Sách bài tập Ngữ Văn 7 Bài 4: Nghị luận văn học | Cánh diều

3.9 K

Tailieumoi sưu tầm và biên soạn giải sách bài tập Ngữ Văn lớp 7 Bài 4: Nghị luận văn học sách Cánh diều hay, chi tiết giúp học sinh dễ dàng làm bài tập trong SBT Ngữ Văn 7. Mời các bạn đón xem:

Giải sách bài tập Ngữ Văn lớp 7 Bài 4: Nghị luận văn học

I. Bài tập đọc hiểu

Thiên nhiên và con người trong truyện Đất rừng phương Nam

Câu 1 trang 29 SBT Ngữ Văn lớp 7 Tập 1: Vì sao văn bản Thiên nhiên và con người trong truyện “Đất rừng phương Nam” là văn bản nghị luận?

Trả lời:

- Văn bản Thiên nhiên và con người trong truyện “Đất rừng phương Nam” là văn bản nghị luận vì: văn bản thuyết phục người đọc về vấn đềvề thiên nhiên và con người được nhà văn Đoàn Giỏi khắc họa trong truyện Đất rừng phương Nam.

- Giá trị nhận thức: Tác phẩm mang lại cho người đọc những hiểu biết về thiên nhiên, cảnh vật, con người Nam Bộ đồng thời cũng nhận ra những gì mình chưa biết, chưa hiểu hết và điều mình yêu thích về vùng đất phương Nam.

Câu 2 trang 29 SBT Ngữ Văn lớp 7 Tập 1: Bài Thiên nhiên và con người trong truyện “Đất rừng phương Nam” (Bùi Hồng) khác truyện Đất rừng phương Nam (Đoàn Giỏi) ở điểm nào?

A. Viết về vùng đất giàu đẹp tận cùng phía nam Tổ quốc.

B. Viết về con người và đất rừng Cà Mau, Nam Bộ.

C. Viết về giá trị của truyện Đất rừng phương Nam

D. Viết về những phẩm chất cao đẹp của con người Nam Bộ

Trả lời:

Đáp án đúng là B.

Viết về con người và đất rừng Cà Mau, Nam Bộ.

Câu 3 trang 29 SBT Ngữ Văn lớp 7 Tập 1: (Câu hỏi 3, SGK) Trong phần (3), tác giả đã so sánh hai nhân vật: ông Hai bán rắn và chú Võ Tòng. Dựa vào bài viết, em hãy chỉ ra những điểm giống nhau và khác nhau giữa hai nhân vật này.

Trả lời:

- Giống nhau: Hai người đều không có đất, quanh năm ở đợ làm thuê cho địa chủ. Bị chúng cướp công, cướp người yêu, cướp vợ. Họ đánh trả và bị tù.

- Khác nhau:

+ Ông Hai bán rắn – tía nuôi An - trốn tù, đón vợ rồi bỏ vào rừng U Minh.

+ Chú Võ Tòng gây án, chú tự đến nhà việc nộp mình. Mãn hạn tù trở về, con chết, vợ trở thành vợ nhỏ chủ đất. Chú vào rừn làm nghề săn bắt thú.

Câu 4 trang 29 SBT Ngữ Văn lớp 7 Tập 1: (Câu hỏi 4, SGK) Theo em, mục đích chính của văn bản nghị luận trên là gì? Nội dung của các phần trong văn bản đã làm rõ được mục đích ấy như thế nào?

Trả lời:

- Mục đích chính của văn bản nghị luận trên là làm rõ ý kiến “Đất rung phương Nam đã nói được cái tinh túy của hồn đất, hồn người một vùng châu thổ Cửu Long Giang.”

- Nội dung các phần của văn bản đã liên kết với nhau để làm rõ cho mục đích nghị luận của tác giả.

Câu 5 trang 29 SBT Ngữ Văn lớp 7 Tập 1: (Câu hỏi 6, SGK) Văn bản Thiên nhiên và con người trong truyện "Đất rừng phương Nam" đã giúp em hiểu văn học góp phần mở rộng kiến thức về con người và thế giới xung quanh như thế nào?

