Giải SGK Khoa học tự nhiên 7 Bài 32 (Cánh diều): Khái quát về sinh sản và sinh sản vô tính ở sinh vật

3.4 K

Lời giải bài tập Khoa học tự nhiên lớp 7 Bài 32: Khái quát về sinh sản và sinh sản vô tính ở sinh vật sách Cánh diều hay, ngắn gọn sẽ giúp học sinh dễ dàng trả lời câu hỏi KHTN 7 Bài 26 từ đó học tốt môn Khoa học tự nhiên 7.

Giải bài tập KHTN lớp 7 Bài 32: Khái quát về sinh sản và sinh sản vô tính ở sinh vật

Mở đầu trang 147 Bài 32 KHTN lớp 7: Cho biết các sinh vật duy trì nòi giống bằng cách nào. Lấy ví dụ.

Trả lời:

- Các sinh vật duy trì nòi giống bằng cách: sinh sản (đẻ con, đẻ trứng,…).

- Ví dụ: con mèo đẻ con, con gà đẻ trứng,…

I. Khái niệm sinh sản

Câu hỏi 1 trang 147 KHTN lớp 7: Quan sát hình 32.1, cho biết kết quả và ý nghĩa của sự sinh sản ở sinh vật.

 Quan sát hình 32.1, cho biết kết quả và ý nghĩa của sự sinh sản ở sinh vật

Trả lời:

- Kết quả của sinh sản: Tạo ra những cá thể mới, làm tăng số lượng cá thể của loài.

- Ý nghĩa của sinh sản: Bảo đảm sự phát triển kế tục của loài

II. Khái niệm sinh sản vô tính

Câu hỏi 2 trang 148 KHTN lớp 7: Quan sát hình 32.1a , 32.1c:

- Mô tả quá trình sinh sản ở cây rau má và trùng đế giày.

- Sinh sản ở các sinh vật này có sự kết hợp của yếu tố đực và yếu tố cái không?

 Từ đó, em hãy cho biết:

- Các sinh vật này có hình thức sinh sản nào?

- Vì sao các cơ thể con sinh ra giống nhau và giống mẹ.

 Quan sát hình 32.1a , 32.1c: Mô tả quá trình sinh sản ở cây rau má

Trả lời:

 - Mô tả quá trình sinh sản ở cây rau má và trùng đế giày:

+ Quá trình sinh sản của cây rau má: Từ một phần thân bò của cây mẹ phát triển thành một cây con mới.

 + Quá trình sinh sản của trùng đế giày: Cơ thể mẹ phân đôi thành hai cơ thể trùng giày con.

- Sinh sản ở 2 sinh vật này (rau má và trùng đế giày) không có sự kết hợp của yếu tố đực và yếu tố cái.

- Các sinh vật này (rau má và trùng đế giày) có hình thức sinh sản vô tính.

- Cơ thể con sinh ra giống nhau và giống mẹ vì cơ thể con chỉ nhận được chất di truyền từ cơ thể mẹ nên chúng giống nhau và giống mẹ.

Câu hỏi 3 trang 148 KHTN lớp 7: Quan sát hình 32.2, cho biết cây con được hình thành từ bộ phận nào của cơ thể mẹ. Từ đó, phân biệt các hình thức sinh sản sinh dưỡng ở thực vật.

 Quan sát hình 32.2, cho biết cây con được hình thành từ bộ phận nào của cơ thể mẹ

Trả lời:

- Hình thức sinh sản của các cây trong hình 32.2:

+ Cây lá bỏng con được sinh ra từ lá của cây mẹ.

+ Cây dâu tây con được sinh ra từ thân của cây mẹ.

+ Cây gừng con được sinh ra từ thân rễ của cây mẹ.

+ Cây khoai lang được sinh ra từ rễ củ của cây mẹ.

- Các hình thức sinh sản sinh dưỡng ở thực vật:  Sinh sản sinh dưỡng là sự hình thành cây mới từ một phần của cơ quan sinh dưỡng như rễ, thân, lá. Điểm khác biệt của các hình thức sinh sản sinh dưỡng ở thực vật chính là cơ quan sinh dưỡng phát sinh thành cây con.

