Tìm hiểu một số tập tính của động vật. Quan sát tập tính của một số loài động vật có ở địa phương em

13.2 K

Với giải Thực hành 1 trang 135 Khoa học tự nhiên lớp 7 Cánh diều chi tiết trong Bài 28: Cảm ứng ở động vật giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập Khoa học tự nhiên 7. Mời các bạn đón xem:

Giải bài tập KHTN lớp 7 Bài 28: Cảm ứng ở động vật

Thực hành 1 trang 135 KHTN lớp 7: Tìm hiểu một số tập tính của động vật.

- Quan sát tập tính của một số loài động vật có ở địa phương em hoặc xem video về tập tính của động vật.

- Ghi chép thông tin hoặc hình ảnh về tập tính của động vật quan sát được theo mẫu bảng 28.2.

 Tìm hiểu một số tập tính của động vật

- Trình bày kết quả quan sát được

Trả lời:

- HS tự quan sát và điền vào bảng:

Tên động vật

Tên tập tính

Cách thể hiện tập tính

Con hổ

Săn mồi

Ẩn nấp rình mồi, rượt đuổi, vồ mồi.

Chó sói

Bảo vệ lãnh thổ

Dùng nước tiểu đánh dấu lãnh thổ.

Gà trống

Sinh sản

Dùng màu lông, tiếng gáy để khoe mẽ trước con cái.

Cá hồi

Di cư

Cá bơi vượt các đại dương để sinh sản.

LÝ THUYẾT KHÁI NIỆM VÀ VAI TRÒ CỦA TẬP TÍNH Ở ĐỘNG VẬT

- Khái niệm: Tập tính là một chuỗi các phản ứng của động vật trả lời các kích thích của môi trường. Tập tính ở động vật rất đa dạng và phức tạp.

- Ví dụ: Tập tính làm tổ của chim, tập tính đào hang của chuột, tập tính chăng tơ ở nhện, tập tính sống thành đàn ở loài kiến,…

- Vai trò:

+ Có vai trò quan trọng vì liên quan mật thiết đến sự tồn tại và phát triển nòi giống.

+ Đảm bảo cho động vật thích nghi với môi trường.

- Phân loại: Tập tính ở động vật được chia thành 2 nhóm là tập tính bẩm sinh và tập tính học được.

+ Tập tính bẩm sinh: là tập tính sinh ra đã có, được di truyền từ bố mẹ, đặc trưng cho loài. Ví dụ: nhện chăng tơ, chim làm tổ,…

Lý thuyết Khoa học tự nhiên 7 Bài 28: Cảm ứng ở động vật - Cánh diều (ảnh 1) Lý thuyết Khoa học tự nhiên 7 Bài 28: Cảm ứng ở động vật - Cánh diều (ảnh 1)

+ Tập tính học được: là tập tính được hình thành trong đời sống cá thể, thông qua học tập, rút kinh nghiệm. Ví dụ: khỉ dùng đá đập quả cứng để ăn, người đi đường dừng lại khi đèn đỏ.

Lý thuyết Khoa học tự nhiên 7 Bài 28: Cảm ứng ở động vật - Cánh diều (ảnh 1)Lý thuyết Khoa học tự nhiên 7 Bài 28: Cảm ứng ở động vật - Cánh diều (ảnh 1)

Xem thêm lời giải bài tập Khoa học tự nhiên lớp 7 Cánh diều hay, chi tiết khác:

Mở đầu trang 133 Bài 28 KHTN lớp 7: Quan sát hình 28.1, mô tả hoạt động của mèo và chuột. Hoạt động đó của mèo và chuột có gọi là cảm ứng không? Vì sao?...

Câu hỏi 1 trang 133 KHTN lớp 7: Cho ví dụ tập tính ở một số động vật mà em biết....

Câu hỏi 2 trang 133 KHTN lớp 7: Nêu vai trò của tập tính đối với động vật....

Câu hỏi 3 trang 134 KHTN lớp 7: Quan sát hình 28.2:...

Luyện tập 1 trang 134 KHTN lớp 7: Cho biết những tập tính có trong bảng 28.1 là tập tính bẩm sinh hay tập tính học được. Nêu ý nghĩa của các tập tính đó đối với động vật....

Vận dụng 1 trang 135 KHTN lớp 7: Nêu cơ sở của việc ghi âm tiếng mèo để đuổi chuột....

Luyện tập 2 trang 135 KHTN lớp 7: Kể thêm một số ứng dụng hiểu biết về tập tính của động vật vào thực tiễn....

Vận dụng 2 trang 135 KHTN lớp 7: Vì sao người ta có thể dùng biện pháp bẫy điện ban đêm diệt côn trùng có hại?...

Vận dụng 3 trang 135 KHTN lớp 7: Vì sao người dân miền biển thường câu mực vào ban đêm?...

Vận dụng 4 trang 135 KHTN lớp 7: Người ta dạy chó nghiệp vụ dựa trên cơ sở khoa học nào?...

Tìm hiểu thêm trang 135 KHTN lớp 7: Tìm hiểu những tập tính của động vật được ứng dụng vào dự báo thời tiết?...

Thực hành 2 trang 135 KHTN lớp 7: Xây dựng thói quen học tập khoa học cho bản thân....

Xem thêm các bài giải SGK Khoa học tự nhiên lớp 7 Cánh diều hay, chi tiết khác:

Bài 27: Khái quát về cảm ứng và cảm ứng ở thực vật

Bài 28: Cảm ứng ở động vật

Bài 29: Khái quát về sinh trưởng và phát triển ở sinh vật

Bài 30: Sinh trưởng và phát triển ở thực vật

Bài 31: Sinh trưởng và phát triển ở động vật

Đánh giá

0

0 đánh giá