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam), khiến quân giặc thua chạy táo tác. Những chiến thắng liên tiếp có công sức không nhỏ của Trần Quốc Toản khiến quân giặc liên tục vỡ trận phải tháo chạy, trong đó có chiến thắng lịch sử ở Chương Dương Độ. Trần Quốc Toản cùng đội quân thiện chiến và lá cờ theo 6 chữ vàng hòa cùng đại quân triều đình vây khốn quân Nguyên ở thành Thăng Long, khiến Thoát Hoan phải mở đường máu qua sông Hồng để tháo chạy. Trần Quốc Toản lại dẫn quân truy đuổi, tới bờ sông Như Nguyệt thì đón đầu được quân Nguyên. Không địch nổi với Trần Quốc Toản, không vượt sông Như Nguyệt được, quân Nguyên phải tháo chạy lên Vạn Kiếp. Chàng thiếu niên dũng mãnh Trần Quốc Toản quyết truy đuổi tới cùng. Tuy nhiên, trong lúc truy đuổi, Hoài Văn hầu Trần Quốc Toản không may hy sinh. Tuy tử trận, nhưng Trần Quốc Toản đã góp công không nhỏ trong sự thành công của cuộc tổng phản công của quân đội triều đình, quét sạch bóng xâm lăng chỉ trong vòng khoảng 2 chục ngày đêm.

   Nhận được tin Hoài Văn hầu tử trận, Trần Nhân Tông rất đỗi thương tiếc. Khi đất nước sạch bóng giặc, nhà vua cử hành tang lễ rất trọng thể, đích thân làm văn tế và truy tặng Trần Quốc Toản tước Hoài Văn vương.

(Theo Trung tâm Bảo tồn Di sản Thăng Long Hà Nội, hoangthanhthanglong.vn)

Xem thêm lời giải sách bài tập văn lớp 7 Cánh diều hay, chi tiết khác:

Câu 1 trang 10 SBT Ngữ Văn lớp 7 Tập 1: Tóm tắt nội dung đoạn trích bằng một đoạn văn khoảng 6 – 8 dòng

Câu 2 trang 10 SBT Ngữ Văn lớp 7 Tập 1: Nhân vật Võ Tòng không chỉ được khắc họa ngoại hình, ngôn ngữ, hành động, suy nghĩ, … qua lời kể của nhân vật “tôi” (ngôi thứ nhất) mà còn được hiện lên qua lời người kể chuyện (ngôi thứ ba) và lời cấc nhân vật khác. Em hãy dẫn ra một số câu văn cụ thể trong văn bản tiêu biểu cho cách kể sau:

Câu 3 trang 10 SBT Ngữ Văn lớp 7 Tập 1: (Câu hỏi 3, SGK) Nêu tác dụng của việc kết hợp giữa lời kể theo ngôi thứ nhất (xưng "tôi") với lời kể theo ngôi thứ ba trong việc khắc họa nhân vật Võ Tòng.

Câu 4 trang 10 SBT Ngữ Văn lớp 7 Tập 1: (Câu hỏi 4, SGK) Hãy nêu ra một số yếu tố (ngôn ngữ, phong cảnh, tính cách con người, nếp sinh hoạt,...) trong văn bản để thấy tiểu thuyết của Đoàn Giỏi mang đậm màu sắc Nam Bộ

Câu 5 trang 10 SBT Ngữ Văn lớp 7 Tập 1: (Câu hỏi 5, SGK) Qua đoạn trích, em hiểu thêm được gì về con người và thiên nhiên của vùng đất phương Nam? Hãy nêu một chi tiết mà em thích nhất và lí giải vì sao.

Câu 6 trang 10 SBT Ngữ Văn lớp 7 Tập 1: Chi tiết con vượn bạc má xuất hiện mấy lần trong đoạn trích? Chi tiết này tạo cho em ấn tượng gì về nhân vật Võ Tòng và bối cảnh của truyện?

Câu 7 trang 10 SBT Ngữ Văn lớp 7 Tập 1: Hình ảnh nhân vật Võ Tòng hiện lên qua lời kể của chú bé An là con người như thế nào? Em có suy nghĩ hoặc nhận xét gì về nhân vật này?

Câu 8 trang 10 SBT Ngữ Văn lớp 7 Tập 1: Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

Câu 1 trang 12 SBT Ngữ Văn lớp 7 Tập 1: Phương án nào nêu đúng cách hiểu nhan đề Buổi học cuối cùng?

Câu 2 trang 12 SBT Ngữ Văn lớp 7 Tập 1: Nêu những biểu hiện khác thường mà chú bé Phrăng quan sát và cảm nhận được về “buổi học cuối cùng”.