Luyện tập trang 148 KHTN lớp 7: Lấy ví dụ về các hình thức sinh sản sinh dưỡng ở thực vật.

Trả lời:

Ví dụ về các hình thức sinh sản sinh dưỡng ở thực vật:

- Cây rau má khi bò trên đất ẩm, ở mỗi mấu thân có hiện tượng mọc ra rễ. Mỗi mấu thân như vật khi tách ra có thể thành một cây mới.

- Cây khoai tây sinh sản bằng thân củ.

- Cây sắn, rau muống, rau ngót có thể hình thành những cây mới từ các mấu trên thân.

Thực hành trang 148 KHTN lớp 7: Quan sát vết cắt đoạn thân cây hoa hồng (hoặc hoa mười giờ,…) đã được cắm vào trong cát ẩm sau ba tuần và mô tả những gì quan sát được. Đoạn thân cây hoa hồng này có thể phát triển thành cây mới được không? Vì sao?

Trả lời:

- Sau một thời gian đoạn thân cây hoa hồng này nảy chồi, mọc rễ ở các mấu thân.

- Đoạn thân này có thể phát triển thành cây mới vì đã có đủ rễ và chồi.

Câu hỏi 4 trang 149 KHTN lớp 7: Quan sát hình 32.3 và phân biệt các hình thức sinh sản vô tính ở động vật theo gợi ý trong bảng 32.1.Quan sát hình 32.3 và phân biệt các hình thức sinh sản vô tính ở động vật

Trả lời:

Tiêu chí

Nảy chồi

Trinh sản

Phân mảnh

Khái niệm

- Từ cơ thể mẹ nảy ra một cái chồi. Chồi này phát triển thành cá thể mới.

- Trứng không thụ tinh mà phát triển thành cá thể mới.

- Cá thể mới được sinh ra từ một mảnh của cơ thể mẹ.

Đặc điểm

- Lúc đầu, cá thể mới phát triển gắn liền với sinh vật mẹ. Sau khi trưởng thành, mới tách hẳn khỏi cơ thể mẹ.

- Cá thể mới có vật chất di truyền giống cơ thể mẹ.

- Cá thể mới luôn là giống đực.

- Cá thể mới có vật chất di truyền khác cơ thể mẹ.

- Từ một mảnh khuyết thiếu từ mẹ sẽ phát triển đầy đủ thành một cá thể mới hoàn thiện.

- Cá thể mới có vật chất di truyền giống cơ thể mẹ.

Ví dụ

Thuỷ tức

Ong

Sao biển

Tìm hiểu thêm trang 149 KHTN lớp 7: Hãy tìm hiểu ong thợ và ong chúa được sinh ra như thế nào và vì sao chúng khác nhau về hình thái, vai trò trong đàn ong.

Trả lời:

- Ong chúa và ong thợ đều được sinh ra từ trứng đã thụ tinh. Tuy nhiên, ong chúa được chăm sóc trong mũ chúa ngay từ bé và được cho ăn hoàn toàn bằng sữa ong chúa. Còn ấu trùng ong thợ được nuôi trong các tổ thường và chỉ được cho ăn sữa ong chúa trong 3 ngày đầu tiên rồi được nuôi bằng mật ong và phấn hoa cho tới khi trưởng thành.

- Về vai trò:

 + Ong chúa là một con ong cái phát triển hoàn chỉnh. Ong chúa có nhiệm vụ đẻ trứng để tăng quân đồng thời đảm bảo sự tồn tại của đàn ong. Đồng thời, con ong chúa còn có nhiệm vụ duy trì trật tự xã hội của đàn ong

 + Ong thợ đảm nhận tất cả các công việc nặng nhọc nhất trong đàn ong như xây tổ, chăm sóc ấu trùng, ong non và ong chúa, tìm kiếm thức ăn, phòng chống kẻ thù,…

- Trong tổ ong có sự khác nhau về hình thái và vai trò của các loại ong chúa, ong thợ và ong đực vì để đảm bảo trật tự xã hội trong một tổ ong.

