Giải SGK Khoa học tự nhiên 7 Bài 28 (Cánh diều): Cảm ứng ở động vật

5 K

Lời giải bài tập Khoa học tự nhiên lớp 7 Bài 28: Cảm ứng ở động vật sách Cánh diều hay, ngắn gọn sẽ giúp học sinh dễ dàng trả lời câu hỏi KHTN 7 Bài 26 từ đó học tốt môn Khoa học tự nhiên 7.

Giải bài tập KHTN lớp 7 Bài 28: Cảm ứng ở động vật

Mở đầu trang 133 Bài 28 KHTN lớp 7: Quan sát hình 28.1, mô tả hoạt động của mèo và chuột. Hoạt động đó của mèo và chuột có gọi là cảm ứng không? Vì sao?Quan sát hình 28.1, mô tả hoạt động của mèo và chuột

Trả lời:

- Hoạt động của mèo và chuột:

+ Hoạt động của mèo là đuổi theo chuột, rình và vồ chuột.

+ Hoạt động của chuột là chạy trốn mèo.

- Hoạt động của mèo và chuột cũng được coi là một chuỗi cảm ứng vì đây đều là những phản ứng của mèo hoặc chuột trước kích thích của môi trường (đối với mèo thì kích thích đó chính là con mồi – chuột, còn đối với chuột thì kích thích đó chính là vật ăn thịt – mèo).

I. Khái niệm và vai trò của tập tính ở động vật

Câu hỏi 1 trang 133 KHTN lớp 7: Cho ví dụ tập tính ở một số động vật mà em biết.

Trả lời:

Ví dụ tập tính ở một số động vật: Tập tính làm tổ của chim, tập tính đào hang của chuột, tập tính chăng tơ ở nhện, tập tính sống thành đàn ở loài kiến, tập tính tính di cư của chim, tập tính tập thể dục buổi sáng ở người,…

Câu hỏi 2 trang 133 KHTN lớp 7: Nêu vai trò của tập tính đối với động vật.

Trả lời:

Vai trò của tập tính:

- Giúp đảm bảo sự tồn tại và phát triển nòi giống như tập tính sinh sản, tập tính trốn tránh kẻ thù,…

- Giúp đảm bảo cho động vật thích nghi với môi trường như tập tính di cư, tập tính sốn bầy đàn,…

Câu hỏi 3 trang 134 KHTN lớp 7: Quan sát hình 28.2:

a) Nêu ý nghĩa của mỗi tập tính đối với động vật, con người ở các hình a, b, c, d.

b) Cho biết tập tính nào là bẩm sinh, tập tính nào là học được.

 Quan sát hình 28.2: Nêu ý nghĩa của mỗi tập tính đối với động vật, con người

Trả lời:

a) Ý nghĩa của các tập tính:

- Hình (a) Nhện giăng tơ là để bắt mồi và tránh kẻ thù.

- Hình (b) Khỉ dùng đá đập hạt cứng để ăn là để tìm kiếm thức ăn.

- Hình (c) Chim làm tổ để tạo nơi ở và nơi sinh sản.

- Hình (d) Người đi đường dừng lại khi đèn đỏ để đảm bảo an toàn giao thông (nhường đường cho những phương tiện được phép đi).

b) Phân loại các tập tính:

- Các tập tính bẩm sinh là: a, c.

- Các tập tính học được là: b, d

Luyện tập 1 trang 134 KHTN lớp 7: Cho biết những tập tính có trong bảng 28.1 là tập tính bẩm sinh hay tập tính học được. Nêu ý nghĩa của các tập tính đó đối với động vật.

 Cho biết những tập tính có trong bảng 28.1 là tập tính bẩm sinh hay tập tính học được

Trả lời:

Tiêu chí 

so sánh

Tập tính bẩm sinh

Tập tính học được

 

Chim, cá di cư

x

 

Thay đổi nơi sống theo mùa, tránh được các điều kiện bất lợi của môi trường sống, tìm đến nơi có điều kiện sống tốt hơn.

Ong, kiến sống thành đàn

x

 

Đem lại lợi ích trong việc tìm mồi, tìm nơi ở và chống lại kẻ thù hiệu quả hơn.

Chó tiết nước bọt khi ngửi thức ăn

x

 

Việc tiết nước bọt của chó khi ngửi thấy thức ăn giúp cho có thể chuẩn bị cho việc tiêu hóa thức ăn (hiệu quả tiêu hóa thức ăn tốt hơn).

Mèo rình bắt chuột

x

x

Giúp mèo săn bắt được con mồi.

Chim ấp trứng

x

 

Giúp tạo điều kiện nhiệt độ thuận lợi cho phôi bên trong trứng phát triển thành con non.