Trả lời:

Kết quả đọc hiểu một văn bản cho thấy giá trị nhận thức của văn học. Nghĩa là qua việc đọc tác phẩm, người đọc có thêm những hiểu biết về con người và cuộc sống. Vấn đề này đã nêu lên trong phần Kiến thức ngữ văn. Nội dung chính cần làm rõ là vì sao có thể nói như vậy. Có thể nói, qua tác phẩm của Đoàn Giỏi, người viết (Bùi Hồng) thấy được vẻ đẹp của con người và thiên nhiên đất rừng phương Nam; còn chúng ta, qua cả tác phẩm của Đoàn Giỏi và bài viết của Bùi Hồng, mà hiểu thêm được những kiến thức về con người và cuộc sống xung quanh, cụ thể ở đây là con người và thiên nhiên Nam Bộ.

Câu 6 trang 29 SBT Ngữ Văn lớp 7 Tập 1: Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

   Đoàn Giỏi đã từng viết một loạt sách về các con vật trên rừng, dưới biển, trong đó mỗi con (hổ, cá sấu, voi, …), ông đều kể đến trên dưới 50 trang sách. Không phải chỉ có kiến thức về loài, họ, thói quen sinh thái, … mà phần nhiều là những mẩu chuyện có thật, sinh động xen lẫn những huyền thoại có xuất xứ hẳn hoi. Trong “Đất rừng phương Nam”, ông chỉ sử dụng một phần rất nhỏ vốn sống phong phú đó mà đã làm người đọc đi từ ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác: ba ba to bằng cái nia, kì đà lớn hơn chiếc xuồng tam bản, cá sấu phải 12 trai tráng lực lưỡng mới khiêng nổi. Người đọc không chỉ ngạc nhiên mà còn thấm đẫm cảm xúc, bởi Đoàn Giỏi là một nhà thơ, một “thi sĩ của đất rừng phương Nam” (ý của Trần Đình Nam). Đó là cảm giác ngây ngất trước vẻ đẹp rừng U Minh dưới ánh Mặt Trời vàng óng: “Những thân cây tràm vỏ trắng vươn thẳng lên trời, chẳng khác gì những cây nến khổng lồ, đầu lá rủ phất nhơ như những đầu lá liễu bạt ngàn. Từ trong biển lá xanh rờn đã bắt đầu ngả sang màu úa, ngát dậy một mùi hương lá tràm bị hun nóng … tiếng chim không ngớt vang ra, vọng mãi lên trời cao xanh thẳm không cùng …”. Và nỗi rợp ngợp trước dòng sông Năm Căn: “nước ầm ầm đổ ra biển ngày đêm như thác, cá nước bơi hàng đàn đen trũi nhô lên hụp xuống như người bơi ếch giữa những đầu sóng trắng … con sông rộng hơn ngàn thước, trông hai bên bờ, rừng đước dựng lên cao ngất như hai dãy trường thành vô tận …”.

a. Đoạn văn cho biết nhà văn Đoàn Giỏi có sở trường viết về đề tài gì? Chi tiết, câu văn nào cho biết điều đó?

b. Dẫn ra một số câu văn nêu lên lí lẽ và dẫn chứng của tác giả Bùi Hồng trong đoạn trích trên.

c. Tại sao một số câu của đoạn trích lại phải đặt trong dấu ngoặc kép?

Trả lời:

a) Ngay câu mở đầu, tác giả đã cho biết nhà văn Đoàn Giỏi có sở trường viết về đề tài “các con vật trên rừng, dưới biển”, mỗi con vật ông đều “kể đến trên dưới 50 trang sách”.

b) Một số câu nêu lên lí lẽ và dẫn chứng của tác giả Bùi Hồng trong đoạn trích:

Lí lẽ

Dẫn chứng

Trong Đất rừng phương Nam, ông chỉ sử dụng một phần rất nhỏ vốn sống phong phú đó mà đã làm người đọc đi từ ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác.

Ba ba to bằng cái nia, kì đà lớn hơn chiếc xuồng tam bản, cá sấu phải 12 trai tráng lực lưỡng mới khiêng nổi.

Người đọc không chỉ ngạc nhiên mà còn thấm đẫm cảm xúc, bởi Đoàn Giỏi là một nhà thơ, một “thi sĩ của đất rừng phương Nam”.