III. Vai trò và ứng dụng của sinh sản vô tính trong thực tiễn

Câu hỏi 5 trang 149 KHTN lớp 7: Lấy ví dụ cho thấy sinh sản vô tính có vai trò quan trọng trong việc duy trì các đặc điểm của sinh vật.

Trả lời:

- Bằng cách sinh sản vô tính, một sinh vật tạo ra một bản sao di truyền giống hệt hoặc giống hệt nhau.

- Ví dụ cho thấy sinh sản vô tính có vai trò quan trọng trong việc duy trì các đặc điểm của sinh vật: Có 1 cây ăn quả có chất lượng quả tốt muốn tạo ra một vườn cây ăn quả có cùng chất lượng thì cần tiến hành các hình thức cho cây ăn quả trên sinh sản vô tính.

Câu hỏi 6 trang 149 KHTN lớp 7: Nêu các biện pháp nhân giống vô tính ở thực vật. Mỗi biện pháp lấy ví dụ 1 - 2 loài cây.

Trả lời:

Các biện pháp nhân giống vô tính ở thực vật và ví dụ:

- Nuôi cấy mô: Cây phong lan, cây sâm ngọc linh,…

- Giâm cành: cây rau muống, cây rau ngót, cây hoa hồng,…

- Chiết cành: Cây cam, bưởi, táo,...

Vận dụng 1 trang 149 KHTN lớp 7: Lấy ví dụ về ứng dụng sinh sản vô tính của sinh vật ở địa phương em.

Trả lời:

Ví dụ về ứng dụng sinh sản vô tính của sinh vật ở địa phương em:

- Chiết cành cam, táo, bưởi,… để nhân nhanh giống cây trồng, rút ngắn thời gian sinh trưởng của cây, sớm được thu hoạch.

- Giâm cành rau muống, khoau lang, mía,….

Vận dụng 2 trang 149 KHTN lớp 7: Kể tên một số loại rau, củ, quả mà gia đình em thường sử dụng được sản xuất bằng hình thức sinh sản sinh dưỡng.

Trả lời:

Một số loại rau, củ, quả mà gia đình em thường sử dụng được sản xuất bằng hình thức sinh sản sinh dưỡng: rau muống, khoai lang, cây bỏng, táo, cam, bưởi, khoai tây, mía,…

Câu hỏi 7 trang 150 KHTN lớp 7: Quan sát hình 32.4, giải thích vì sao giâm cành, chiết cành, nuôi cấy mô là những biện pháp nhân nhanh giống cây trồng.

 Quan sát hình 32.4, giải thích vì sao giâm cành, chiết cành, nuôi cấy mô là những biện pháp nhân nhanh giống

Trả lời:

- Nuôi cấy mô là những biện pháp nhân nhanh giống cây trồng vì: Ở phương pháp này, từ một mẩu mô nhỏ của một cây mẹ có thể tạo ra hàng loạt cây con giống nhau và giống cây mẹ.

- Giâm cành, chiết cành là những biện pháp nhân nhanh giống cây trồng vì: Về bản chất, ở những phương pháp này, những cơ thể mới được sinh ra và phát triển từ những phần vốn dĩ đã có sự sống từ cây mẹ. Do đó, nếu sử dụng các biện pháp này sẽ rút ngắn được thời gan sinh trưởng của cây – cây nhanh cho thu hoạch hơn.

Tìm hiểu thêm trang 150 KHTN lớp 7: - Trong thực tế để tăng hiệu quả của giâm, chiết cành, người ta ứng dụng các sản phẩm và công nghệ mới, ví dụ: các môi trường dinh dưỡng, hệ thống và kĩ thuật trồng cây hiện đại,… Hãy tìm hiểu xem người nông dân thời kì công nghệ 4.0 đã ứng dụng sinh sản vô tính trong nông, lâm nghiệp như thế nào.

- Tìm hiểu về công nghệ nuôi cấy mô tế bào động vật và viết báo cáo ngắn về công nghệ này.

