Với giải Luyện tập 2 trang 153 Khoa học tự nhiên lớp 7 Cánh diều chi tiết trong Bài 33: Sinh sản hữu tính ở sinh vật giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập Khoa học tự nhiên 7. Mời các bạn đón xem:
Giải bài tập KHTN lớp 7 Bài 33: Sinh sản hữu tính ở sinh vật
Luyện tập 2 trang 153 KHTN lớp 7: Giải thích vì sao phải bảo vệ một số loài côn trùng thụ phấn cho cây.
Trả lời:
Phải bảo vệ một số loài côn trùng thụ phấn cho cây vì: Những loài côn trùng này có vai trò quan trọng góp phần thụ phấn cho cây đảm bảo sự duy trì nòi giống của các cây này đồng thời làm tăng năng suất cây trồng.
LÝ THUYẾT SINH SẢN HỮU TÍNH Ở THỰC VẬT CÓ HOA
- Hoa là cơ quan sinh sản của thực vật có hoa.
1. Cấu tạo hoa
- Cấu tạo chung của hoa: Hoa gồm các bộ phận chính là:
+ Đài hoa
+ Cánh hoa
+ Nhị hoa (bao phấn, chỉ nhị) – cơ quan sinh giao tử đực
+ Nhuỵ hoa (đầu nhụy, vòi nhụy, bầu nhụy chứa noãn) – cơ quan sinh giao tử cái
- Dựa vào sự xuất hiện của cơ quan sinh giao tử ở hoa mà hoa được phân thành 2 loại là hoa lưỡng tính và hoa đơn tính.
+ Hoa lưỡng tính: là hoa có cả nhị và nhụy trên cùng một hoa. Ví dụ: hoa cải, hoa bưởi, hoa cam,…
+ Hoa đơn tính: là hoa chỉ có nhị hoặc nhụy trên một hoa (hoa đực có chứa nhị, hoa cái có chứa nhụy). Ví dụ: hoa mướp, hoa bí, hoa dưa chuột,…
2. Thụ phấn và thụ tinh
a. Thụ phấn
- Thụ phấn là quá trình hạt phấn được chuyển từ nhị đến đầu nhụy.
- Có hai hình thức thụ phấn là thụ phấn chéo và tự thụ phấn.
+ Thụ phấn chéo là hình thức thụ phấn trong đó hạt phấn từ nhị của hoa cây này được chuyển đến đầu nhụy của hoa cây khác.
Thụ phấn chéo
+ Tự thụ phấn là hình thức thụ phấn trong đó hạt phấn từ nhị được chuyển đến đầu nhụy của cùng một hoa hoặc hạt phấn từ nhị của bông này tới đầu nhụy của bông hoa khác trên cùng một cây.
Tự thụ phấn
- Thụ phấn ở hoa được thực hiện nhờ gió (hoa bồ công anh, lúa, ngô,…), nhờ sâu bọ (hoa hướng dương, hoa hồng,…), nhờ nước (hoa rong mái chèo,…) hoặc thụ phấn nhân tạo (hoa bí, hoa bầu, mướp,…).
Thụ phấn nhờ côn trùng
b. Thụ tinh
- Thụ tinh ở thực vật là quá trình kết hợp giữa giao từ đực (trong hạt phấn) với giao tử cái (trong bầu nhụy) hình thành hợp tử, hợp tử phát triển thành phôi, phôi hình thành nên cơ thể mới.
Thụ phấn và thụ tinh ở thực vật
3. Quá trình lớn lên của quả
- Sau khi thụ tinh, noãn phát triển thành hạt và bầu nhụy phát triển thành quả chứa hạt.
- Hạt chứa phôi phát triển thành cơ thể mới.
Sự hình thành quả ở cây cà chua
Xem thêm lời giải bài tập Khoa học tự nhiên lớp 7 Cánh diều hay, chi tiết khác:
Câu hỏi 2 trang 152 KHTN lớp 7: Quan sát hình 33.1, mô tả các bộ phận của hoa lưỡng tính....
Luyện tập 1 trang 152 KHTN lớp 7: Hãy lấy thêm ví dụ về hoa đơn tính và hoa lưỡng tính....
Câu hỏi 5 trang 152 KHTN lớp 7: Lấy ví dụ về hoa thụ phấn nhờ gió, nhờ sâu bọ, nhờ con người....
Câu hỏi 6 trang 153 KHTN lớp 7: Quan sát hình 33.4 và trình bày sự hình thành quả cà chua....
Tìm hiểu thêm trang 153 KHTN lớp 7: Hãy tìm hiểu cơ chế lớn lên của quả....
Xem thêm các bài giải SGK Khoa học tự nhiên lớp 7 Cánh diều hay, chi tiết khác:
Bài 31: Sinh trưởng và phát triển ở động vật
Bài 32: Khái quát về sinh sản và sinh sản vô tính ở sinh vật
Bài 33: Sinh sản hữu tính ở sinh vật
Bài 34: Các yếu tố ảnh hưởng đến sinh sản và điều khiển sinh sản ở sinh vật
Bài 35: Sự thống nhất về cấu trúc và các hoạt động sống trong cơ thể sinh vật