Đó là cảm giác ngây ngất trước vẻ đẹp rừng U Minh dưới ánh Mặt Trời vàng óng: Những thân cây tràm vỏ trắng vươn thẳng lên trời, chẳng khác gì những cây nến khổng lồ, …

Và nỗi rợn ngợp trước dòng sông Năm căn: …

c) Trong một văn bản, khi trích dẫn lời văn của người khác (ở đây là các câu văn của Đoàn Giỏi) để làm bằng chứng cho lí lẽ thì người viết phải đặt trong dấu ngoặc kép.

Vẻ đẹp của bài thơ Tiếng gà trưa

Câu 1 trang 30 SBT Ngữ Văn lớp 7 Tập 1: Đánh dấu √ vào các ý trả lời đúng cho câu hỏi: “Tại sao văn bản Vẻ đẹp của bài thơ “Tiếng gà trưa” là một văn bản nghị luận?”.

a. Vì văn bản viết về cái hay và cái hấp dẫn của tiếng gà trưa

 

b. Vì văn bản phân tích vẻ đẹp của bài thơ Tiếng gà trưa

 

c. Vì văn bản kể chuyện về người cháu trên đường hành quân nhớ tiếng gà

 

d. Vì văn bản chỉ ra giá trị của bài thơ Tiếng gà trưa

 

e. Vì văn bản ca ngợi tấm lòng thơm thảo của người lính khi nghĩ đến bà

 

g. Vì văn bản đi từ hình thức để chỉ ra cái hay về nội dung bài thơ Tiếng gà trưa

 

Trả lời:

a. Vì văn bản viết về cái hay và cái hấp dẫn của tiếng gà trưa

b. Vì văn bản phân tích vẻ đẹp của bài thơ Tiếng gà trưa

c. Vì văn bản kể chuyện về người cháu trên đường hành quân nhớ tiếng gà

 

d. Vì văn bản chỉ ra giá trị của bài thơ Tiếng gà trưa

e. Vì văn bản ca ngợi tấm lòng thơm thảo của người lính khi nghĩ đến bà

 

g. Vì văn bản đi từ hình thức để chỉ ra cái hay về nội dung bài thơ Tiếng gà trưa

Câu 2 trang 31 SBT Ngữ Văn lớp 7 Tập 1: (Câu hỏi 2, SGK) Bài thơ Tiếng gà trưa được tác giả phân tích theo thứ tự nào? Trong mỗi khổ, người viết đã dẫn ra những chi tiết, hình ảnh gì?

Trả lời:

- Bài thơ Tiếng gà trưa được tác giả phân tích theo thứ tự: từ quá khứ đến hiện tại.

- Trong mỗi khổ, người viết chỉ ra những nét tiêu biểu về nội dung và nghệ thuật của khổ thơ đó.

+ Khổ 1: Tác giả sử dụng biện pháp nghệ thuật điệp từ, ẩn dụ chuyển đổi cảm giác

⇒ Tiếng gà trưa gọi về kỉ niệm tuổi thơ, tình cảm xóm làng và xua tan những vất vả, mệt nhọc trên đường hành quân.

+ 5 khổ thơ tiếp theo):

⇒ Những kỉ niệm tuổi thơ bình dị, gần gũi, hồn nhiên không thể nào quên của gia đình làng quê Việt Nam.

+ 2 khổ còn lại): Nghệ thuật điệp từ và điệp cấu trúc (vì lòng yêu Tổ quốc, vì xóm làng thân thuộc, vì bà…)

= > Nhấn mạnh mục đích chiến đấu vừa cao cả và thiêng liêng nhưng cũng hết sức bình dị, cụ thể là tình cảm gia đình, quê hương đã làm sâu sắc thêm tình yêu Tổ quốc

Câu 3 trang 31 SBT Ngữ Văn lớp 7 Tập 1: (Câu hỏi 3, SGK) Hãy dẫn ra một ví dụ về ý kiến, lí lẽ và bằng chứng được tác giả nêu lên trong bài viết mà em thấy độc đáo, sâu sắc.