Trả lời:

- Ứng dụng sinh sản vô tính trong nông, lâm nghiệp:

+ Trong lâm nghiệp, đã nghiên cứu thành công phương pháp vi nhân giống bằng nuôi cấy mô phân sinh kết hợp với công nghệ nhân hom ở quy mô lớn cho một số loài cây lấy gỗ (bạch đàn, keo, hông, lát hoa).

 + Các nhà khoa học cũng đã hoàn thiện quy trình tái sinh cây có múi bằng phôi vô tính kết hợp với công nghệ vi ghép đỉnh sinh trưởng để nhân nhanh và tạo giống cam, quýt sạch bệnh.

- Công nghệ nuôi cấy mô tế bào động vật:

Tế bào động vật tách từ mô có thể được nuôi cấy trên các loại môi trường dinh dưỡng tổng hợp bên ngoài cơ thể, chúng sinh trưởng bằng cách tăng số lượng và kích thước tế bào. Kĩ thuật nuôi cấy tế bào động vật đã tạo cơ hội để nghiên cứu các tế bào ung thư, phân loại các khối u ác tính, mô hình thực nghiệm để khảo sát tác động của hóa chất, xác định sự tương hợp của mô trong cấy ghép và nghiên cứu các tế bào đặc biệt cùng sự tương tác của chúng,… Kĩ thuật nuôi cấy tế bào động vật có vú có thể được ứng dụng để sản xuất các hợp chất hóa sinh quan trọng dùng trong chẩn đoán như các hormone sinh trưởng của người, interferon, hoạt tố plasminogen mô, các viral vaccine và các kháng thể đơn dòng. Theo phương pháp truyền thống các hợp chất hóa sinh này được sản xuất bằng cách sử dụng các động vật sống hoặc được tách chiết từ xác người chết. Như vậy, công nghê nuôi cấy mô tế bào động vật đã có những vai trò to lớn cho ngành y sinh học.

Lý thuyết KHTN 7 Bài 32: Khái quát về sinh sản và sinh sản vô tính ở sinh vật

I. KHÁI NIỆM SINH SẢN

- Sinh sản là quá trình tạo ra những cá thể mới đảm bảo sự phát triển kế tục của loài.

- Có hai hình thức sinh sản: sinh sản vô tính và sinh sản hữu tính.

Lý thuyết Khoa học tự nhiên 7 Bài 32: Khái quát về sinh sản và sinh sản vô tính ở sinh vật - Cánh diều (ảnh 1)

Sinh sản vô tính ở cây rau má

Lý thuyết Khoa học tự nhiên 7 Bài 32: Khái quát về sinh sản và sinh sản vô tính ở sinh vật - Cánh diều (ảnh 1)

Sinh sản hữu tính ở cá

II. KHÁI NIỆM SINH SẢN VÔ TÍNH

- Sinh sản vô tính là hình thức sinh sản không có sự kết hợp yếu tố đực và cái.

- Trong sinh sản vô tính, cơ thể con mang đặc điểm di truyền từ mẹ nên giống nhau và giống mẹ.

- Các nhóm động vật sinh sản vô tính gồm: vi khuẩn, nguyên sinh vật, một số loài nấm, một số thực vật và động vật.

1. Sinh sản vô tính ở thực vật

- Các hình thức sinh sản vô tính ở thực vật: sinh sản bằng bào tử, sinh sản sinh dưỡng.

+ Sinh sản bằng bào tử: Cây con được hình thành từ bào tử của cây mẹ như ở dương xỉ, rêu tường,…

Lý thuyết Khoa học tự nhiên 7 Bài 32: Khái quát về sinh sản và sinh sản vô tính ở sinh vật - Cánh diều (ảnh 1)

Sinh sản bằng bào tử ở dương xỉ

+ Sinh sản sinh dưỡng: Cây con được hình thành từ một phần cơ quan sinh dưỡng của cây mẹ như rễ, thân, lá,..