Thực hành 1 trang 135 KHTN lớp 7: Tìm hiểu một số tập tính của động vật.

- Quan sát tập tính của một số loài động vật có ở địa phương em hoặc xem video về tập tính của động vật.

- Ghi chép thông tin hoặc hình ảnh về tập tính của động vật quan sát được theo mẫu bảng 28.2.

 Tìm hiểu một số tập tính của động vật

- Trình bày kết quả quan sát được

Trả lời:

- HS tự quan sát và điền vào bảng:

Tên động vật

Tên tập tính

Cách thể hiện tập tính

Con hổ

Săn mồi

Ẩn nấp rình mồi, rượt đuổi, vồ mồi.

Chó sói

Bảo vệ lãnh thổ

Dùng nước tiểu đánh dấu lãnh thổ.

Gà trống

Sinh sản

Dùng màu lông, tiếng gáy để khoe mẽ trước con cái.

Cá hồi

Di cư

Cá bơi vượt các đại dương để sinh sản.

Vận dụng 1 trang 135 KHTN lớp 7: Nêu cơ sở của việc ghi âm tiếng mèo để đuổi chuột.

Trả lời:

Cơ sở của việc ghi âm tiếng mèo để đuổi chuột: Chuột có tập tính lẩn trổn khi nhìn thấy hoặc nghe thấy tiếng mèo kêu → Dùng âm thanh tiếng mèo kêu sẽ khiến chuột sợ hãi, không dám lại gần.

Luyện tập 2 trang 135 KHTN lớp 7: Kể thêm một số ứng dụng hiểu biết về tập tính của động vật vào thực tiễn.

Trả lời:

Một số ứng dụng hiểu biết về tập tính của động vật vào thực tiễn:

- Dạy chó đi săn, bắt kẻ gian, phát hiện ma túy.

- Làm bù nhìn ở ruộng nương để đuổi chim phá hoại mùa màng.

- Dùng bẫy đèn ban đêm diệt côn trùng có hại.

- Gõ mõ để trâu bò về chuồng đúng giờ.

- Vỗ tay gọi cá đến.

- Huấn luyện động vật phục vụ trong chăn nuôi (huấn luyện chó chăn cừu).

- Dùng đèn để thu hút một số loài hải sản.

- Xây dựng một số thói quen tốt ở người: ngủ sớm và thức dậy đúng giờ, đọc sách, tập thể dục buổi sáng, chấp hành luật an toàn giao thông,…

II. Ứng dụng hiểu biết về tập tính vào thực tiễn

Vận dụng 2 trang 135 KHTN lớp 7: Vì sao người ta có thể dùng biện pháp bẫy điện ban đêm diệt côn trùng có hại?

Trả lời:

Người ta có thể dùng biện pháp bẫy đèn ban đêm diệt côn trùng có hại vì côn trùng có tính hướng sáng, người ta dùng bẫy đèn để thu hút côn trùng.

Vận dụng 3 trang 135 KHTN lớp 7: Vì sao người dân miền biển thường câu mực vào ban đêm?

Trả lời:

Người dân miền biển thường câu mực vào ban đêm vì:

- Tập tính kiếm ăn của mực là vào ban đêm → Đi câu mực vào ban đêm sẽ có tần xuất bắt gặp mực cao hơn.

- Ngoài ra, vào ban đêm, mực bị thu hút bởi nguồn ánh sáng do ngư dân tạo ra. Chiếu ánh sáng xuống mặt nước, ánh đèn câu sẽ thu hút động vật phù du, con mồi nhỏ, các loài cá nhỏ, theo đó, mực cũng sẽ bị thu hút đến tìm thức ăn → Bắt được nhiều mực hơn.

Vận dụng 4 trang 135 KHTN lớp 7: Người ta dạy chó nghiệp vụ dựa trên cơ sở khoa học nào?

Trả lời:

Người ta dạy chó nghiệp vụ dựa trên cơ sở khoa học chính là sự hình thành và thay đổi tập tính ở động vật (tập tính có thể thay đổi và có thể được hình thành mới). Trên cơ sở đó, người huấn luyện cho sẽ điều chỉnh và hợp lí quá trình huấn luyện nhằm tạo ra các thói quen có kỉ luật chung và các thói quen đặc biệt ở chó.

Tìm hiểu thêm trang 135 KHTN lớp 7: Tìm hiểu những tập tính của động vật được ứng dụng vào dự báo thời tiết?

Trả lời:

Những tập tính của động vật được ứng dụng vào dự báo thời tiết:

- Động vật lưỡng cư (ếch, nhái) phát ra tiếng kêu ộp ộp lâu hơn và to hơn so với bình thường khi thời tiết xấu xuất hiện. Khi âm lượng của chúng tăng lên, báo hiệu một cơn giông bão có thể đang ập tới.