Trả lời:

Ví dụ đoạn văn bản:

Những câu tả có kết cấu sóng đôi và lặp từ vựng đều mở đầu bằng từ “này”, là từ để chỉ và để lưu ý người nghe tưởng tượng:

- “Này con gà mái mơ”

- “Này con gà mái vàng”

Việc đảo “khắp mình” lên trước “hoa đốm trắng” làm cho bức tranh gà mái mơ trở nên đẹp lộng lẫy. Việc dùng so sánh tu từ “Lông óng như màu nắng” làm cho bức tranh gà mái vàng trở nên đẹp rực rỡ.

- Trong đoạn văn bản nêu trên, câu đầu: “Những câu tả có kết cấu sóng đôi … để lưu ý người nghe tưởng tượng.” là ý kiến. Các câu: “Việc đảo khắp mình lên trước … trở nên đẹp rực rỡ.” là lí lẽ và các câu thơ, cụm từ trích dẫn trong ngoặc kép như: khắp mình, hoa đốm trắng, Lông óng như màu nắng, … là bằng chứng.

Câu 4 trang 31 SBT Ngữ Văn lớp 7 Tập 1: (Câu hỏi 4, SGK) Trong văn bản, tác giả rất chú trọng cách phân tích hình thức nghệ thuật (từ ngữ, hình ảnh, biện pháp tu từ,...) để làm nổi bật nội dung của bài thơ. Em hãy dẫn ra một ví dụ trong văn bản để làm rõ điều đó.

Trả lời:

Ví dụ đoạn sau:

“ … nhịp điệu của các dòng thơ là một nhịp điệu chậm rãi của độc thoại, bên trong đầy chất suy tưởng. Và những dòng thơ cuối cùng của khổ thơ này xuất hiện thật bất ngờ, thật cảm động: “Để cuối năm bán gà/ Cháu được quần áo mới.”. Một chi tiết nhỏ bé, đơn giản là thế mà chứa đựng một tình yêu thương sâu sắc, vô bờ bến của bà.”.

Câu 5 trang 31 SBT Ngữ Văn lớp 7 Tập 1: Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

Khổ thơ đầu kể chuyện anh bộ đội trên đường hành quân, khi đừng chân bên một xóm nhỏ, nghe tiếng gà nhảy ổ. Dòng thơ thứ tư “Cục … cục tác cục ta” với việc lặp âm và dấu chấm lửng đã mô phỏng sát với tiếng gà, làm cho truyện kể như được lồng vào một bức tranh nổi có tiếng gà vang vọng trong không gian. Tiếng gà trưa này của Xuân Quỳnh khác với tiếng gà “Ò…ó…o” của Trần Đăng Khoa, nó có một cái gì lắng đọng làm người ta xao xuyến, bồi hồi:

            “Nghe xao động nắng trưa

            Nghe bàn chân đỡ mỏi

            Nghe gọi về tuổi thơ”

Lối dùng ẩn dụ chuyển đổi cảm giác, lấy thính giác (nghe) thay cho thị giác (thấy) và việc lặp lại ba lần ở đầu dòng thơ động từ “nghe” có tác dụng đem lại ấn tượng như tiếng gà ngưng lại, làm xao động không gian và cũng làm xao động cả lòng người. Tiếng gà cũng làm kí ức ta quay lại với những kỉ niệm của tuổi thơ.

a. Đoạn trích trên thuộc phần nào của văn bản Vẻ đẹp của bài thơ “Tiếng gà trưa”? Nội dung chính của đoạn trích là gì?

b. Trong đoạn trích trên, tác giả Đinh Trọng Lạc đã dựa vào các yếu tố hình thức nghệ thuật nào để phân tích cái hay về nội dung của bài thơ?

c. Qua đoạn trích, em hiểu biện pháp tu từ ẩn dụ chuyển đổi cảm giác là gì? Hãy lấy một ví dụ về biện pháp này khác với văn bản.

Trả lời:

a.

- Đoạn trích trên thuộc khổ thơ đầu của văn bản Vẻ đẹp của bài thơ “Tiếng gà trưa”.

- Nội dung chính của đoạn trích là: Tiếng gà trưa gọi về kỉ niệm tuổi thơ, tình cảm xóm làng và xua tan những vất vả, mệt nhọc trên đường hành quân.

b.