Lý thuyết Khoa học tự nhiên 7 Bài 32: Khái quát về sinh sản và sinh sản vô tính ở sinh vật - Cánh diều (ảnh 1)

Sinh sản dinh dưỡng ở một số loài cây

2. Sinh sản vô tính ở động vật

- Các hình thức sinh sản vô tính ở động vật: nảy chồi (ở thủy tức,..), phân mảnh (ở đỉa, sao biển,…), trinh sản (ở ong, kiến,…),…

Lý thuyết Khoa học tự nhiên 7 Bài 32: Khái quát về sinh sản và sinh sản vô tính ở sinh vật - Cánh diều (ảnh 1)

Một số hình thức sinh sản vô tính ở động vật

- Phân biệt các hình thức sinh sản vô tính ở động vật:

Hình thức sinh sản

Đại diện

Sự hình thành cá thể mới

Nảy chồi

Có ở bọt biển và ruột khoang.

Cơ thể phát triển để tạo thành một chồi con. Sau đó, chồi con tách khỏi mẹ tạo thành cá thể mới.

Phân mảnh

Có ở bọt biển và giun dẹp.

Mảnh vụn vỡ của cơ thể ban đầu phát triển thành cơ thể mới.

Trinh sản

Có ở các loài chân đốt như ong, kiến, rệp; một vài loài cá, lưỡng cư, bò sát.

Giao tử cái (trứng) có thể phát triển thành một cơ thể mà không qua thụ tinh, không có sự tham gia của giao tử đực.

III. VAI TRÒ VÀ ỨNG DỤNG CỦA SINH SẢN VÔ TÍNH TRONG THỰC TIỄN

- Vai trò: Sinh sản vô tính có vai trò quan trọng trong việc duy trì các đặc điểm của sinh vật.

- Ứng dụng: Ứng dụng sinh sản vô tính trong nhân nhanh giống cây trồng, rút ngắn thời gian sinh trưởng và giữ lại được những đặc tính của giống gốc bằng phương pháp như: nuôi cây mô, giâm cành, chiết cành,…

Lý thuyết Khoa học tự nhiên 7 Bài 32: Khái quát về sinh sản và sinh sản vô tính ở sinh vật - Cánh diều (ảnh 1)

Giâm cành ở rau ngót

Lý thuyết Khoa học tự nhiên 7 Bài 32: Khái quát về sinh sản và sinh sản vô tính ở sinh vật - Cánh diều (ảnh 1)

Chiết cành ở ổi

Lý thuyết Khoa học tự nhiên 7 Bài 32: Khái quát về sinh sản và sinh sản vô tính ở sinh vật - Cánh diều (ảnh 1)

Các giai đoạn nuôi cấy mô

Phương pháp

nhân giống vô tính

Đặc điểm phân biệt

Giâm cành

- Là phương pháp cắt một đoạn cành có đủ mắt, chồi cắm xuống đất ẩm cho cành đó bén rễ, phát triển thành cây mới.

- Ví dụ: Giâm cành cây mía, hoa hồng, khoai lang, rau muống,…

Chiết cành

- Là phương pháp làm cho cành ra rễ ngay trên cây rồi mới cắt đem trồng thành cây mới.

- Ví dụ: Chiết cành cây cam, bưởi, táo,…

Nhân giống vô tính trong ống nghiệm (nuôi cấy mô)

- Là phương pháp tách một mảnh mô từ cây mẹ nuôi cấy trong môi trường dinh dưỡng nhân tạo thích hợp để tạo nên cây con hoàn chỉnh.

- Ví dụ: Nuôi cấy mô cây phong lan, sâm ngọc linh,…

Xem thêm các bài giải SGK Khoa học tự nhiên lớp 7 Cánh diều hay, chi tiết khác:

Bài 31: Sinh trưởng và phát triển ở động vật

Bài 32: Khái quát về sinh sản và sinh sản vô tính ở sinh vật

Bài 33: Sinh sản hữu tính ở sinh vật

Bài 34: Các yếu tố ảnh hưởng đến sinh sản và điều khiển sinh sản ở sinh vật

Bài 35: Sự thống nhất về cấu trúc và các hoạt động sống trong cơ thể sinh vật

Đánh giá

0

0 đánh giá