 - Tùy thuộc vào mức độ cao hay thấp của chuồn chuồn đang bay, con người có thể đánh giá thời tiết tốt hay xấu trong tương lai gần. Nếu chuồn chuồn bay cao, thời tiết sẽ quang đãng, ngược lại khi chúng bay gần mặt đất thì thời tiết sẽ xấu đi.

Thực hành 2 trang 135 KHTN lớp 7: Xây dựng thói quen học tập khoa học cho bản thân.

Trả lời:

Thói quen học tập khoa học cho bản thân:

- Đọc sách vào buổi sáng.

- Ngồi vào bàn học lúc 19h30 và kết thúc lúc 22h30.

- Làm bài tập thường xuyên.

 - Nghỉ ngơi 15 phút giữa các môn học,…

Lý thuyết KHTN 7 Bài 28: Cảm ứng ở động vật

I. KHÁI NIỆM VÀ VAI TRÒ CỦA TẬP TÍNH Ở ĐỘNG VẬT

- Khái niệm: Tập tính là một chuỗi các phản ứng của động vật trả lời các kích thích của môi trường. Tập tính ở động vật rất đa dạng và phức tạp.

- Ví dụ: Tập tính làm tổ của chim, tập tính đào hang của chuột, tập tính chăng tơ ở nhện, tập tính sống thành đàn ở loài kiến,…

- Vai trò:

+ Có vai trò quan trọng vì liên quan mật thiết đến sự tồn tại và phát triển nòi giống.

+ Đảm bảo cho động vật thích nghi với môi trường.

- Phân loại: Tập tính ở động vật được chia thành 2 nhóm là tập tính bẩm sinh và tập tính học được.

+ Tập tính bẩm sinh: là tập tính sinh ra đã có, được di truyền từ bố mẹ, đặc trưng cho loài. Ví dụ: nhện chăng tơ, chim làm tổ,…

Lý thuyết Khoa học tự nhiên 7 Bài 28: Cảm ứng ở động vật - Cánh diều (ảnh 1) Lý thuyết Khoa học tự nhiên 7 Bài 28: Cảm ứng ở động vật - Cánh diều (ảnh 1)

+ Tập tính học được: là tập tính được hình thành trong đời sống cá thể, thông qua học tập, rút kinh nghiệm. Ví dụ: khỉ dùng đá đập quả cứng để ăn, người đi đường dừng lại khi đèn đỏ.

Lý thuyết Khoa học tự nhiên 7 Bài 28: Cảm ứng ở động vật - Cánh diều (ảnh 1)Lý thuyết Khoa học tự nhiên 7 Bài 28: Cảm ứng ở động vật - Cánh diều (ảnh 1)

II. ỨNG DỤNG HIỂU BIẾT VỀ TẬP TÍNH VÀO THỰC TIỄN

- Tập tính có thể thay đổi và được hình thành mới → Ứng dụng hiểu biết về tập tính trong sản xuất nông nghiệp, truy tìm tội phạm, xây dựng thói quen tốt trong sinh hoạt, làm việc, học tập,…

- Một số ứng dụng hiểu biết về tập tính của động vật vào thực tiễn:

+ Dạy chó đi săn, bắt kẻ gian, phát hiện ma túy.

+ Làm bù nhìn ở ruộng nương để đuổi chim phá hoại mùa màng.

+ Dùng bẫy đèn ban đêm diệt côn trùng có hại.

+ Gõ mõ để trâu bò về chuồng đúng giờ.

+ Vỗ tay gọi cá đến.

+ Huấn luyện động vật phục vụ trong chăn nuôi (huấn luyện chó chăn cừu).

+ Dùng đèn để thu hút một số loài hải sản nhằm thu được sản lượng đánh bắt mới.

+ Xây dựng một số thói quen tốt ở người: ngủ sớm và thức dậy đúng giờ, đọc sách, tập thể dục buổi sáng, chấp hành luật an toàn giao thông,…

Lý thuyết Khoa học tự nhiên 7 Bài 28: Cảm ứng ở động vật - Cánh diều (ảnh 1)

Ứng dụng về tập tính của động vật

Xem thêm các bài giải SGK Khoa học tự nhiên lớp 7 Cánh diều hay, chi tiết khác:

Bài 27: Khái quát về cảm ứng và cảm ứng ở thực vật

Bài 28: Cảm ứng ở động vật

Bài 29: Khái quát về sinh trưởng và phát triển ở sinh vật

Bài 30: Sinh trưởng và phát triển ở thực vật

Bài 31: Sinh trưởng và phát triển ở động vật

Đánh giá

0

0 đánh giá