Trong đoạn trích trên, tác giả Đinh Trọng Lạc đã dựa vào các yếu tố hình thức nghệ thuật: điệp từ “nghe” và biện pháp ẩn dụ chuyển đổi cảm giác “lấy thính giác thay thị giác” để phân tích cái hay về nội dung của bài thơ.

c.

- Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác là hình thức tu từ dựa trên các đặc tính riêng biệt của sự vật nhất định. Được nhận biết bằng một giác quan tuy nhiên lại được đặc tả bằng câu từ cho các gian quan khác. Nói cách khác, ẩn dụ chuyển đổi cảm giác là dựa trên sự giống nhau về cảm giác

- Ví dụ: “Trời nắng giòn tan”.

=> Câu trên nói đến cảm giác nắng to, nắng khô mọi vật.

Sức hấp dẫn của tác phẩm Hai vạn dặm dưới đáy biển

Câu 1 trang 32 SBT Ngữ Văn lớp 7 Tập 1: Những đặc điểm nào trong văn bản Sức hấp dẫn của tác phẩm “Hai vạn dặm dưới đáy biển” cho thấy đó là văn bản nghị luận văn học?

Trả lời:

- “Hai vạn dặm dưới đáy biển” tập trung nói và thuyết phục người đọc về những nhân vật, những đặc sắc và lý tưởng của tác giả Véc-nơ trong truyện Hai vạn dặm dưới đáy biển.

- Tác giả đưa ra các ý kiến, lí lẽ và bằng chứng để chứng minh giá trị truyện khoa học viễn tưởng của Giuyn Véc –nơ.

Câu 2 trang 32 SBT Ngữ Văn lớp 7 Tập 1(Câu hỏi 2, SGK) Tóm tắt nội dung các phần của văn bản bằng cách nêu 1 - 2 câu hỏi ngắn gọn cho mỗi phần theo mẫu sau:

Phần (1)

Mẫu: Tác phẩm Hai vạn dặm dưới đáy biển viết về ai, về sự kiện gì? Điều gì tạo nên sự hấp dẫn của tác phẩm?

Phần (2)

 

Phần (3)

 

Phần (4)

 

Phần (5)

 

Trả lời:

Phần 1

Tác phẩm Hai vạn dặm dưới đáy biển viết về

Phần 2

Tại sao những sự kiện và nhân vật ấy lại trở nên hấp dẫn trong mắt người đọc?

Phần 3

Người viết có nhận xét gì về tác giả Véc-nơ?

Phần 4

Tính nhân văn trong tác phẩm của Véc-nơ là gì?

Phần 5

Các tác phẩm của Véc-nơ đem lại giá trị gì?

Câu 3 trang 32 SBT Ngữ Văn lớp 7 Tập 1: (Câu hỏi 3, SGK) Theo tác giả bài nghị luận, "những giá trị nhân văn" trong tác phẩm của Véc-nơ được thể hiện như thế nào?

Trả lời:

“Giá trị nhân văn” được tác giả nêu lên trong bài thể hiện ở một số phương diện như: cuốn sách đã nêu lên khát vọng chinh phục biển cả của con người; ca ngợi sự dũng cảm, lòng can đảm, sự quả quyết của con người qua hình tượng nhân vật thuyền trưởng Nê-mô. Truyện “lại được diễn đạt bằng một giọng văn hài hước, dí dỏm, chan chứa tình cảm yêu thương con người”. Đặc biệt là ở phần (4), tác giả bài viết nhấn mạnh truyện của Véc-nơ đề cao sức mạnh tinh thần của con người, dù nhỏ bé nhưng “chứa trong tâm can “một đại dương””.

Câu 4 trang 32 SBT Ngữ Văn lớp 7 Tập 1: Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

Con người tưởng như là thật bé nhỏ, yếu ớt trước đại dương lớn lao, dữ dội. Nhưng với hình tượng thuyền trưởng Nê-mô và con tài No-ti-lớt sinh ra từ nỗi đau khổ của thế giới loài người, nhà văn Pháp Vec-nơ đã khiến người đọc nhận ra rằng con người mới thật lầ dữ dội, bởi con người chứa trong tama can “một đại dương”. Cuộc vật lộn giữa con người với đại dương thực sự là một cuộc hòa đồng, con người đã và sẽ sống chung với biển cả, bởi con người cần biển cả, yêu biển cả và càng ngày càng tìm hiểu biển cả sâu sắc hơn, như tìm hiểu chính bản thân mình. Phải chăng đó chính là những giá trị nhân văn khiến người ta đã và sẽ còn tìm đọc Vec-nơ, bởi ông không chỉ đơn giản là người kể chuyện hấp dẫn, những trang sách của ông còn là một đại dương tình người?

