Nêu cơ sở của việc ghi âm tiếng mèo để đuổi chuột

1.9 K

Với giải Vận dụng 1 trang 135 Khoa học tự nhiên lớp 7 Cánh diều chi tiết trong Bài 28: Cảm ứng ở động vật giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập Khoa học tự nhiên 7. Mời các bạn đón xem:

Giải bài tập KHTN lớp 7 Bài 28: Cảm ứng ở động vật

Vận dụng 1 trang 135 KHTN lớp 7: Nêu cơ sở của việc ghi âm tiếng mèo để đuổi chuột.

Trả lời:

Cơ sở của việc ghi âm tiếng mèo để đuổi chuột: Chuột có tập tính lẩn trổn khi nhìn thấy hoặc nghe thấy tiếng mèo kêu → Dùng âm thanh tiếng mèo kêu sẽ khiến chuột sợ hãi, không dám lại gần.

LÝ THUYẾT KHÁI NIỆM VÀ VAI TRÒ CỦA TẬP TÍNH Ở ĐỘNG VẬT

- Khái niệm: Tập tính là một chuỗi các phản ứng của động vật trả lời các kích thích của môi trường. Tập tính ở động vật rất đa dạng và phức tạp.

- Ví dụ: Tập tính làm tổ của chim, tập tính đào hang của chuột, tập tính chăng tơ ở nhện, tập tính sống thành đàn ở loài kiến,…

- Vai trò:

+ Có vai trò quan trọng vì liên quan mật thiết đến sự tồn tại và phát triển nòi giống.

+ Đảm bảo cho động vật thích nghi với môi trường.

- Phân loại: Tập tính ở động vật được chia thành 2 nhóm là tập tính bẩm sinh và tập tính học được.

+ Tập tính bẩm sinh: là tập tính sinh ra đã có, được di truyền từ bố mẹ, đặc trưng cho loài. Ví dụ: nhện chăng tơ, chim làm tổ,…

Lý thuyết Khoa học tự nhiên 7 Bài 28: Cảm ứng ở động vật - Cánh diều (ảnh 1) Lý thuyết Khoa học tự nhiên 7 Bài 28: Cảm ứng ở động vật - Cánh diều (ảnh 1)

+ Tập tính học được: là tập tính được hình thành trong đời sống cá thể, thông qua học tập, rút kinh nghiệm. Ví dụ: khỉ dùng đá đập quả cứng để ăn, người đi đường dừng lại khi đèn đỏ.

Lý thuyết Khoa học tự nhiên 7 Bài 28: Cảm ứng ở động vật - Cánh diều (ảnh 1)Lý thuyết Khoa học tự nhiên 7 Bài 28: Cảm ứng ở động vật - Cánh diều (ảnh 1)

Xem thêm lời giải bài tập Khoa học tự nhiên lớp 7 Cánh diều hay, chi tiết khác:

Mở đầu trang 133 Bài 28 KHTN lớp 7: Quan sát hình 28.1, mô tả hoạt động của mèo và chuột. Hoạt động đó của mèo và chuột có gọi là cảm ứng không? Vì sao?...

Câu hỏi 1 trang 133 KHTN lớp 7: Cho ví dụ tập tính ở một số động vật mà em biết....

Câu hỏi 2 trang 133 KHTN lớp 7: Nêu vai trò của tập tính đối với động vật....

Câu hỏi 3 trang 134 KHTN lớp 7: Quan sát hình 28.2:...

Luyện tập 1 trang 134 KHTN lớp 7: Cho biết những tập tính có trong bảng 28.1 là tập tính bẩm sinh hay tập tính học được. Nêu ý nghĩa của các tập tính đó đối với động vật....

Thực hành 1 trang 135 KHTN lớp 7: Tìm hiểu một số tập tính của động vật....

Luyện tập 2 trang 135 KHTN lớp 7: Kể thêm một số ứng dụng hiểu biết về tập tính của động vật vào thực tiễn....

Vận dụng 2 trang 135 KHTN lớp 7: Vì sao người ta có thể dùng biện pháp bẫy điện ban đêm diệt côn trùng có hại?...

Vận dụng 3 trang 135 KHTN lớp 7: Vì sao người dân miền biển thường câu mực vào ban đêm?...

Vận dụng 4 trang 135 KHTN lớp 7: Người ta dạy chó nghiệp vụ dựa trên cơ sở khoa học nào?...

Tìm hiểu thêm trang 135 KHTN lớp 7: Tìm hiểu những tập tính của động vật được ứng dụng vào dự báo thời tiết?...

Thực hành 2 trang 135 KHTN lớp 7: Xây dựng thói quen học tập khoa học cho bản thân....

Xem thêm các bài giải SGK Khoa học tự nhiên lớp 7 Cánh diều hay, chi tiết khác:

Bài 27: Khái quát về cảm ứng và cảm ứng ở thực vật

Bài 28: Cảm ứng ở động vật

Bài 29: Khái quát về sinh trưởng và phát triển ở sinh vật

Bài 30: Sinh trưởng và phát triển ở thực vật

Bài 31: Sinh trưởng và phát triển ở động vật

Đánh giá

0

0 đánh giá