Với giải Luyện tập 4 trang 154 Khoa học tự nhiên lớp 7 Cánh diều chi tiết trong Bài 33: Sinh sản hữu tính ở sinh vật giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập Khoa học tự nhiên 7. Mời các bạn đón xem:
Giải bài tập KHTN lớp 7 Bài 33: Sinh sản hữu tính ở sinh vật
Luyện tập 4 trang 154 KHTN lớp 7: Lấy ví dụ động vật đẻ trứng, động vật đẻ con và cho biết các giai đoạn của quá trình sinh sản ở động vật đó.
Trả lời:
- Động vật đẻ trứng:
+ Ví dụ động vật đẻ trứng: gà, vịt, ngỗng, chim bồ câu,…
+ Các giai đoạn của quá trình sinh sản ở động vật đẻ trứng: Con đực và con cái giao phối với nhau. Tinh trùng của con đực kết hợp với trứng của con cái tạo thành hợp tử nằm trong trứng đã được thụ tinh. Trứng đã được thụ tinh sẽ được đẻ ra ngoài. Được ấp đủ nhiệt độ, hợp tử sẽ phát triển thành phôi rồi hình thành cơ thể mới. Sau khi phát triển hoàn thiện, con non sẽ phá vỡ vỏ trứng chui ra.
- Động vật đẻ con:
+ Động vật đẻ con: lợn, chó, mèo, trâu, bò,…
+ Các giai đoạn của quá trình sinh sản ở động vật đẻ con: Con đực và cái giao phối với nhau. Tinh trùng của con đực gặp trứng con cái tạo thành hợp tử. Hợp tử phát triển thành phôi, hình thành nên cơ thể mới ở trong cơ thể con cái. Đủ thời gian ngày tháng, khi đã phát triển hoàn thiện, con non sẽ được đẻ ra ngoài.
LÝ THUYẾT SINH SẢN HỮU TÍNH Ở ĐỘNG VẬT
1. Các giai đoạn của quá trình sinh sản
- Sinh sản hữu tính ở động vật gồm ba quá trình nối tiếp nhau:
+ Hình thành tinh trùng và hình thành trứng
+ Thụ tinh tạo thành hợp tử
+ Hợp tử phát triển thành cơ thể mới
Sơ đồ các giai đoạn sinh sản ở người
- Dựa vào vị trí phát triển của hợp tử, phân biệt động vật đẻ trứng và động vật đẻ con:
+ Ở động vật đẻ trứng, phôi thai không phát triển trong cơ thể mẹ mà phát triển trong trứng đã được thụ tinh. Ví dụ: cá, lưỡng cư, bò sát, chim,…
+ Ở động vật đẻ con, phôi thai phát triển trong cơ thể mẹ nhờ chất dinh dưỡng nhận từ mẹ qua nhau thai. Ví dụ: con người, đa số các động vật ở lớp Thú,…
Hình thức |
Ưu điểm |
Nhược điểm |
Đẻ trứng
|
+ Rút ngắn thời gian một chu kì đẻ. + Giảm ảnh hưởng xấu tới cơ thể mẹ. |
+ Tỉ lệ sống sót và tỉ lệ nở trứng thấp do bị tác động mạnh của điều kiện môi trường. |
Đẻ con |
+ Ít chịu ảnh hưởng của điều kiện môi trường bên ngoài nên tỉ lệ sống sót của con non cao hơn. |
+ Kéo dài thời gian của những chu kì sinh sản (giảm mức sinh sản của những cá thể). + Cơ thể cái cần cung cấp nhiều năng lượng cho phát triển của con. |
2. Vai trong và ứng dụng sinh sản hữu tính trong thực tiễn
- Vai trò: Sinh sản hữu tính hình thành thế hệ con đa dạng về di truyền, dẫn đến tăng khả năng thích nghi của loài với môi trường sống.
- Ứng dụng trong thực tiễn của sinh sản hữu tính là tạo ra giống mới có năng suất cao, đặc tính tốt thông qua lai tạo và chọn lọc:
+ Lai tạo và chọn lọc những giống lúa, ngô cho năng suất cao.
+ Bò cho sữa với chất lượng tốt.
+ Lợn cho tỉ lệ nạc cao.
Quy trình lai tạo và chọn lọc giống lợn nhiều nạc
→ Nhờ ứng dụng sinh sản hữu tính trong trồng trọt và chăn nuôi, con người sản xuất được nhiều lương thực, thực phẩm.
Xem thêm lời giải bài tập Khoa học tự nhiên lớp 7 Cánh diều hay, chi tiết khác:
Câu hỏi 2 trang 152 KHTN lớp 7: Quan sát hình 33.1, mô tả các bộ phận của hoa lưỡng tính....
Luyện tập 1 trang 152 KHTN lớp 7: Hãy lấy thêm ví dụ về hoa đơn tính và hoa lưỡng tính....
Câu hỏi 5 trang 152 KHTN lớp 7: Lấy ví dụ về hoa thụ phấn nhờ gió, nhờ sâu bọ, nhờ con người....
Câu hỏi 6 trang 153 KHTN lớp 7: Quan sát hình 33.4 và trình bày sự hình thành quả cà chua....
Tìm hiểu thêm trang 153 KHTN lớp 7: Hãy tìm hiểu cơ chế lớn lên của quả....
Xem thêm các bài giải SGK Khoa học tự nhiên lớp 7 Cánh diều hay, chi tiết khác:
Bài 31: Sinh trưởng và phát triển ở động vật
Bài 32: Khái quát về sinh sản và sinh sản vô tính ở sinh vật
Bài 33: Sinh sản hữu tính ở sinh vật
Bài 34: Các yếu tố ảnh hưởng đến sinh sản và điều khiển sinh sản ở sinh vật
Bài 35: Sự thống nhất về cấu trúc và các hoạt động sống trong cơ thể sinh vật