a. Nội dung chính của đoạn trích là gì? Câu văn nào nêu được ý chính của nội dung đó?

b. Nội dung đoạn trích trên liên quan đến nhan đề Sức hấp dẫn của tác phẩm “Hai vạn dặm dưới đáy biển” như thế nào?

c. Em hiểu câu “… nhà văn Pháp Véc-now đã khiến người đọc nhận ra rằng con người mới thật là dữ dội, bởi con người chứa trong tâm can “một đại dương”.” Muốn nói điều gì?

Trả lời:

a) Nội dung chính của đoạn trích là nêu lên và phân tích giá trị nhân văn của tác phẩm. Câu văn nêu được ý chính của nội dung đó là câu cuối: “Phải chăng đó chính là những giá trị nhân văn khiến người ta đã và sẽ còn tìm đọc Véc-nơ, bởi ông không chỉ đơn giản là người kể chuyện hấp dẫn, những trang sách của ông còn là một đại dương tình người?”.

b) Có thể thấy mối quan hệ chặt chẽ giữa nội dung đoạn trích với nhan đề Sức hấp dẫn của tác phẩm “Hai vạn dặm dưới đáy biển”. Tác giả khẳng định sức hấp dẫn của truyện ở câu cuối: “… người ta đã và sẽ còn tìm đọc Vec-nơ, bởi ông không chỉ đơn giản là người kể chuyện hấp dẫn, những trang sách của ông còn là một đại dương tình người?”.

c) Câu “… nhà văn Pháp Véc-nơ đã khiến người đọc nhận ra rằng con người mới thật là dữ dội, bởi con người chứa trong tâm can “một đại dương”.” muốn nói tới sức mạnh tinh thần và sự bí ẩn trong tâm hồn con người. Con người dù bé nhỏ trước đại dương, nhưng trong mỗi con người là cả một đại dương.

II. Bài tập tiếng Việt

Bài tập tiếng Việt trang 33

Câu 1 trang 33 SBT Ngữ Văn lớp 7 Tập 1: Tìm vị ngữ là cụm động từ trong những câu dưới đây. Xác định động từ trung tâm và thành tố phụ là cụm chủ vị trong mỗi cụm động từ đó.

a. Tôi cũng cảm thấy mình đã khôn lớn. (Theo Tô Hoài)

b. Việc dùng so sánh tu từ “Lông óng như màu nắng” làm cho bức tranh gà mái vàng trở nên đẹp rực rỡ. (Đinh Trọng lạc)

c. … Nhà văn Pháp Véc-nơ đã khiến người đọc nhận ra rằng con người mới thật là dữ dội, bởi con người chứa trong tâm can “một đại dương”. (Lê Phương Liên)

Trả lời:

Câu

Động từ trung tâm

Thành phần phụ là cụm chủ vị

a

Cảm thấy

mình đã khôn lớn.

b

Làm

cho bức tranh gà mái vàng trở nên đẹp rực rỡ

c

Đã khiến

người đọc nhận ra rằng con người mới thật là dữ dội, bởi con người chứa trong tâm can “một đại dương”.

Câu 2 trang 33 SBT Ngữ Văn lớp 7 Tập 1: (Bài tập 2, SGK) Tìm vị ngữ là cụm chủ vị trong những câu dưới đây:

a) Cậu Cơ vẫn nét mặt hầm hầm. (Ngô Tất Tố)

b) Tía nuôi tôi tay cầm một chiếc nỏ lên ngắm nghía... (Đoàn Giỏi)

Trả lời:

a. nét mặt/ hầm hầm.

b. tay/ cầm một chiếc nỏ lên ngắm nghía.