Câu 3 trang 12 SBT Ngữ Văn lớp 7 Tập 1: (Câu hỏi 3, SGK) Phân tích một số chi tiết cụ thể (suy nghĩ, cách nhìn nhận về thầy Ha-men và thái độ đối với việc học tiếng Pháp) để làm rõ diễn biến tâm trạng của nhân vật "tôi" trong "buổi học cuối cùng"

Câu 4 trang 12 SBT Ngữ Văn lớp 7 Tập 1: (Câu hỏi 4, SGK) Đọc phần (5) của văn bản Buổi học cuối cùng, liệt kê các chi tiết miêu tả thầy Ha-men (về hành động, ngôn ngữ, ngoại hình). Các chi tiết này đã giúp tác giả khắc họa được tâm trạng gì của thầy Ha-men?

Câu 5 trang 12 SBT Ngữ Văn lớp 7 Tập 1: (Câu hỏi 5, SGK) Câu chuyện đã gợi lên trong em những suy nghĩ và tình cảm như thế nào? Em rút ra bài học gì cho bản thân sau khi học xong truyện?

Câu 6 trang 12 SBT Ngữ Văn lớp 7 Tập 1: Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

Câu 1 trang 13 SBT Ngữ Văn lớp 7 Tập 1(Câu hỏi 1, SGK) Câu chuyện được kể theo ngôi kể nào? Nêu tác dụng của việc sử dụng ngôi kể ấy trong văn bản Dọc đường xứ Nghệ.

Câu 2 trang 13 SBT Ngữ Văn lớp 7 Tập 1: (Câu hỏi 2, SGK) Những câu hỏi và sự lí giải về sự kiện lịch sử cho thấy Côn là cậu bé có tâm hồn, suy nghĩ như thế nào? Em có nhận xét gì về tính cách của nhân vật này?

Câu 3 trang 13 SBT Ngữ Văn lớp 7 Tập 1: Qua việc đứa con đi thăm các di tích lịch sử, văn hóa và giảng giải cho con hiểu về các di tích đó, nhân vật quan Phó bảng đã hướng các con đến những giá trị nào trong việc tu dưỡng làm người?

Câu 4 trang 13 SBT Ngữ Văn lớp 7 Tập 1: Qua văn bản Dọc đường xứ nghệ, em có nhận xét gì về đặc điểm tính cách của nhân vật quan Phó bảng và cậu bé Nguyễn Sinh Côn?

Câu 5 trang 13 SBT Ngữ Văn lớp 7 Tập 1: Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

Câu 1 trang 14 SBT Ngữ Văn lớp 7 Tập 1: (Bài tập 1, SGK) Tìm và giải thích nghĩa của các từ địa phương trong những câu dưới đây (ở đoạn trích Người đàn ông cô độc giữa rừng của Đoàn Giỏi). Các từ đó được sử dụng ở vùng miền nào và chúng có tác dụng gì trong việc phản ánh con người, sự vật?

Câu 2 trang 14 SBT Ngữ Văn lớp 7 Tập 1: (Bài tập 2, SGK) Những từ nào trong các câu dưới đây là từ địa phương? Chúng được sử dụng ở vùng miền nào? Giải thích nghĩa của các từ địa phương đó và nêu tác dụng của việc sử dụng chúng trong đoạn trích Dọc đường xứ Nghệ của Sơn Tùng.

Câu 3 trang 14 SBT Ngữ Văn lớp 7 Tập 1Tìm các từ địa phương trong những dòng thơ dưới đây của Tố Hữu. Cho biết các từ đó được dùng ở vùng miền nào và chúng có tác dụng gì đối với việc phản ánh con người, sự vật, sự việc ở địa phương.

Câu 4 trang 15 SBT Ngữ Văn lớp 7 Tập 1: Tìm biện pháp tu từ so sánh trong câu dưới đây. Chỉ ra nét tương đồng giữa các sự vật được so sánh với nhau.

Câu 1 trang 15 SBT Ngữ Văn lớp 7 Tập 1: Thế nào là bài văn kể về một sự việc có thật liên quan đến nhân vật hoặc sự kiện lịch sử? Để viết được bài văn theo yêu cầu này, cần chú ý những gì?

Câu 2 trang 15 SBT Ngữ Văn lớp 7 Tập 1: Viết bài văn kể về một câu chuyện có thật của người thân trong gia đình hoặc một người nổi tiếng ở địa phương em.

Xem thêm các bài giải SBT Ngữ văn lớp 7 Cánh diều hay, chi tiết khác:

Bài mở đầu

Bài 1: Tiểu thuyết và truyện ngắn

Bài 2: Thơ bốn chữ, năm chữ

Bài 3: Truyện khoa học viễn tưởng

Bài 4: Nghị luận văn học

Đánh giá

0

0 đánh giá