Câu 3 trang 33 SBT Ngữ Văn lớp 7 Tập 1: (Bài tập 3, SGK) Tìm chủ ngữ là cụm chủ vị trong những câu dưới đây:

a) Một năm nọ, trời mưa to làm nước trong giếng dềnh lên. (Ếch ngồi đáy giếng)

b) Câu nói nghĩa lí của con bé bảy tuổi hình như có một sức mạnh thần bí khiến cho chị Dậu hai hàng nước mắt chạy quanh. (Ngô Tất Tố)

Trả lời:

a. trời/ mưa to.

b. Câu nói nghĩa lí của con bé bảy tuổi/ hình như có một sức mạnh thần bí.

Câu 4 trang 33 SBT Ngữ Văn lớp 7 Tập 1: Tìm từ Hán Việt trong các cụm từ dưới đây. Xác định nghĩa của các từ Hán Việt tìm được và nghĩa của mỗi yếu tố cấu tạo nên các từ đó.

màu sắc huyền thoại, chuyện người đời truyền tụng, sức mạnh vô song.

Trả lời:

- Từ Hán việt là từ: huyền thoại, truyền tụng, vô song.

- Giải thích nghĩa của các từ Hán Việt và nghĩa của mỗi yếu tố cấu tạo nên các từ đó:

+ huyền thoại: câu chuyện không có thật, mang vẻ thần bí, kì lạ

=> yếu tố cấu tạo: huyền: không có thật, thoại: câu chuyện), …

+ truyền tụng: Sự việc được truyền rộng xưng tụng và ca gợi

= > yếu tố cấu tạo: truyền: lan tỏa, tụng: ca gợi.

+ vô song: không có tới hai, ý nói chỉ có một.

= > yếu tố cấu tạo: vô: không, song: hai.

Câu 5 trang 33 SBT Ngữ Văn lớp 7 Tập 1: Tìm và giải thích nghĩa của các thành ngữ trong những câu sau (trích văn bản Thiên nhiên và con người trong truyện “Đất rừng phương Nam” của Bùi Hồng):

a. Đấy là những chuyện người đời truyền tụng, thật ra, chú tên là gì, quê ở đâu cũng không rõ … Tuy nhiên “danh bất hư truyền”, bởi nó còn đâu đó trên gương mặt …

b. Bởi phương Nam mới khai phá, đất hoang, rừng rậm, chim trời cá nước mênh mông, làm sao người nông dân lại chịu cảnh như anh Pha, chị Dậu, …

Trả lời:

a. danh bất hư truyền: Tiếng tăm, danh tiếng truyền đi đúng với sự thực, không hề sai lệch.

b. “chim trời cá nước”: Cuộc sống tự do, phóng khoáng, không bị bó buộc.

III. Bài tập viết

Bài tập viết trang 34

  • Câu 1 trang 34 SBT Ngữ Văn lớp 7 Tập 1: Thế nào là phân tích đặc điểm nhân vật? Để làm bài văn phân tích đặc điểm nhân vật, em cần chú ý điều gì?

    Trả lời:

    Phân tích đặc điểm nhân vật là:giới thiệu, miêu tả và nêu lên nhân xét về những nét tiêu biểu của một nhân vật trong tác phẩm như: lai lịch, hình dáng, những suy nghĩ, lời nói, hành động, việc làm…

    - Khi viết bài văn phân tích đặc điểm nhân vật trong tác phẩm văn học, cần lưu ý:

    + Lựa chọn nhân vật sẽ phân tích trong tác phẩm văn học.

    + Đọc kĩ tác phẩm viết về nhân vật đó.

    + Ghi chép các chi tiết về nhân vật (lai lịch, hình dáng, những suy nghĩ, lời nói, hành động, việc làm…)

    + Nhận xét, đánh giá về nhân vật.

    + Lập dàn ý và viết bài phân tích đặc điểm nhân vật theo dàn ý đã lập.

    Câu 2 trang 34 SBT Ngữ Văn lớp 7 Tập 1: Trong các văn bản Người đàn ông cô độc giữa rừng và Bạch tuộc, em thích nhân vật nào? Hãy viết đoạn văn nêu lí do vì sao em thích nhân vật ấy.

    Trả lời:

    Đoạn văn mẫu tham khảo:

    Nhân vật gây cho em nhiều ấn tượng nhất trong đoạn trích Bạch tuộc là thuyền trưởng Nemo. Vì thuyền trưởng Nemo là một người đàn ông cao lớn lực lưỡng, tài giỏi. Ông đã tự mình sáng chế và điều khiển cả con tàu khổng lồ, cùng tất cả anh em bạn bè trên thuyền vượt qua bao nguy hiểm khó khăn để khám phá đại dương rộng lớn.

    Câu 3 trang 34 SBT Ngữ Văn lớp 7 Tập 1: Viết bài văn phân tích một nhân vật mà em thấy có ấn tượng sâu sắc trong tác phẩm văn học đã học hoặc đã đọc.

    Trả lời:

    Tham khảo đoạn trích sau:

    PHÂN TÍCH NHÂN VẬT THẠCH SANH

    Có thể nói, trong những nhân vật chính diện mà truyện cổ tích Việt Nam đã xây dựng nên, Thạch Sanh là con người đẹp nhất, tiêu biểu nhất và hoàn hảo nhất.

    Xét về nguồn gốc nhân vật, theo truyện kể, Thạch Sanh vốn là Thái tử con Ngọc Hoàng được đầu thai vào nhà họ Thạch (ở Cao Bằng) để đền ơn đáp nghĩa cho ông bà Thạch Nghĩa ăn ở có đức, có nhân. Nhưng sau khi đầu thai vào nhà họ Thạch, Thạch Sanh đã sinh ra và lớn lên thành một con người ở cõi trần, trong xã hội phong kiến Việt Nam, có cha mẹ, họ tên, quê hương, nghề nghiệp và vị trí trong gia đình, xã hội rất rõ ràng, cụ thể. Điều này làm cho hình tượng nhân vật Thạch Sanh vừa có tính khái quát hóa, vừa giàu tính cụ thể, sống động.

    Thạch Sanh mất cha từ khi còn ở trong bụng mẹ, rồi mất luôn cả mẹ, sống mồ côi một thân một mình từ tấm bé. Ngoài đặc điểm cổ tích, nhân vật này còn có cả những tính chất của nhân vật thần thoại và truyền thuyết anh hùng. […]

    Chiến công, sự nghiệp to lớn của Thạch Sanh gắn liền với tài năng và phẩm chất khá toàn diện của chàng.

    Ngoại hình của Thạch Sanh được phác họa đơn sơ nhưng rõ nét. Đó là một chàng trai khỏe mạnh, khôi ngô, “mặt đỏ mày xanh”, mình trần, đóng khố. Gia tài, vốn liếng của chàng chỉ có hai thứ: “cây rìu” và “gốc đa”.

    Tuy rằng nghèo nàn, ít ỏi, nhưng như thế là Thạch Sanh đã có ba điều kiện cơ bản ban đầu – con người với sức khỏe, tài năng, nghị lực; công cụ lao động và mảnh đất quê hương để từ đó mà làm nên tất cả.

    Nhờ cây rìu của cha để lại, Thạch Sanh đã chém được đầu Trăn Tinh. Sau khi đốt xác con quái vật, chàng đã có thêm chiếc “cung vàng” kì diệu – chiến lợi phẩm quan trọng đầu tiên của chàng. Nhờ có “cung vàng”, Thạch Sanh đã diệt được Đại Bàng, cứu được nàng công chúa và Thái tử con vua Thủy Tề. Được thêm “cây đàn thần”, Thạch Sanh tiếp tục giải quyết khó khăn và lập nên những kì tích mới. […]

    Ở nhân vật Thạch Sanh, cái bình dị gắn với cái phi thường, sức người kết hợp với sức thần một cách chặt chẽ, hài hòa.”

    (Theo Hoàng Tiến Tựu, Bình giảng truyện dân gian, NXB Giáo dục, 2002)

  • Xem thêm các bài giải SBT Ngữ văn lớp 7 Cánh diều hay, chi tiết khác:

    Bài 3: Truyện khoa học viễn tưởng

    Bài 4: Nghị luận văn học

    Bài 5: Văn bản thông tin

    Ôn tập và tự đánh giá cuối học kì 1

    Bài 6 : Truyện ngụ ngôn và tục ngữ

Đánh giá

0

0 đánh giá